Sơ đồ trang theAsianparent - Các bài viết của năm Tháng 1 2023
- วันหัวข้อ
- 2023-01-16Tim thai 121l/p . Nhưng có hiện tượng bong màng nuôi , dịch chỗ dày nhất 1.0mm . Hiện tương này có quá nguy hiểm ko ah . E đang lo quá . Rất mong nhận đc phản hồi từ các mom ah . E cảm ơn ah
- 2023-01-1633w cân nặng 1800gram có nhẹ ko các mom
- 2023-01-16Các mỏm ai giống e chỉ e đỡ hoang mang ạ
- 2023-01-16Cho con bú đuoc uốn đuôi tóc đuoc khum ạ? Tóc tai nhìn chán quá sắp tết rùi nên em cũng muốn ngựa một tí 😀 Con em mới đuoc 1 tháng
- 2023-01-16#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2023-01-16#các_mom_cho_em_xin_ý_với_ạ
- 2023-01-16#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-16#các_mom_cho_em_xin_ý_với_ạ
- 2023-01-16Các m nào đang cho bé dùng cho e xin vài đánh giá bé có tăng cân k ak
- 2023-01-16Bé nhà em 3 tháng nạng 5k7 có nhẹ cân quá ko ạ
- 2023-01-16Hiện tại lâu lâu lại ra ít dịch nâu đỏ. Cho e hỏi có nguy hiểm k ak. Tuần trc e siu âm thì thai 7tuan có tim thai đã ổn định ạ. #Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-16#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-16Có những lúc như phát dồ lên vậy (em) cháu 2 tháng tuổi bà nội đòi địu đã bảo kp thời ngày xưa nữa mà cứ nói mãi ngày xưa tn tn kia bây giờ nó khác nuôi con theo kiểu hiện đại rùi ,bố ck thì gia trưởng nào cũng muốn ngta nghe dăm dặp ng ngoài nhìn vào tưởng sướng nói ở nhà chỉ ăn vs đẻ mẹ nghĩ mà tức
- 2023-01-16mình đc 14w mà ho với sổ mũi quá các mon chỉ mình cách khỏi với ạ 🥰
- 2023-01-16#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-16Các M cho em hỏi bé nhà e được 4th mà sao bất kể giấc ngủ nào của bé cũng cứ đúng 30p là bé thức giấc, vỗ lại rất khó. Có M nào bị tình trạng như em không#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi
- 2023-01-16Mới cấn bầu
- 2023-01-16#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-16#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-16Cho mk sin thực đơn ăn dặm blw của trẻ 6 tháng ạ #Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi
- 2023-01-16Các mom cho mk xem thực đơn ăn dặm blw của bé 6 tháng để tham khảo được không ạ #Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi
- 2023-01-16Có mẹ nào tuần 22 bs siêu âm báo thai bé trai giãn nhẹ bể thận, nay 31 tuần vẫn còn giãn mức trung bình và tăng lên nhiều khi thai lớn đường kính trước sau bể thận thai là 8,6 - 10,7 mm ko ạ? Mình lo ko biết con có bị ảnh hưởng j ko
- 2023-01-16BV huyện , đi siêu âm bị chẩn đoán là nguy cơ thai lưu cao . Cho nhập viện theo dõi . Giờ e phải làm sao . E lo cho con quá
- 2023-01-16Sữa cho mẹ bầu 5 tuần
- 2023-01-16#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-16Bầu 5ư uống gi
- 2023-01-16Mom nào có bé trai nhả vía cho e xin vía bé trai bỏ bụng với ạ!
- 2023-01-16Mình chưa nhận được quà đổi điểm nữa, dụng cụ hút mũi và sữa tắm từ hồi t11.có mom nào cũng ko nhận đc ko
- 2023-01-16Mọi người cho mình xin ý kiến
- 2023-01-16Mình xét nghiệm nipt lúc 9tuần 2 ngày giờ bs bảo nghi ngờ thấp loại T13 nên giờ phải XN lại chưa có kết quả đúng đc có ai XN lần 2 lại là bình thường ko ạ, mình để lâu lắm mới dc dính thai, mọi người tư vấn giúp mình với ạ 😔😔
- 2023-01-16Bé nhà m gần 3m rồi mà bé chỉ nói được từ đơn 1. Mọi hoạt động thì bé rất hoạt bát, lanh lợi. Nhiều khi ngồi đếm được từ 1 đến 10 mà mỗi tội là k nói được câu dài. Có mon nào có cách dạy bé nói không ạ !
- 2023-01-16Các mom cho em hỏi có phải bé ti mẹ trực tiếp là sẽ k ngậm ti giả phải k ạ 😭 Bé nhà e nhất quyết k ngậm. E muốn bé ngậm để bé ngủ dễ hơn mà khó quá 😭😭
- 2023-01-16Em 40w k có cơn co , bác sĩ đặt thuốc tạo cơn co gây chuyển dạ . Đau bụng dần từ 7r tối giờ đêm 2h sáng đau dần đều luôn mà đau thúc xuống háng , đau kiểu mót ị nhưng k đi ị , cứ đánh rắm thôi thì có khi nào là đang chuyển dạ k vậy ah😭😭 đau bụng cứ vài phút đau 1lần
Mở 2 phân bao giờ mới sinh các mẹ ơii
- 2023-01-17bầu 23w mà e bị ho chảy mũi có ai có cách nào chỉ e với. Chứ bầu mệt bệnh e thấy mệt mỏi quá
- 2023-01-17#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi
- 2023-01-17Bị ho trong thai kì
- 2023-01-17Không thấy có hoạt động gì luôn.
- 2023-01-17Câu đố ngày 17.01.2023: Tên của ba vị thần đại diện cho hạnh phúc, phú quý và sức khoẻ?
Thời gian kết thúc: 23h59p, ngày 1701.2023
⚡ Quà tặng:
Thành viên may mắn và có câu trả lời đúng sẽ nhận được 200 điểm.
Tất cả các thành viên còn lại có câu trả lời đúng sẽ nhận được 50 điểm.
⚡ Lưu ý: Điểm thưởng sẽ được cộng trong vòng 72 tiếng sau khi kết quả chung cuộc lên sóng.
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
💥 Chương trình chỉ áp dụng cho thành viên Bé Yêu đã tải hoặc cập nhật phiên bản mới nhất, kể cả lượt thích và bình luận.
👉 Lưu ý: Điểm thưởng sẽ được cộng trong vòng 72 tiếng sau khi kết quả được cập nhật tại bài đăng câu đố.
Mọi thắc mắc các bạn gửi về:
Email: [email protected]
Hotline: 0961.161.712
- 2023-01-17Mình bị tđtk. Nay 33w em bé được 1930g bác sĩ chê nhỏ nhẹ cân quá trời . Có mom nào bị giống mình ko
- 2023-01-17Các m cho e hỏi tự nhiên này mắt phải bé bị đổ gèn có sao ko ạ. Lâu lâu bé nhảy mũi nữa. Bé được 3 tháng 12 ngày roi
- 2023-01-17Hôm qua nay em test thử 3 que khác loại nhau đều lên thế này, vậy em có khả năng có thai không các mom? Em vừa chậm 2 ngày thôi ạ
- 2023-01-17Em được 21w rồi nhưng hiện tượng trào ngược dạ dày, ợ nóng vẫn ko giảm. Các mom có cách nào để cải thiện ko ạ? E ăn uống ko ngon lành gì mà còn thường xuyên bị ói 🥲#tậpđầulàmmẹ #Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-17Gò là cảm giác sao vậy các m 🥹🥹
- 2023-01-17#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi
- 2023-01-17#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi
- 2023-01-17#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi
- 2023-01-17Có đến 80% phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố, suy giảm nội tiết tố sau sinh gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý cũng như sinh hoạt cuộc sống hàng ngày.
𝐕𝐢̀ 𝐬𝐚𝐨 𝐦𝐞̣ 𝐬𝐚𝐮 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐛𝐢̣ 𝐬𝐮𝐲 𝐠𝐢𝐚̉𝐦 𝐧𝐨̣̂𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐭 𝐭𝐨̂́?
Ở giai đoạn đầu khi mang thai, cơ thể người mẹ sản xuất ra lượng lớn hormones estrogen và progesterone. Đây là chìa khóa để tạo ra dopamine và serotonin, hai chất dẫn truyền thần kinh trong não. Đó là lý do tại sao khi phụ nữ biết mình mang thai sẽ cảm thấy rất vui vẻ và sảng khoái, cảm giác tuyệt vời. Thế nhưng, sau khi bé ra đời, nồng độ estrogen và progesterone sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nồng độ prolactin và oxytocin sẽ tăng nhanh trong thời kỳ hậu sản nên khiến cho cảm xúc và tâm lý phụ nữ rất thất thường, dễ bị trầm cảm.
Trong quá trình mang thai, lượng hormone estrogen tăng lên đột biến từ 500-1000 lần để bảo vệ thai nhi. Đến khi sinh xong, estrogen bị sụt giảm, nhường chỗ cho prolactin (hormone tiết sữa) tăng cao lên để người mẹ có sữa cho con bú. Cho đến khi người mẹ dừng cho con bú thì estrogen mới bắt đầu tăng trở lại.
𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐝𝐚̂́𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐮̉𝐚 𝐬𝐮𝐲 𝐠𝐢𝐚̉𝐦 𝐧𝐨̣̂𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐭 𝐭𝐨̂́ 𝐬𝐚𝐮 𝐬𝐢𝐧𝐡
Một số triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của việc suy giảm nội tiết tố sau sinh:
Khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục
Đây là tình trạng thường gặp ở đa số phụ nữ sau sinh, việc 𝐬𝐮𝐲 𝐠𝐢𝐚̉𝐦 𝐧𝐨̣̂𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐭 𝐭𝐨̂́ 𝐬𝐚𝐮 𝐬𝐢𝐧𝐡 làm cho các mô ở vùng kín trở nên khô, mỏng và rất nhạy cảm. Khiến việc quan hệ tình dục trở nên đau rát, ảnh hưởng lớn đến đời sống vợ chồng.
Mụn nội tiết sau sinh
Sau sinh estrogen giảm xuống đột ngột sau khi sinh, mẹ có thể bị mụn nội tiết, kèm theo tóc khô xơ, nang tóc bị tổn thương.
Suy giảm nội tiết tố có thể gây trầm cảm sau sinh
Sau sinh chị em phụ nữ thường bị trầm cảm lên đến 10-20%. Tình trạng này thường kéo dài đến một năm đi kèm với triệu chứng khó chịu, cáu gắt, lo âu, thay đổi khẩu vị.
Một số dấu hiệu khác
Ngoài những dấu hiệu kể trên, mẹ sau sinh còn gặp các dấu hiệu như cơ thể mệt mỏi, sụt cân, tâm trạng thay đổi thất thường, mất ngủ, rụng tóc, dị ứng, khô da, táo bón, kinh nguyệt không đều, vấn đề về sữa mẹ, tim đập nhanh.
𝐀̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐜𝐮̉𝐚 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐬𝐮𝐲 𝐠𝐢𝐚̉𝐦 𝐧𝐨̣̂𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐭 𝐭𝐨̂́ 𝐬𝐚𝐮 𝐬𝐢𝐧𝐡
Sức khỏe sinh lý: Đối mặt với tình trạng khô hạn khiến chị em tự tin về bản thân, lâu dần sẽ sinh xa lánh chồng, khiến tình cảm vợ chồng nguội lạnh.
Nhan sắc: Da sạm, nám, tàn nhang xuất hiện nhiều, tóc khô xơ và dễ gãy rụng, vóc dáng mất cân đối, ngực và mông chảy xệ. Tình trạng này khiến chị em mất đi sự tự tin, chán nản và tự ti về bản thân.
Đối với tâm lý: Thay đổi nội tiết sau khi sinh làm cho tâm tính của chị em có nhiều thay đổi. Phụ nữ sau sinh thường căng thẳng, mệt mỏi, dễ cáu gắt hơn bình thường.
𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐤𝐡𝐚̆́𝐜 𝐩𝐡𝐮̣𝐜 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐚̣𝐧𝐠 𝐬𝐮𝐲 𝐠𝐢𝐚̉𝐦 𝐧𝐨̣̂𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐭 𝐭𝐨̂́ 𝐬𝐚𝐮 𝐬𝐢𝐧𝐡
Tập thể dục
Tập thể dục giúp mẹ sau sinh giảm bớt căng thẳng, thúc đẩy nhanh quá trình cân bằng nội tiết. Trong đó, đi bộ và yoga là cách tuyệt vời lấy lại nội tiết tố cho chị em.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Bổ sung chất xơ sẽ hỗ trợ đào thải estrogen. Trong khi đó, chất béo làm tăng mức estrogen. Do đó, hãy tránh các loại dầu thực vật được cho là ảnh hưởng đến mức estrogen và ăn nhiều cá giàu axit béo omega-
Tránh xa với thức uống có cồn, cà phê, nước ngọt
Cà phê, nước ngọt, đồ uống có cồn là nguyên nhân khiến mẹ sau sinh mất cân bằng nội tiết tố, cà phê sẽ làm tăng mức estrogen trong cơ thể.
Ngủ đủ giấc
Mẹ sau sinh ngủ đủ giấc sẽ giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Bởi trong thời gian ngủ, cơ thể mới bắt đầu tiến hành sản xuất nội tiết tố, giúp đào thải chất độc ra ngoài cũng như thư giãn cơ thể.
Chia sẻ việc chăm con cùng chồng hoặc gia đình
Việc chia sẻ việc chăm con với chồng có rất nhiều mặt lợi ích bởi đó cũng là cơ hội để gia tăng sự thân mật giữa cha và con, đồng thời người mẹ cũng sẽ có thêm thời gian nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe sau khi sinh.
𝐒𝐮𝐲 𝐠𝐢𝐚̉𝐦 𝐧𝐨̣̂𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐭 𝐭𝐨̂́ 𝐬𝐚𝐮 𝐬𝐢𝐧𝐡 là vấn đề khó tránh khỏi, vì vậy mẹ cần trang bị kiến thức để có cách đối phó phù hợp. Như vậy thì sẽ giúp việc hồi phục sức khỏe tinh thần và thể chất của mẹ diễn ra nhanh chóng hơn nhé.
- 2023-01-17Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thì vào lúc nào là tốt nhất? Đó là thắc mắc của nhiều mẹ. Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm do Clostridium Tetani - trực khuẩn uốn ván - gây ra. Đáng nói, loại trực khuẩn này tồn tại ở khắp nơi trong môi trường sống (không khí, bụi bẩn, trong đất…) với khả năng sinh tồn mạnh mẽ và xâm nhập vào cơ thể con người qua các vết thương hở.
Nếu trường hợp lần đầu mang thai và chưa từng tiêm vắc xin phòng ngừa uốn ván trước đó (hoặc đã tiêm từ nhỏ) nên tiêm đủ 2 mũi.
Mũi 1: Bước vào tuần thai thứ 20 (khoảng 3 tháng giữa thai kỳ)
Mũi 2: Trước ngày dự sinh ít nhất 30 ngày, hoặc tiêm sau mũi 1 tối thiểu 30 ngày
Với các trường hợp mang thai tiếp theo, nên tiêm uốn ván cho bà bầu vào tháng thứ mấy?
Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất 6 tháng
Mũi 4: Cách mũi 3 ít nhất 1 năm
Mũi 5: Cách mũi 4 ít nhất 1 năm
Hiện nay, tại các hệ thống tiêm chủng vắc xin có 2 loại vắc xin phòng ngừa uốn ván cho bà bầu là vắc xin VAT (Việt Nam), và vắc xin Boostrix (Bỉ).
Mặc dù vắc xin uốn ván được chứng minh an toàn cho mẹ và thai nhi, nhưng một số bà bầu sau khi tiêm ngừa có thể xảy ra phản ứng phụ như sưng đau tại vị trí tiêm. Trong trường hợp này mẹ không nên quá lo lắng, tuy nhiên nếu cơ thể phản ứng quá mức hoặc có bất cứ dấu hiệu bất thường sau tiêm, mẹ bầu cần đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.
Cuối cùng, mẹ đã biết tiêm uốn ván cho bà bầu vào tháng thứ mấy, cần lưu ý rằng, để đạt hiệu quả phòng bệnh, bà bầu cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Do đó, mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai cũng như lịch tiêm ngừa đúng quy định để giúp cơ thể tạo đủ kháng thể bảo vệ trong trường hợp không may bị trực khuẩn xâm nhập.
Trên đây là một số lưu ý về việc tiêm uốn ván cho bà bầu, hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ nhé. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
- 2023-01-17#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-17Tiểu đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy các mẹ đều sẽ rất quan tâm đến việc tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện tình hình.
Các mẹ khi mang thai thì không nên chủ quan với tiểu đường thai kỳ. Vì bất cứ ai cũng có thể mắc phải cho dù trước khi mang thai hoàn toàn khỏe mạnh. Việc chăm sóc dinh dưỡng cũng có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng của mình. Vậy thì 𝐭𝐢𝐞̂̉𝐮 đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚𝐢 𝐤𝐲̀ 𝐧𝐞̂𝐧 𝐚̆𝐧 𝐠𝐢̀ và nên kiêng gì?
𝐃𝐚̂́𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐢𝐞̂̉𝐮 đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚𝐢 𝐤𝐲̀
Tiểu đường thai kỳ là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp đối với chị em phụ nữ. Tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra bất ngờ và bà bầu cần phải theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe của mình, nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ nhé. Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến:
• Bà bầu thường xuyên đi vệ sinh. Nguyên nhân là do lượng glusose không được chuyển hóa hết và tồn đọng trong máu, thận sẽ ‘tìm cách’ bằng việc xả vào nước tiểu. Do đó bà bầu sẽ đi vệ sinh nhiều hơn.
• Hay bị khô miệng và khát nước.
• Thường xuyên cảm thấy đói, thèm ăn và ăn uống không kiểm soát.
• Mệt mỏi, thiếu năng lượng
• Mờ mắt
• Bị nhiễm nấm âm đạo
• Khó lành các vết thương, vết trầy xước
Nếu như có một trong số các dấu hiệu kể trên thì mẹ nên thông báo cho bác sĩ của mình để kiểm tra. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên thực hiện khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe nếu có.
𝐓𝐢𝐞̂̉𝐮 đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚𝐢 𝐤𝐲̀ 𝐧𝐞̂𝐧 𝐚̆𝐧 𝐠𝐢̀?
Nếu như được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ thì mẹ nên kiểm soát chế độ ăn uống của mình sao cho khoa học và lành mạnh hơn. Mẹ cần giảm lượng đường đưa vào cơ thể, chỉ cung cấp đủ năng lượng cần thiết mà thôi.
1️⃣ Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Chế độ ăn lành mạnh bao gồm việc cân bằng lượng carbohydrate phù hợp để cung cấp cho bạn năng lượng và lượng glucose cần thiết nhưng không quá nhiều khiến lượng đường trong máu của bạn mất cân bằng. Điều này có thể yêu cầu bạn phải đếm lượng carbs của mình mỗi ngày và lập kế hoạch cho các bữa ăn của bạn hàng ngày, đảm bảo rằng bạn có vừa đủ lượng tinh bột, trái cây, rau, protein, sữa và chất béo.
2️⃣ Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Thực phẩm tốt cho bà bầu
Mẹ có thể tham khảo một số thực phẩm dưới đây:
• Thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, sữa chua không đường, sữa không béo và không đường…
• Gạo lứt, các loại đậu, rau xanh, cà chua, dầu ô liu…
• Trái cây ít có vị ngọt như cam, bưởi, táo, bơ, kiwi, chuối…
𝐓𝐢𝐞̂̉𝐮 đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚𝐢 𝐤𝐲̀ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐧𝐞̂𝐧 𝐚̆𝐧 𝐠𝐢̀?
Bên cạnh việc lựa chọn các thực phẩm lành mạnh thì mẹ bầu cũng cần tránh các thực phẩm không ‘thân thiện’ với người bị tiểu đường thai kỳ nhé.
• Hạn chế ăn các thực phẩm gây tăng đường huyết như bánh kẹo, trái cây ngọt (na, mít, sầu riêng, nhãn…), kem, chè…
• Hạn chế ăn thực phẩm nhiều tinh bột
• Tránh các thực phẩm chế biến sẵn vì chúng chứa nhiều muối như thịt khô, mì gói, xúc xích, đồ đóng hộp…
• Thực phẩm mặn, nhiều gia vị. Chú ý lượng natri tiêu thụ vào cơ thể là
- 2023-01-17Rốn trẻ sơ sinh bị hôi khiến nhiều mẹ lo lắng, không biết là rốn có bị nhiễm trùng hay bị vấn đề gì không. Tình trạng này có thường gặp không và mẹ cần phải làm sao để chăm sóc em bé?
Vì sao rốn trẻ sơ sinh bị hôi?
Nhiệm vụ chính của dây rốn là vận chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang nuôi thai nhi trong suốt 9 tháng 10 ngày. Sau khi trẻ chào đời, dây rốn đã hoàn thành nghĩa vụ của mình vì vậy sẽ bị cắt và phần cuống rốn được kẹp chặt lại.
Nếu dụng cụ cắt rốn không vô khuẩn, hay trong thời gian chờ rụng, rốn và khu vực quanh rốn không được vệ sinh sạch sẽ, đây được xem là “cửa ngõ” thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng, là nguyên nhân khiến rốn trẻ có mùi hôi, chảy dịch.
Rốn trẻ sơ sinh bị hôi có sao không?
Trường hợp chưa rụng rốn hoặc đã rụng rốn, nhưng rốn trẻ sơ sinh bị hôi có sao không? Đây là thắc mắc của hầu hết các bố mẹ có con nhỏ, nhất là những người sinh con lần đầu.
Chia sẻ điều này, các chuyên gia sức khỏe cho biết, trường hợp nếu rốn trẻ hơi ướt và có tiết dịch màu nâu đỏ, không có mùi hôi, không gây sốt hay biếng ăn… bố mẹ không nên quá lo lắng, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, đúng cách, mở thoáng rốn để cuống rốn nhanh khô. Dù vậy, cũng nên theo dõi sát sao các bất thường để xử trí kịp thời, nếu có.
Nếu rốn trẻ chảy dịch, không có dấu hiệu khô kèm mùi hôi kéo dài, chậm rụng… bố mẹ không nên chủ quan cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để có hướng xử trí và điều trị kịp thời. Bởi đây có thể là triệu chứng nhiễm trùng cuống rốn, viêm rốn, hoại tử rốn... Tuy nhiên, cũng không loại trừ trẻ bị mắc bệnh lý nguy hiểm về rốn như chồi hạch rốn (granuloma).
Cách chăm sóc rốn trẻ khỏe mạnh, nhanh khô
Để tránh thắc mắc rốn trẻ sơ sinh bị hôi có sao không, bố mẹ cần chăm sóc rốn trẻ cẩn thận nhằm hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn rốn. Theo đó, các bước vệ sinh rốn trẻ hàng ngày như sau:
Khi tắm cho trẻ, nếu rốn chưa rụng, tránh để thấm nước ướt rốn, nên tắm cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội khoảng 38 - 40 độ.
Lau khô, vệ sinh rốn trẻ hàng ngày bằng cồn 70 độ hoặc oxy già sau khi tắm xong (nếu trẻ bị nhiễm trùng, chảy dịch nhẹ có thể vệ sinh 2 - 3 lần ngày)
Tránh mang băng rốn ngay cho trẻ sau khi vệ sinh, nên để rốn thật thoáng và khô ráo khi băng rốn, mặc quần áo
Không kéo giật cuống rốn trẻ lên để kiểm tra tình trạng rốn, nên thực hiện mọi thứ thật nhẹ nhàng, chậm rãi. Lưu ý, người lớn cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào rốn trẻ.
Trong trường hợp rốn trẻ có bất thường như chảy dịch, có mùi hôi kéo dài… ngoài tìm hiểu rốn trẻ sơ sinh bị hôi có sao không cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán nguyên nhân và xử trí kịp thời để tránh các nguy cơ xấu xảy ra khiến việc điều trị khó khăn hơn.
- 2023-01-17Trẻ sơ sinh bị đờm là tình trạng thường gặp, nhưng không dễ để xử lý dứt điểm. Đôi khi nhìn con khó chịu thì các mẹ cũng cảm thấy khó chịu theo.
Vì sao trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng?
Trẻ từ khi lọt lòng mẹ đến 28 ngày tuổi, giai đoạn này được gọi là sơ sinh. Thực tế, trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng là tình trạng bình thường, theo thống kê có đến 80% trẻ bị khò khè sau sinh do không loại bỏ được chất nhầy trong cổ họng. Nguyên nhân do trẻ còn quá nhỏ, lực ho không đủ mạnh để tống đờm ra ngoài. Thường, trẻ sinh thường sẽ ít bị khò khè hơn sinh mổ.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng còn do các nguyên nhân khách quan như dị ứng thời tiết, trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp, mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh hay các bệnh truyền nhiễm khác… khiến hầu họng phù nề và xuất tiết đờm nhớt.
Cách xử trí trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng
Tình trạng thở khò khè, khó thở… của trẻ sẽ được cải thiện nếu đờm nhớt trong cổ họng được tống ra ngoài. Trường hợp đờm nhớt trong cổ họng ứ đọng không chỉ khiến trẻ thở khó, thở khò khè, hay nôn trớ khi ăn sữa mà có thể gây nhiễm khuẩn…
Các bác sĩ nhi khoa cho biết, ở độ tuổi sơ sinh, do cổ họng và đường thở của trẻ khá hẹp, hơn nữa, lực ho đẩy chất nhầy ra khỏi cơ thể chưa đủ mạnh vì vậy trẻ có thể ho nhiều để đánh bật chúng ra ngoài.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể giúp trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng cảm thấy dễ chịu bằng cách vỗ long/ thông đờm cho trẻ tại nhà để giúp lưu thông máu tốt hơn, đồng thời nhanh chóng “đánh bay” đờm nhớt. Các bước thực hiện như sau:
Đặt trẻ nằm nghiêng (có thể bế trên tay hoặc cho trẻ nằm trên mặt phẳng cứng, không nằm trên nệm)
Mẹ chụm tay (lưu ý, nên chụm tay sao cho tạo được nhiều khoảng trống trong lòng bàn tay nhất có thể) vỗ lưng bé từ phổi lên phía cổ, cần thực hiện nhẹ nhàng, chậm rãi nhưng phải liên tục để thông đờm.
Sau khoảng 3 phút vỗ nhẹ lưng thông đờm, mẹ bế trẻ lên ở tư thế an toàn và nhẹ nhàng day ngón tay nơi cổ để kích thích cơn ho, khiến trẻ ho bật đờm ra ngoài.
Lưu ý, mẹ không nên thực hiện vỗ long đờm cho trẻ sau khi ăn sữa no vì có thể khiến trẻ nôn trớ. Đồng thời, không nên cho trẻ sơ sinh uống nước để làm loãng đờm, hay uống bất cứ bài thuốc dân gian nào khác.
Nếu trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng vẫn không cải thiện, trẻ ho nhiều và kèm theo các vấn đề sức khỏe bất thường khác cần đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.
- 2023-01-17Trẻ sơ sinh lười bú thường khiến các mẹ rất lo lắng, không biết con bị vấn đề sức khỏe gì không, con có bị bệnh không hay đang cảm thấy khó chịu trong người?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh lười bú?
Dưới đây là các nguyên chính được cho là gây nên tình trạng lười bú ở trẻ bố mẹ có thể tham khảo để từ đó biết cách làm sao để trẻ sơ sinh hết lười bú:
Nguyên nhân từ trẻ:
Trẻ bị bệnh: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều trẻ sơ sinh lười bú. Do mới sinh, hệ miễn dịch còn yếu ớt vì vậy trẻ sơ sinh rất dễ bị bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp như ho, nghẹt mũi…
Trẻ bị tưa lưỡi, đẹn lưỡi: Không được vệ sinh miệng sạch sẽ sau khi bú xong nên trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công khoang miệng gây tưa/ đẹn lưỡi. Điều này khiến trẻ không cảm nhận được cảm giác ngon miệng, vì vậy dẫn đến lười bú.
Nguyên nhân từ mẹ:
Sữa mẹ có mùi lạ: Trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm với mùi. Do đó, nếu mẹ ăn các thực phẩm có mùi vị lạ so với thông thường, đặc biệt thức ăn có nhiều vị cay, nóng trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra và “nói không” với sữa mẹ.
Đầu ti mẹ quá to hoặc quá ngắn: Khiến trẻ sơ sinh cảm thấy khó khăn, không thoải mái khi bú, dẫn đến không “mặn mà” bú mẹ.
Sữa mẹ về không đều: Tình trạng sữa lúc xuống nhanh, lúc xuống chậm cũng khiến trẻ sơ sinh “mất hứng” dẫn đến lười bú. Nguyên nhân có thể do mẹ cho trẻ bú không đúng cách hoặc không biết cách “kích” sữa về đều trước khi cho trẻ bú.
Ngoài các nguyên nhân cơ bản trên, trẻ ngủ nhiều quên bú, trẻ bị quấy rầy khi bú, trẻ không được bú mẹ thường xuyên… cũng được cho là có liên quan đến tình trạng trẻ lười bú bố mẹ cần lưu ý.
Làm sao để trẻ sơ sinh hết lười bú?
Xác định được nguyên nhân sẽ giúp mẹ điều trị triệt để được tình trạng lười bú ở trẻ. Tùy thuộc vào nguyên nhân mẹ cần có cách xử trí linh hoạt. Cụ thể:
Nếu nguyên nhân trẻ lười bú đến từ sữa mẹ hoặc tư thế cho trẻ bú sai cách, làm sao để trẻ sơ sinh hết lười bú? Mẹ cần hạn chế ăn các loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến mùi vị sữa, nên uống nhiều nước/ hoặc sữa ấm; massage ngực nhẹ nhàng trước khi cho trẻ bú để kích thích sữa về nhiều. Đồng thời, khi cho trẻ bú mẹ cần chọn tư thế giúp trẻ thoải mái. Với những mẹ có đầu ti ngắn có thể nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia.
Nếu trẻ bị bệnh hoặc tưa lưỡi mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe trẻ nhiều hơn, trong trường hợp bệnh trở nặng nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Để phòng tránh tưa lưỡi, mẹ nên thường xuyên rơ lưỡi, vệ sinh sạch sẽ răng miệng trẻ.
Trong trường hợp mẹ đã giải quyết vấn đề lười bú của trẻ dựa theo nguyên nhân nhưng tình trạng vẫn không được cải thiện, vậy làm sao để trẻ sơ sinh hết lười bú? Mẹ có thể vắt sữa ra bình cho trẻ bú, nếu trẻ lười bú kéo dài nên sắp xếp đưa trẻ đi khám bác sĩ để được hướng dẫn cách can thiệp hiệu quả.
- 2023-01-17Sinh tố tốt cho bà bầu là những loại nào? Mẹ nên lựa chọn loại nào để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể của mình cũng như thai nhi. Dưới đây là một số gợi ý cho mẹ:
Sinh tố bơ chuối ngon miệng
Nằm trong danh sách những thực phẩm bà bầu nên ăn, bơ chứa nhiều vitamin A, B, C, kali và folate, cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của bé. Hàm lượng chất béo trong bơ cũng giúp cơ thể nâng cao khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
Nguyên liệu: 1 quả bơ sáp chín mềm, chuối 1 quả, 100ml sữa tươi.
Cách làm: Tách đôi quả bơ, bỏ hạt, lấy phần thịt; chuối bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ. Cho bơ, chuối, sữa, đá vào máy xay sinh tố, xay cho đến khi thành hỗn hợp sánh lại là được.
Sinh tố chuối táo
Ăn chuối giúp mẹ bầu hạn chế những khó chịu do ốm nghén mang lại. Ngoài ra, hàm lượng kali cao trong chuối giúp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng phù nề, chuột rút khi mang thai. Theo các chuyên gia khoa học, quả táo lại chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi, phụ nữ mang thai nên ăn táo thường xuyên để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Nguyên liệu: Táo đỏ 2 trái, chuối 1 trái, 100ml sữa tươi
Cách làm: Táo gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng nhỏ. Chuối bóc vỏ, cắt nhỏ. Cho cả 2 loại này vào máy xay nhuyễn cùng sữa tươi, đá bào.(Lưu ý: Để táo không bị đen, chuẩn bị sẵn 1 tô nước vắt chanh vào, cho thêm 1 tí muối, sau khi gọt vỏ và cắt miếng nhỏ, ngâm táo vào tô nước sao cho ngập mặt)
Sinh tố dâu sữa chua
Với hương vị ngọt dịu, chua nhẹ, dây tây đã trở thành món khoái khẩu của rất nhiều mẹ bầu. Trong loại trái cây này có chứa lượng lớn carbohydrat, vitamin B, C, kẽm, folate, kali, mangan, chất xơ rất cần thiết cho việc bảo vệ sức khỏe, vẻ đẹp của mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của bé sau này
Nguyên liệu: 10 trái dâu, 1 hộp sữa chua, đường.
Cách làm: Dâu bỏ cuống, bổ đôi, sau đó cho hỗn hợp dâu, sữa chua, một chút nước lọc, đường, đá bào vào xay nhuyễn.
Sinh tố cải bó xôi
Sự kết hợp khéo léo giữa cải bó xôi, bột quế, sữa chua, thêm chút mật ong, sinh tố cải bó xôi mang lại đến cho mẹ bầu một vị vừa lạ, vừa quá đỗi quen thuộc.
Nguyên liệu: 60g cải bó xôi hoặc xà lách xoăn, 150ml sữa dừa, 60ml sữa chua, 8ml mật ong, 5g bột quế, 1 quả chuối, 200g đá viên.
Cách làm: Cải bó xôi rửa sạch, bỏ gốc, cắt khúc, sau đó cho vào máy xay nhuyễn. Chuối thái miếng, cho vào máy xay tiếp sau cải. Tiếp đó thêm mật ong, sữa chua, sữa dừa, đá vào xay nhuyễn tất cả. Cho sinh tố ra ly, dùng ngay.
Sinh tố hỗn hợp
Loại sinh tố này kết hợp nhiều loại quả, củ khác nhau vừa ngon miệng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ.
Nguyên liệu: 1 quả bưởi, 2 quả cam, 2 củ cà rốt nhỏ và cắt ra, 1 miếng gừng, 1 miếng nghệ, một ít đá.
Cách làm: Ép bưởi và cam dể lấy nước. Cho thêm nước bưởi và cam, cà rốt, gừng, nghệ, đá vào máy xay sinh tố và xay đều, sau đó đổ ra ly và thưởng thức.
Trên đây là một số gợi ý về các món sinh tố tốt cho mẹ bầu, hy vọng mẹ có thêm nhiều lựa chọn ăn uống và dinh dưỡng cho mình nhé. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
- 2023-01-17Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc nào hiệu quả và dễ dàng nhất. Bởi vì việc dỗ trẻ sơ sinh, với nhiều mẹ thì đó là công việc đau đầu và mệt mỏi. Vậy làm sao dỗ bé nín khóc được?
Khi còn nhỏ thì trẻ nhỏ sử dụng việc khóc để có thể diễn tả mong muốn của mình, giao tiếp với cha mẹ. Đôi khi việc trẻ khóc nhiều sẽ khiến cha mẹ cảm thấy xót con và lúng túng. Dưới đây là một số cách phổ biến để cha mẹ có thể dỗ trẻ nín khóc một cách hiệu quả nhé:
Kiểm tra tã của trẻ
Một chiếc tã lót bị ướt hoặc bẩn là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khi bé khóc. Dù là bạn vừa mới thay tã cho bé, nhưng tốt hơn hết là vẫn nên kiểm tra lại.
Cho trẻ bú
Hầu hết mọi đứa bé khóc là vì đói. Hãy thử cho bé bú để xoa dịu bé cưng. Nhiều bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ lo ngại cho con ăn quá nhiều vì con của họ đòi ăn suốt. Nhưng các chuyên gia cho rằng điều này hết sức bình thường vì sữa mẹ được hấp thu rất nhanh chóng.
Làm cho trẻ phân tâm
Thật bất ngờ vì đây là chiêu mà các bố mẹ thường hay sử dụng. Mỗi khi khó dỗ bé nín thì hãy thử “phùng mang trợn má”, làm mặt hề để trêu ghẹo bé làm bé quên mất lý do mình khóc lóc. Cha mẹ cũng có thể dỗ trẻ nín khóc bằng việc cho trẻ một số món đồ chơi yêu thích. Tuy nhiên cha mẹ chú ý hạn chế sử dụng điện thoại hay iPad để dụ dỗ trẻ, vì có thể tạo ra những thói quen xấu nhé.
Hát cho trẻ nghe
Một ca khúc dịu dàng được hát bằng một giọng quen thuộc sẽ thường làm dịu cơn khóc của bé. Không nhất thiết bạn phải hát thành lời, chỉ cần ngâm nga một giai điệu nhẹ nhàng trong miệng cũng đủ làm xoa dịu bé. Hãy thử tuyệt chiêu này và bạn sẽ bất ngờ đấy!
Ôm ấp và lắc lư nhẹ nhàng
Đôi khi, tất cả những gì một đứa bé cần là tình yêu. Hãy dành vài phút ôm ấp, vỗ về bé yêu. Hôn bé, ôm chặt bé và nói cho bé rằng: “Con yêu ơi, mẹ yêu con nhiều lắm". Đặt bé lên nôi hoặc võng và lắc lư nhịp nhàng. Đối với vài bé, sự chuyển động nhẹ nhàng có thể giúp xoa dịu cảm giác khó chịu.
Xoa bóp nhẹ nhàng cho trẻ
Cởi đồ bé ra và đặt bé nằm sấp, nhẹ nhàng xoa lưng theo chiều hướng xuống thắt lưng bé. Bạn có thể dùng thêm dầu mát-xa để tăng hiệu quả. Xoa bóp nhẹ nhàng có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu và buồn ngủ.
Dùng tiếng ồn trắng
Nhiều bậc cha mẹ dỗ con nín thành công nhờ vào tiếng ồn trắng. Một âm thanh êm tai từ động cơ có thể giúp làm dịu bé và dỗ bé ngủ. Ví dụ như máy hút bụi, máy sấy tóc và quạt máy. Nếu bạn tìm được một thứ âm thanh nào mà con bạn có vẻ “ưa thích” thì hãy ghi âm lại để dành sử dụng lâu dài.
- 2023-01-17Đẻ xong bao nhiêu tháng mấy mom sờ nước lạnh, làm việc nhà ạ
- 2023-01-17#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-17Bé 3 tháng 5 chiều giờ bị như này vài lần. Có phải tước lật ko các m#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi
- 2023-01-17#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-17Bị bưu chính cổ khi mang thai
- 2023-01-17t#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-17Bé nhà mình đc 1 tháng tuổi, từ hôm qua đến giờ bé hay vặn mình , trớ sữa ,ngủ trằn trọc k sâu giấc và quấy khóc nhiều mk lo quá k biết con có bị làm sao k
#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-17Các chị ơi em sinh được hơn 2 tháng rồi . Giờ bị cảm lạnh và sổ mũi thì có uống nước gừng trị cảm được k ạ #Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi
- 2023-01-17các mom ơi cho mình hỏi xíu , có cách nào để con k bị tái đi tái lại bệnh nấm miệng k ạ . ngày kình cũng rơ lưỡi cho bé 2 lần mà cứ dùng hết thuốc rơ lưỡi là lại lên . help me
- 2023-01-17M có nhu cầu mà ck m thì hết nhu cầu kiểu như lãnh đạm luôn.#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi làm gì giờ ta
- 2023-01-17#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-17Mom nào mát miệng chúc e mau sớm gặp con với ạ 39w5 ngày r chưa thấy dấu hiệu j...
- 2023-01-18#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2023-01-18Các mom cho em hỏi bé nhà em được 20 ngày tuổi 2 tuần nay ra rất nhiều ken mắt ở cả 2 bên mắt thì có cách nào để cải thiện tình trạng này hay mình nên đưa bé đi khám bác sĩ ạ? #Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-18Mong bé trai
- 2023-01-18Các mẹ cho e hỏi bầu tháng thứ mấy thì uống ngũ cốc Lạc Lạc được ạ
- 2023-01-18#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2023-01-18Đây là dấu hiệu bình thường hay bất thường ạ?
- 2023-01-18E đang mang bầu 6w ạ
- 2023-01-18các mom ơi em vừa sinh bé ngày 17 tháng1 nhưng ngực mãi chưa có sữa , ai biết cách gi giúp em với
- 2023-01-18bé nhà mình bụ nấm miệng mà lưỡi và 2 ben má kình đã rơ sạch nhưng còn vài nốt ở týt dưới họng khó rơ lắm ạ , liệu bôi thuốc ở quanh miệng nó có tự hết ở những chỗ không rơ được không ạ
- 2023-01-18#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-18Các mom ơi con e bị hăm nổi mẩn đỏ thì dùg loại kem trị hăm nào hiệu quả mà hết hăm ạ ?#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2023-01-18Cơ hội nhận "lì xì" Tết dành riêng cho hội mẹ bầu đây: bit.ly/beyeugluck
Chỉ vài bước đăng ký, mẹ có cơ hội rước ngay loạt quà siêu xịn trong dịp năm mới:
06 Máy hút sữa điện đôi Philips Avent
20 Máy tiệt trùng 3 trong 1 Philips Avent
23 Máy hâm sữa và thức ăn siêu tốc Philips Avent
100 Lon Enfamama A+ với hàm lượng DHA hỗ trợ đạt chuẩn khuyến nghị cùng hàm lượng cao Choline & Axit Folic, giúp hỗ trợ phát triển não bộ bé yêu ngay từ trong bụng mẹ và cho mẹ thai kỳ khỏe mạnh.
Chương trình chỉ diễn ra đến hết ngày 15/03/2023.
Mẹ bầu tham gia ngay để có cơ hội rinh quà, sẵn sàng đón bé Quý Mão thông minh nhé!
- 2023-01-18Các m cho e hỏi... Sinh thường con rạ mấy ngày có thể ra ngoài đường ạ...
- 2023-01-18Mình mang thai 11w nhưng hai hôm nay mình có những cơn đau bụng lúc rất đau lúc chỉ đau nhẹ còn lại không có hiện tượng gì khác của sảy thai vậy có sao không các mom
- 2023-01-18#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-18Bầu 2 tuần
- 2023-01-18#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-18Bí quyết nuôi con
- 2023-01-18Tư thế cho con bú đúng cách là cho bé bú nằm hay bú ngồi? Nhiều mẹ thường thì hay bế theo thói quen nhưng không rõ cách nào có thể tốt cho bé yêu hơn.
Cho bé bú nằm hay ngồi tư thế nào tốt hơn?
Khi nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ có thể thấy vài người bạn, người thân cho bé bú nằm, trong khi giai đoạn đầu mới sanh xong, dù vết thương khá đau bạn cũng chỉ dám ngồi cho bé bú, vì sợ con bị sặc. Trên thực tế, việc cho bé bú nằm hay ngồi không ảnh hưởng gì, và mẹ không cần phải bắt buộc mình lựa chọn một tư thế nhất định nào cả. Có thể người khác thấy thoải mái khi cho con họ bú theo một cách, nhưng có khi bạn lại thấy khó chịu khi áp dụng chính cách đó. Yếu tố quyết định tư thế cho bé bú phụ thuộc vào:
Tư thế có khiến bạn và bé thấy thoải mái hay không;
Tư thế có khiến bạn khó chịu hoặc bị đau khi duy trì trong thời gian dài hay không;
Tư thế có thuận tiện cho bạn khi đổi tư thế hay không;
Bé có được hỗ trợ để bú đúng và đủ lượng sữa cần thiết hay không.
Từ đó, mẹ hãy dựa vào biểu hiện của con, và cảm giác của mình để lựa chọn tư thế cho con bú sao cho phù hợp với mình nhé. Điều đó còn có nghĩa là, tư thế mà cả hai mẹ con đều cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất, bé bú được nhiều sữa nhất sẽ là tư thế tốt nhất cho mẹ và bé đấy.
Những lưu ý khi mẹ cho bé bú
Để việc cho bé bú được thuận lợi và diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ, mẹ nên lưu ý đến những vấn đề sau:
Mẹ hãy đặt sẵn những thứ mình có thể cần trong tầm với trước khi bắt đầu cho con bú (nước uống, một món ăn nhẹ, điện thoại, điều khiển TV, sách hay tạp chí…);
Bạn cũng nên đi vệ sinh trước, vì có khả năng bạn sẽ chỉ ở một vị trí trong một khoảng thời gian nhất định;
Mẹ hãy dùng gối, chăn hoặc miếng đệm để hỗ trợ lưng và cánh tay. Chúng sẽ giúp bạn và bé được thoải mái, dễ chịu hơn dù bé có bú lâu mẹ cũng đỡ mỏi hơn khi ẵm bé;
Bạn hãy kiểm tra xem bé đã bú đúng tư thế chưa. Miệng bé nên ngậm hết phần lớn quầng vú của bạn. Bạn có thể thấy môi của bé và nghe bé nuốt sữa đều đặn.
Trên đây là một số lưu ý về việc cho bé bú đúng cách, hy vọng có thể giúp ích cho các mẹ nhé.
- 2023-01-18Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ sớm nhất mà mẹ có thể phát hiện là gì? Tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, nhưng làm sao để phát hiện sớm để có thể điều chỉnh lối sống của mình, giúp bảo vệ thai kỳ tốt hơn.
Dưới đây là một số biểu hiện mà mẹ có thể gặp phải khi bị tiểu đường thai kỳ:
Bà bầu thường xuyên đi vệ sinh
Khi mang thai, do sư gia tăng của hormone hCG và áp lực trên bàng quang gia tăng, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy “buồn tiểu” nhiều hơn bình thường. Đây là một hiện tượng khá bình thường, xảy ra với hầu hết các phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy, các mẹ thường bỏ qua chi tiết này và không biết mình đã bị tiểu đường thai kỳ.
Theo các chuyên gia, tiểu đường thai kỳ cũng có thể gây nên tình trạng đi tiểu thường xuyên. Bởi khi luợng glucose không được chuyển hóa hết và tồn đọng trong máu, thận sẽ “phản ứng” bằng cách xả vào nước tiểu. Điều này khiến cơ thể phải sản sinh thêm lượng nước tiểu và hệ quả là bạn sẽ phải “ghé thăm” nhà vệ sinh nhiều hơn.
Hay bị khô miệng và khát nước
Giống như một chuỗi tuần hoàn, lượng đường trong máu cao đòi hỏi bạn phải đi tiểu nhiều hơn, và việc thường xuyên ghé thăm nhà vệ sinh lại khiến cơ thể mất nước, cần bổ sung thêm nước. Cứ như vậy, những mẹ bầu có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường có cảm giác khô miệng và muốn uống nước nhiều hơn bình thuờng.
Ăn uống không kiểm soát
Phải “ăn cho hai người” cùng lúc nên việc ăn nhiều là điều có thể hiểu được. Tuy nhiên, nếu thường xuyên cảm thấy đói và lúc nào cũng thèm ăn, dù rằng vừa “ních” thêm một khẩu phần ăn khổng lồ, bạn có thể cần phải xem lại.
Những người bị tiểu đường thai kỳ thường là do insulin trong cơ thể không chuyển hóa hết glucose thành năng lượng nuôi cơ thể. Không đủ năng lượng cần thiết, cơ thể liên tục gửi “tín hiệu” cho não cảm thấy đói và làm bạn cũng cảm nhận cơn đói “đeo đẳng”.
Nhiễm nấm âm đạo
Lượng đường trong cơ thể tăng cao khiến những vi khuẩn và các loại nấm men ở “cô bé” tăng cao, và nguy cơ nhiễm nấm âm đạo cũng cao hơn bình thường. Nếu có các dấu hiệu ngứa ngáy, rát buốt khi đi tiểu, dịch tiết âm đạo có mùi hôi… bầu nên nhanh chóng đi khám bác sĩ.
Bị mờ mắt
Khi lượng đường trong máu tăng đột ngột và cơ thể chưa thích nghi kịp với sự thay đổi này dẫn đến tình trạng mờ mắt trong một thời gian ngắn. Tầm nhìn của bạn sẽ trở lại bình thường khi cơ thể thích nghi.
- 2023-01-18Xin ý kiến m.mình đag lo lắng quá ạ
- 2023-01-18Sa tử cung là một bệnh lý phụ khoa lành tính nhưng có thể gây khó chịu, mất thẩm mỹ làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của chị em phụ nữ.
Sa tử cung là gì?
Sa tử cung là tình trạng tử cung bị sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài âm hộ, đây là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là các chị em đang ở trong độ tuổi từ 25 - 40. Bình thường tử cung được nâng đỡ bởi các cơ, tổ chức liên kết và dây chằng, vì một lý do nào đó, các tổ chức nâng đỡ này yếu, nhão đi gây ra tình trạng sa tử cung với các mức độ khác nhau.
Các mức độ sa tử cung:
Độ I: Tử cung sa xuống thấp nhưng vẫn nằm trong âm đạo, chưa ra ngoài âm hộ
Độ II: Tử cung sa ra khỏi âm đạo, thập thò ngoài âm hộ khi đi lại, làm việc nặng hay rặn. Tuy nhiên khối này tự co lên sau đó.
Độ III: Tử cung đã sa hẳn ra ngoài âm hộ và không thể tự co lên được nữa.
Nguyên nhân dẫn đến việc sa tử cung ở phụ nữ
Mang thai và sinh đẻ nhiều lần, hay sinh không an toàn, không đúng kỹ thuật, chấn thương sinh dục khi sinh…
Lao động nặng nhọc thường xuyên gây tăng áp lực ổ bụng, vùng chậu, nhất là lao động sớm sau sinh khi các tổ chức còn yếu, chưa phục hồi hoàn toàn.
Rối loạn dinh dưỡng ở phụ nữ lớn tuổi, mắc bệnh lý mãn tính, suy dinh dưỡng kéo dài…
Do yếu tố cơ địa: có thể gặp ở phụ nữ chưa sinh đẻ lần nào, tử cung trung gian, tử cung ngả sau…
Sa tử cung có mang thai được không?
Đối với bệnh nhân bị sa tử cung, đặc biệt là những người bệnh nặng, họ luôn cảm thấy đau, khó chịu âm đạo. Mỗi khi quan hệ tình dục, người phụ nữ cũng không cảm thấy thoải mái và hứng thú, điều này gây suy giảm ham muốn ở cả nam và nữ giới. Đó là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ bị sa tử cung khó mang thai hơn so với những người bình thường khác.
Câu trả lời là có thể được và còn phụ thuộc vào các vấn đề khác như: các bệnh lý kèm theo, sức khỏe chung, tuổi tác, tiền sử bệnh lý, tiền sử sản phụ khoa, điều kiện theo dõi thai sản… Dựa vào các yếu tố này mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho từng trường hợp cụ thể là có nên mang thai hay không?
Đối với thai phụ mắc bệnh sa tử cung, nếu không cẩn thận trong thời gian mang bầu thì rất dễ sảy thai, hoặc em bé sinh ra bị dị tật, phát triển kém… Những chị em muốn mang thai trong tình trạng sa tử cung cần phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đối mặt với các nguy cơ sẽ xảy ra.
Trường hợp nếu đang mang thai khi sa tử cung ở giai đoạn đầu, chị em cần chú ý:
Thăm khám và theo dõi thai kỳ sát để phát hiện sớm nguy cơ và can thiệp kịp thời.
Giữ vệ sinh vùng kín tránh viêm nhiễm.
Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc, tránh đi lại quá nhiều. Đồng thời cần xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, đủ nước, giàu chất xơ tránh táo bón.
Không nên quan hệ tình dục trong thai kỳ.
Tập các bài tập Kegel theo hướng dẫn của bác sĩ.
Điều trị, kiểm soát các bệnh lý mãn tính như: táo bón mãn tính, các bệnh lý gây ho kéo dài.
Tuy nhiên, chị em không nên bi quan khi phát hiện mắc bệnh sa tử cung, rất nhiều bệnh nhân vẫn có cơ hội làm mẹ nhờ phát hiện và tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Như vậy, điều trị bệnh trong những giai đoạn đầu tiên đem lại nhiều lợi ích đối với chị em phụ nữ.
- 2023-01-18Các loại rau bà bầu nên tránh để bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi là gì? Trong thai kỳ thì cũng có những loại rau tốt, cũng có những loại rau có thể gây hại cho sức khỏe của bà bầu. Vậy loại rau mà bà bầu nên tránh là loại nào?
Quả mướp đắng (khổ qua)
Hàm lượng folate dồi dào trong mướp đắng rất cần thiết cho thai kỳ, vì nó giúp thai nhi tránh các khuyết tật về thần kinh. Ngoài ra, loại quả này còn chứa vitamin C, giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, bảo vệ cơ thể bạn khỏi các chất độc hại. Hơn nữa, vitamin B, sắt, kẽm , kali, mângn, magiê tìm thấy trong mướp đắng hỗ trợ giữ gìn sức khỏe của cả mẹ và bé.
Tuy nhiên, nếu đây là món khoái khẩu của mẹ bầu, nó có thể gây ra những nguy hiểm khó lường. Vị đắng của loại quả này có thể làm dạ dày co giãn theo dạ con, dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non, đặc biệt đối với những mẹ có vấn đề về tử cung.
Rau sam
Có tính mát, vì vậy khi ăn nhiều, rau sam sẽ kích thích tử cung của mẹ bầu, làm tăng nguy cơ sảy thai.
Rau ngải
Rau ngải giúp hồi phục cơ bắp, lưu thông máu, giảm đau bụng, đôi khi còn là vị thuốc cho những phụ nữ hay bị sảy thai. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây, nếu bà bầu ăn rau ngải trong khoảng 3 tháng đầu, sẽ tăng nguy cơ ra máu bất thường, co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Nếu có ý định ăn rau ngải để an thai, bạn nên tư vấn ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Rau ngót
Mẹ bầu ăn loại rau này rất dễ gặp hiện tượng co thắt cơ tử cung, dẫn đến sảy thai, tiêu chảy. Chứa papaverin, chỉ cần uống 30g nước lá tươi, nguy cơ này là rất cao. Với những mẹ bầu sức khỏe yếu, nên hạn chế ăn canh rau bồ ngọt, đặc biệt là uống nước ép lá tươi.
Rau răm
Ăn rau răm ở tam cá nguyệt thứ nhất có thể làm mẹ bầu ra máu. Hơn nữa, rau còn chứa chất kích thích tử cung, dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên, khi ăn món trứng vịt lộn, bạn có thể du di ăn vài lá để tăng hương vị cho món ăn.
Trên đây là một số loại rau mà bà bầu nên tránh ăn trong thời gian thai kỳ, để tránh gây hại cho thai nhi nhé. Mẹ có thể chọn các loại rau khác tốt cho sức khỏe hơn.
- 2023-01-18Thực phẩm cho bé thì cần chú ý trong các khâu chế biến sao cho thân thiện với hệ tiêu hóa của em bé. Mẹ nên chú ý một số thực phẩm cần được nấu chín kỹ nhé:
Các loại nấm
Nấm có chứa rất nhiều dưỡng chất như chất xơ, vitamin, ít calo, chất béo và giàu chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, do nấm dễ bị vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập nên các mẹ cần phải nấu chín kỹ để loại bỏ độc tố ở trong nấm, đảm bảo an toàn cho con của bạn.
Cải bó xôi
Loại rau cải bó xôi hay còn gọi là rau bina, rau chân vịt, là một trong những loại rau xanh chứa nhiều dưỡng chất quý giá rất cần thiết cho quá trình phát triển thể chất của trẻ nhỏ. Nhất là trong rau cải bó xôi có nhiều hàm lượng canxi và sắt - góp phần quan trọng để tăng cường sức khỏe xương khớp, hệ tuần hoàn và đường huyết ở trẻ nhỏ.
Nhưng đây là một loại rau cần phải nấu chín kỹ, bởi chỉ có khi chín kỹ thì rau cải bó xôi mới có thể giải phóng hoàn toàn canxi, sắt và các khoáng chất khác như kali, magie giúp cơ thể của trẻ có thể hấp thu được dễ dàng hơn.
Măng tây
Măng tây chứa một lượng lớn vitamin K và canxi - rất tốt cho xương khớp trẻ nhỏ. Nhưng do măng tây cũng có chứa nhiều độc tố, nên chỉ khi được nấu ở nhiệt độ cao thì măng tây mới có thể tạo ra lượng dưỡng chất lớn nhất: giải phóng hoàn toàn vitamin K và canxi, tăng chất chống oxy hóa, gấp đôi hàm lượng phenolic acid tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Ớt chuông
Khi mẹ cho bé ăn ớt chuông sẽ rất tốt cho mắt, tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, giúp xương chắc khỏe và trị táo bón... Nhưng trong quá trình chế biến ớt chuông các mẹ nên nấu chín kỹ để loại bỏ đi những độc tố và những thành phần hóa chất tồn tại trong quá trình nuôi trồng để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Bắp cải
Trong thành phần dinh dưỡng của rau bắp cải chứa nhiều vitamin A, C, E, K....rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Đặc biệt, rau bắp cải còn chứa nhiều chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru hơn, phòng ngừa bệnh táo bón rất hiệu quả. Tuy nhiên, rau bắp cải cũng là loại rau cần phải chế biến kỹ, nếu bạn ăn tái sẽ dễ gây đau bụng, tiêu chảy ngộ độc thực phẩm.
Đậu cô ve
Đậu cô ve giàu dinh dưỡng những lại có độc tính cao, nên khi nấu mẹ nên ninh kỹ. Khi càng ninh kỹ lượng canxi, vitamin, khoáng chất trong đậu càng lớn giúp bé phát triển khỏe mạnh hơn.
Nếu mẹ nấu không chín kỹ chất hemagglutinin và saponin trong đậu sẽ kích thích mạnh hệ tiêu hóa gây ngộ độc và các triệu chứng viêm đường tiêu hóa.
Chuẩn bị và nấu chín kỹ thức ăn cho trẻ đòi hỏi mẹ phải cẩn thận hơn để giữ được các chất dinh dưỡng từ thực phẩm cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các loại thực phẩm cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi nhưng nếu không biết cách chế biến thì nguồn dinh dưỡng này sẽ bị hao hụt, thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
- 2023-01-18Cho e xin ý kiến với
- 2023-01-18Hi các mom. Con mình hiện 10 tháng 9 ngày và gần đây có hiện tượng gòng đỏ mặt khi đòi hoặc không ưng gì đó. Hiện tượng vậy có ảnh hưởng gì không các mom 😭
- 2023-01-18#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-18Bé bị nấm lưỡi là tình trạng thường gặp, mẹ cần chăm sóc đúng cách để không ảnh hưởng sức khỏe của em bé nhé. Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em là tình trạng niêm mạc ở vùng lưỡi có những tổn thương do sự tích tụ quá mức của vi nấm candida albicans. Không chỉ là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tình trạng lưỡi nhiễm nấm candida albicans còn xuất hiện ở người trưởng thành, người già, ở cả nam lẫn nữ, người khỏe mạnh và người ốm bệnh.
Biểu hiện của bệnh nấm lưỡi ở trẻ em
Các đốm nấm lưỡi thường xuất hiện thành từng cụm, đóng thành các mảng trắng lớn, dính chặt vào lưỡi.
Nếu không được chữa kịp thời và đúng cách, nấm lưỡi sẽ lan sang vùng niêm mạc họng, đôi khi xuống vùng thanh môn và thanh quản, thậm chí có thể xuống phổi, gây ảnh hưởng đến đường hô hấp hoặc xuống dạ dày, khiến trẻ bị tiêu chảy.
Bạn có thể lấy một miếng bông sạch, lau các đốm trắng để biết chắc là cặn sữa hay là bệnh nấm lưỡi ở trẻ em. Khi dùng tay, cạo mảng trắng sẽ thấy niêm mạc lưỡi của trẻ sẽ đỏ lên, dễ chảy máu, nhất là ở phần lưng lưỡi và trẻ sẽ cảm thấy đau đớn. Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em thường làm trẻ bỏ bú, lười ăn uống, và quấy khóc do khó chịu.
Chữa bệnh nấm lưỡi
Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ em. Thông thường, trẻ bị nấm lưỡi sẽ được chỉ định cụ thể như sau:
Sử dụng thuốc chống nấm: mẹ nên chọn đúng loại thuốc phù hợp với độ tuổi của trẻ và cho trẻ dùng thuốc liên tục đến khi tất cả các vết nấm lưỡi biến mất.
Cần thoa thuốc đúng cách: nếu trẻ vẫn đang ở giai đoạn sơ sinh, mẹ hãy quấn gạc ở đầu ngón tay và rơ thuốc vào lưỡi trẻ 2 lần mỗi ngày. Còn với trẻ mầm non hay tiểu học, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ 4 lần mỗi ngày. Thời gian tối thiểu phải thoa thuốc điều trị bệnh nấm lưỡi là trên 1 tuần.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nấm lưỡi
Khi mẹ đã biết chắc trẻ bị nhiễm nấm candida albicans, bên cạnh trẻ cần được thoa thuốc điều trị bệnh nấm lưỡi, việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ khá đơn giản. Dù vậy, vẫn có một số vấn đề các mẹ cần lưu ý kỹ:
Rửa tay sạch sẽ trước khi thoa thuốc, làm vệ sinh răng miệng cho trẻ;
Không hôn miệng trẻ hoặc để nước miếng của bạn/người thân dính với trẻ để tránh lây vi trùng, vi khuẩn sang trẻ;
Nếu trẻ đang bú mẹ, mẹ phải vệ sinh ngực bằng khăn ấm trước và sau khi cho trẻ bú;
Vệ sinh sạch sẽ bình bú sữa, các đồ dùng cho trẻ ăn bằng nước nóng hoặc máy rửa chén;
Rửa sạch đồ chơi của trẻ hàng ngày với nước nóng và xà bông rồi đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em cản trở khả năng cảm nhận hương vị thức ăn của trẻ, từ đó, khiến trẻ chán ăn, bỏ bú. Vì vậy, mẹ hãy luôn giữ lưỡi và khoang miệng của trẻ luôn sạch sẽ, để trẻ có thể cảm nhận trọn vẹn mùi vị các món ăn tốt nhất cũng như chăm sóc, xử lý đúng đắn khi lưỡi trẻ bị nấm.
- 2023-01-18Các mom oi,cho em hỏi có mẹ nào bầu 16 tuần mà bị ra máu lúc đi tiểu ,mẹ em nói là ra huyết hồng mà em ko nghe đau bụng hay sao cả,cũng ko ra ồ ạt,đi tiểu thì ko ra máu,mà lúc lau thì có máu màu hồng,có mẹ nao từng bị ko ạ,cho e xin lời khuyên vs ạ
- 2023-01-18Thực phẩm giàu sắt cho bé có thể giúp bé ăn ngon, khỏe mạnh và phát triển tốt. Sắt là yếu tố quan trọng cấu tạo thành máu, khi bị thiếu máu sẽ khiến trẻ nhỏ thường mệt mỏi, xanh xao, gầy gò và chậm lớn.
Dưới đây là một số thực phảm giàu sắt cho bé:
Thịt đỏ
Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu… là những loại thịt đỏ chứa rất nhiều sắt, mẹ hãy thêm vào thực đơn ăn dặm hàng ngày của con để cung cấp năng lượng và bổ sung thêm chất sắt cho bé.
Bột yến mạch
Cho bé ăn bột yến mạch là cách bổ sung máu và hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ cực hiệu quả mẹ nhé, trong 10g bột yến mạch có chứa đến 6,7 mg sắt, và rất dồi dào chất xơ. Yến mạch sẽ ngon miệng hơn khi mẹ nấu cùng chút sữa và đường nâu.
Nghêu (ngao)
Nghêu chứa nhiều vitamin, khoáng chất, protit, gluxit, lipid… giàu dinh dưỡng và tốt cho trẻ nhỏ, là nguồn bổ sung sắt phục vụ nhu cầu cơ thể tăng thể tích máu, cũng như nguồn cung cấp hemoglobin cho bé.
Củ dền
Củ dền đỏ chứa hàm lượng sắt rất cao, trong 100g chứa hơn 5mg sắt. Nó có tác dụng giúp tái tạo và sản sinh ra nhiều tế bào máu. Điều này sẽ nhanh chóng bổ sung lượng máu bị thiếu hụt trong cơ thể trẻ.
Cải bó xôi
Cứ 100g cải bó xôi có khoảng 3,75mg sắt. Ngoài ra, nó rất giàu chất xơ và nhiều vitamin cần thiết như vitamin A, C, K, folate, magie… Đây là món ăn bổ máu cho bé mà mẹ không nên bỏ qua.
Ức gà
Theo nghiên cứu tròn 100gr ức gà chứa đến 0,7 mg sắt. Mẹ có thể chế biến ức gà thành nhiều món cháo khác nhau cho bé để tăng mức hemoglobin trong hồng cầu như cháo thịt gà bí đỏ, cháo gà cà rốt hạt sen, cháo gà bông cải xanh, cháo thịt gà rau ngót…
Bí ngô
Bí ngô cũng là một trong những đồ ăn bổ sung sắt cho bé hàng đầu được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều dinh dưỡng khác như canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali, vitamin C, vitamin A, folate, riboflavin, vitamin E và vitamin K... Các vitamin và khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Khoai tây
100mg khoai tây chứa tới 3,2mg sắt. Mẹ nên thường xuyên dùng khoai tây trong thực đơn của con bằng cách hầm, luộc, hấp. Với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi mẹ nên tránh cho con ăn khoai tây chiên nhé.
Các loại đậu
Thực đơn ăn dặm không thể thiếu họ hàng nhà đậu nếu mẹ muốn cung cấp chất sắt cho con. Hơn nữa, với hàm lượng sắt, đạm, và vô vàn vitamin thì thực phẩm này rất có lợi cho sức khỏe của bé. Mẹ có thể chế biến đa dạng nhiều món ăn từ đậu như chè, súp, cháo… để bé không thấy ngán.
Cam quýt
Lượng vitamin C có trong cam quýt, bưởi… giúp tăng cường sức đề kháng rất tốt. Đồng thời nó còn tạo điều kiện để hấp thu sắt nhanh hơn, thúc đẩy quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn trong cơ thể trẻ.
Qua những gợi ý các thực phẩm bổ sung sắt cho bé hàng đầu nên có trong khẩu phần ăn dặm hàng ngày của con kể trên, thì mẹ bầu hãy dành chút thời gian để nghiên cứu công thức và chế biến thành các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng để bé phát triển được toàn diện, khỏe mạnh nhé.
- 2023-01-18Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh phổ biến ở phụ nữ, chiếm khoảng 30% số ca vô sinh. Điều này có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên ống dẫn trứng. Cũng có thể ống dẫn trứng không bị tắc hoàn toàn mà chỉ bị tắc một phần. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mang thai trong ống dẫn trứng hoặc mang thai ngoài tử cung. Mặc dù tắc ống dẫn trứng có thể ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của nữ giới, nhưng có thể được điều trị mang lại cơ hội mang thai.
Nguyên nhân gây tắc ống dẫn trứng
Nguyên nhân phổ biến nhất của tắc ống dẫn trứng là viêm vùng chậu. Bệnh viêm vùng chậu là hậu quả của một bệnh lây truyền qua đường tình dục, mặc dù không phải tất cả các bệnh nhiễm trùng vùng chậu đều liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, ngay cả khi đã điều trị viêm vùng chậu thì tiền sử viêm vùng chậu hoặc nhiễm trùng vùng chậu sẽ làm tăng nguy cơ bị tắc ống dẫn trứng.
Các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây tắc ống dẫn trứng bao gồm: nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục, cụ thể là Chlamydia hoặc bệnh lậu, tiền sử nhiễm trùng tử cung do phá thai hoặc sẩy thai, tiền sử phẫu thuật bụng hoặc vỡ ruột thừa, phẫu thuật liên quan đến ống dẫn trứng hoặc lạc nội mạc tử cung.
Điều trị tắc ống dẫn trứng
Nếu bạn chỉ bị tắc 1 ống dẫn trứng và bên còn lại khỏe mạnh, bạn có thể có thai mà không cần trợ giúp quá nhiều. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc hỗ trợ sinh sản để tăng cơ hội rụng trứng ở bên ống dẫn trứng thông.
Trong trường hợp cả 2 ống đều bị tắc, bác sĩ sẽ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi để thông ống dẫn trứng. Cơ hội thành công phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ tắc và vị trí tắc nghẽn, nguyên nhân gây tắc nghẽn. Nếu chỉ dính một ít dính giữa vòi trứng và buồng trứng thì khả năng có thai sau mổ là tương đối cao.
Nếu vết sẹo dày và lớn, lạc nội mạc tử cung trung bình đến nặng, phẫu thuật không phải là lựa chọn tốt nhất. Bác sĩ có thể đề nghị làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Đây là phương pháp tối ưu vì nó tránh động chạm vào các ống dẫn trứng.
Làm sao để phòng tắc ống dẫn trứng
Câu trả lời cho việc ngừa tắc ống dẫn trứng là nên sinh hoạt tình dục an toàn. Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Khám phụ khoa định kỳ và xét nghiệm các nhiễm trùng lây qua đường tình dục, nhất là khi bạn có hành vi tình dục nguy cơ cao để ngăn ngừa tổn thương ống dẫn trứng.
Khi đã phát hiện bất cứ nhiễm trùng nào trong hệ thống sinh sản, điều trị tấn công bằng kháng sinh là rất quan trọng. Điều trị nhiễm trùng không đảm bảo các ống sẽ thông. Tuy nhiên, điều trị bệnh có thể giúp ngăn ngừa viêm nhiễm phát triển thêm và giúp cho việc điều trị khả năng sinh sản sau này có nhiều khả năng thành công hơn.
- 2023-01-18Vỗ rung long đờm là cách để giúp trẻ thoát đờm, dễ nuốt và dễ thở đặc biệt khi trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Vỗ rung long đờm là gì?
Đây là phương pháp phổ biến, hiệu quả được áp dụng trong “điều trị” chứng đờm nhớt xuất tiết/ hoặc ứ đọng nhiều ở những trẻ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, xẹp thùy phổi… (*) giúp đường thở trẻ nhanh chóng thông thoáng trở lại, làm giảm tình trạng thở khò khè và nôn ói. Nhờ đó, trẻ có thể bú/ ăn ngoan và ngủ ngon giấc, nhanh hồi phục sức khỏe hơn.
Vỗ rung long đờm là phương pháp vật lý trị liệu, gây tác động (có thể bằng tay, dụng cụ hoặc cả hai) vào đường thở của trẻ từ đó làm long đờm và đẩy ra khỏi đường hô hấp qua cơ chế ho, khạc hoặc máy hút (nếu người bệnh không ho được).
(*) Cần nhớ, chỉ thực hiện vỗ rung long đờm khi trẻ ho có đờm/nhiều đờm, không áp dụng với trẻ ho khan, hoặc các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp không có xuất tiết - ứ đọng đờm nhớt.
Cách vỗ rung long đờm cho trẻ sơ sinh
Trước tiên cần lưu ý, bố mẹ không nên tự áp dụng cách vỗ rung long đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà mà phương pháp này cần được thực hiện bởi các kỹ thuật viên tại các bệnh viện, cơ sở phòng khám. Trong trường hợp tự thực hiện, bố mẹ nên tham khảo hướng dẫn cẩn thận từ những người có chuyên môn.
Kỹ thuật vỗ rung long đờm cho trẻ như sau:
Đặt trẻ nằm nghiêng trên một mặt phẳng, hoặc bế trẻ ngồi đầu hơi cúi về phía trước hoặc cũng có thể bế vác trẻ.
Xác định vị trí vỗ rung long đờm ở vùng phổi trẻ (có thể ước lượng từ ngang lưng trẻ trở lên).
Khum bàn tay lại (không để tay thẳng vỗ lưng vì có thể khiến trẻ bị đau) và dùng lực cổ tay (không dùng lực cánh tay) vỗ rung thành tiếng “bộp, bộp” theo hướng từ dưới lên trên để dẫn đờm lên vùng họng, miệng. Theo dõi sẽ thấy lồng ngực trẻ rung lên theo từng nhịp vỗ tay.
Sau khi vỗ rung từ 10 - 15 phút trẻ sẽ ho nhiều và nôn ra đờm. Cần theo dõi tính chất đờm (loãng hay đặc, trắng hay xanh) để báo với bác sĩ nếu thực hiện vỗ rung tại nhà. Tùy thuộc vào tình trạng của trẻ, bác sĩ có thể yêu cầu số lần vỗ rung cho trẻ nhiều hay ít.
Lưu ý: Không thực hiện cách vỗ rung long đờm cho trẻ sơ sinh sau khi trẻ mới ăn xong, nên ít nhất 2 giờ sau ăn, nhưng tốt nhất là vào buổi sáng khi trẻ mới thức dậy (lúc này lượng đờm nhớt thường ứ đọng nhiều). Khi vỗ đờm không để trẻ cởi trần, và bố mẹ nên tháo nhẫn, lắc, đồng hồ đeo tay (nếu có) để tránh làm trẻ đau. Sau khi vỗ nên hút/vệ sinh sạch sẽ đờm nhớt khỏi mũi họng trẻ rồi mới cho trẻ bú, uống nước ấm hoặc ăn sáng.
- 2023-01-18#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-18Khi trước nhà mới mua cây mai , và bông mẹ kêu cherry lại đây tạo dáng đi mẹ chụp hình cho hiii ( 26 tết )
( 17.01.2023 CHERRY 2 tuổi 6 tháng 01 ngày )
- 2023-01-18Chỉ vài bước đăng ký, mẹ có cơ hội rước ngay loạt quà siêu xịn, CHÍNH HÃNG và MIỄN PHÍ từ PHILIP AVENTS và ENFAMAMA:
bit.ly/beyeugluck
- 2023-01-18Các mẹ có cho con ngậm ti giả không ạ, lúc mọc răng có bị ảnh hưởng gì k ạ
- 2023-01-18#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi
- 2023-01-18Tương tác chia sẻ ạ
- 2023-01-18#tậpđầulàmmẹ #các_mom_cho_em_xin_ý_với_ạ
- 2023-01-18Các mom ơi em đến giờ đc 11 tuần 6 ngày trưa nay em ăn bánh mì nên ko ăn trưa đến tầm 5h chiều em xuất hiện các cơn đau bụng quặn thắt dù đã ăn tối đầy đủ nhưng vẫn rất đau đau kéo dài hàng tiếng luôn ạ. Ngoài đau thì e ko xuất hiện thêm gì nhưng em đau mấy tiếng r mà ko dứt . #Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-18Bầu lần đầu#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-18cho e xin ý kiến vs các mom
- 2023-01-18#các_mom_cho_em_xin_ý_với_ạ
- 2023-01-18Các mom cho em xin 1 số mẹo trị ho với ạ 😰
Thank các mom nhiều
- 2023-01-18Mình 17w vẫn còn nghén các mom ạ hôm thì nghén nhẹ hôm thì nặng như 3 hôm nay nghén nặng cực kì . Ai cũng bảo cố lên qua 3 tháng là hết nma bầu đến 4 tháng rưỡu rùi vẫn nghén huhu ai cứu em được k ạ nghén đến nỗi canxi vitamin sắt các thứ còn k uống được uống vào nôn hết . Các mom nhả vía cho em hết nghén kịp ăn tết với ạ TT
- 2023-01-18E bầu 13w bị mọc răng khôn, lợi nó bị viêm và rất đau, có cách nào để giảm nhanh không ạ?
- 2023-01-18#các_mom_cho_em_xin_ý_với_ạ
- 2023-01-18#các_mom_cho_em_xin_ý_với_ạ
- 2023-01-19Bé hăm nặng ở vùng mông
- 2023-01-19Các mom ơi cho em hỏi bầu 37tuan bị đau ê bụng dưới vs ê ẩm hết người có sau hk các mom
- 2023-01-19Sổ chích ngừa o trạm y tế cua e chich cho bé mà giờ e làm mất oy mà con e còn 1 mũi cuối nua thui ,thì e ra tram xin lm giay chich lại dc k ạ..
- 2023-01-1912345678910
- 2023-01-19Nên làm gói nào tổng quát hết ạ. Các gói các mẹ làm ở Hà Nội ở đâu rẻ vậy ạ. E tham khảo toàn 5tr trọn gói
- 2023-01-19#tậpđầulàmmẹ
- 2023-01-19Mấy mom ơi, bầu 12t ăn cháo lòng đc kh ạ
- 2023-01-19Em bé mút tay hoài
- 2023-01-19Xin chúc mừng những mom đã nỗ lực nhiều nhất tuần qua.
Cả nhà kiểm tra điểm thưởng trong hôm nay nào! Các mom đừng quên cố gắng trả lời nhiều câu hỏi nhiều nhất có thể để lọt top 10 và nhận đến 500 điểm nha!
- 2023-01-19Tặng 200 điểm cho người dùng đăng nhập, thả tim và comment bài đăng này "Chúc mừng năm mới"!
Thời gian kết thúc: 23h59p, ngày 24/01/2023
- 2023-01-19Để không khí năm mới luôn tràn đầy tại cộng đồng Bé Yêu, mỗi ngày, BTC sẽ có 1 câu đối xuân!
Nhiệm vụ của các mom là đối đáp lại câu đối trên hình, giải thưởng điểm cực lớn và vô cùng hấp dẫn nha cả nhà!
Thời gian kết thúc của câu đối mùng 1: 23h59p, ngày 22/01/2023
Giải thưởng:
- Câu đối được nhiều like nhất: 1.000 điểm
- Câu đối hay nhất (BTC bình chọn): 1.000 điểm
- Tất cả user tham gia đều được lì xì 200 point
- 2023-01-19Để không khí năm mới luôn tràn đầy tại cộng đồng Bé Yêu, mỗi ngày, BTC sẽ có 1 câu đối xuân!
Nhiệm vụ của các mom là đối đáp lại câu đối trên hình, giải thưởng điểm cực lớn và vô cùng hấp dẫn nha cả nhà!
Thời gian kết thúc của câu đối mùng 2: 23h59p, ngày 23/01/2023
Giải thưởng:
- Câu đối được nhiều like nhất: 1.000 điểm
- Câu đối hay nhất (BTC bình chọn): 1.000 điểm
- Tất cả thành viên tham gia đều được lì xì 200 điểm
- 2023-01-19Để không khí năm mới luôn tràn đầy tại cộng đồng Bé Yêu, mỗi ngày, BTC sẽ có 1 câu đối xuân!
Nhiệm vụ của các mom là đối đáp lại câu đối trên hình, giải thưởng điểm cực lớn và vô cùng hấp dẫn nha cả nhà!
Thời gian kết thúc của câu đối mùng 2: 23h59p, ngày 24/01/2023
Giải thưởng:
- Câu đối được nhiều like nhất: 1.000 điểm
- Câu đối hay nhất (BTC bình chọn): 1.000 điểm
- Tất cả thành viên tham gia đều được lì xì 200 điểm
- 2023-01-19Sáng nay e đau râm râm lúc nhẹ lúc mạnh có sao không ạ.
- 2023-01-19các mom ơi cho em hỏi, bé của em ngủ ngày cày đêm em có tham khảo 1 số bài viết về giờ giấc ngủ nhưng không rõ ràng cho lắm, làm cách nào để khắc phục ạ#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-19Em sanh mổ đuoc 1 tháng rôi. Cho con bú đuoc uống trà sữa, với rau má chưa ạ. 1 tháng uống đc nước đá chưa mn?
- 2023-01-1932w mà con mình có 1,8kg bé quá ko ạ, ăn gì để bé lên cân nhanh vậy các mom
- 2023-01-19#các_mom_cho_em_xin_ý_với_ạ
- 2023-01-19Bầu 6tuần ăn gì tốt cho bé .mình sử dụng mỹ phẩm dc k á
- 2023-01-19Có ảnh hưởng nhiều đến thai nhi không ạ, thấy bảo 3 tháng đầu hạn chế đi lại, 2vc cũng thấy lo
- 2023-01-19Em mới chậm kinh 8 ngày đi khám được chưa ạ. Vì cận Tết. Nên em tính qua Tết mới đi khám. Mn cho em biết có được k ạ. Em mới tập đầu nên rất lo lắng ạ#các_mom_cho_em_xin_ý_với_ạ
- 2023-01-19Bé bị mụn sữa
Nên bôi gì vậy các mẹ
- 2023-01-19Bé mình được 2w vẫn bị mũi khụt khịt lắm , có biện pháp xử lý gì ko
Các mom ?
- 2023-01-19# ##Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi
- 2023-01-19Thai 6 tuần . Vẫn thỉnh thoảng bị đau nhói bụng dưới . Không bị ra dịch khác màu hay huyết gì cả . E đang lo lắng quá ko biết con có sao ko ? Có mom nào từng gặp phải tình trạng như e ko ah ? Cho e xin lời khuyên với
- 2023-01-19Mòng 6 tới 10/1 có kinh ạ
- 2023-01-19#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi
- 2023-01-19Omega 3 , và dha , 2 loại này các mom biết không ạ
- 2023-01-19Qua ngày sau không ra nữa như vậy có bất thường không ạ
- 2023-01-19..#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi
- 2023-01-19Mn cho e hỏi là e bầu 7w bị nghén nhẹ bất chợt hết nghén ,ngực cũng ko còn căng đau thì có bị s ko ạ #Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-19Có cách nào không cần dùng thuốc để điều trị khàn giọng và ho cho bé 1 tuổi không vậy mọi người
- 2023-01-19Em mới đi khám bs nói e bé hơi nhỏ. Mình nên bổ sung ntn ạ. Bé nhà e 29t và nặng 1138g
- 2023-01-19bé bị sao vậy moi ng .
- 2023-01-19Nếu cho an đx. Vậy e pải tập mấy ngày moi cho bé duq zs nuoc dashi đc ạ
- 2023-01-19Chế độ ăn vào con ít vào mẹ#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-19#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-19Các mom ơi, e hiện đang bầu 5-6w, mà bị nấm âm đạo. Hôm e có đi khám ở bv Huyện, bs có kê đơn cho e mua loại này về rửa để giảm ngứa. Bs bảo 3 tháng đầu cũng không đặt thuốc được, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng giờ e bị ngứa, khó chịu lắm luôn, ngủ cũng không ngon giấc nữa. Các mom cho e hỏi giờ e phải làm sao ạ? E cảm ơn. #Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-20Khổ quá đi
- 2023-01-20Thai em nay 40W, lâu lâu được một cơn đau kèm mót đi ị, nhưng chưa bong nút nhầy với vỡ ối.Có phải em sắp sinh rồi không ạ. ##Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-20Có nhà mom nào bé bước qua mốc 4th10ng tự nhiên hay cáu gắt , đòi và khóc khi k nghe tiếng mẹ hoặc mẹ đi vắng k ạ. Bé nhà em nguyên 1tuần này cứ khóc đòi mẹ nằm chơi vs mẹ thì k sao. Mà cứ xuống ông bà nội tầm 5p là khóc đòi. Em stress luôn. Đi chợ sắm đồ tết đi đc 15p là con ở nhà đã khóc ré lên như ai đánh k 1 ai dỗ nín đc. Mà trc đó thì bé tv củng ngoan. Ở nhà với ông bà mẹ đi chợ 1 , 2 tiếng củng k có 1 tiếng khóc. K biết sao qua mốc 4th10ng cái bé nó khó tính khó chịu kinh khủng. Vậy là bé em bám hơi mẹ rồi đúng k ạ 😣😣#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi
- 2023-01-20#các_mom_cho_em_xin_ý_với_ạ
- 2023-01-20Bầu 5w chưa có yolsak chưa có tim thai lo quá các mẹ ạ
- 2023-01-20Các m cho e hỏi tầm thai 22 tuần 5 ngày thì bụng cứng hay mềm ạ. E ngủ giật mình rờ bụng là thấy căng căng cứng nhưng không đau . E ngồi lâu thấy hơi căng bụng là tối ngủ giật mình dậy là thấy căng lun. Từ tuần này bụng căng e bé hay gò có phải biểu hiện bình thường không các m. Hic
- 2023-01-20Em bị đau khoảng 2 tuần rồi, em mới đi khám bsi bảo là k sao nhưng em vẫn lo quá. Thai cũng đã vào tổ luôn ạ. Nhiều khi đau tới nỗi em đứng không vững luôn ạ
- 2023-01-20Việc chẩn đoán ngày dự sinh quá khó với bs luôn
- 2023-01-20#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi
- 2023-01-20Có ai mổ xong ho giống mình k ạ
- 2023-01-20Có mom nào chưa bầu thì k hôi nách mà bầu thì lại bị hôi không?
- 2023-01-20##Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-20Các mom ơi có mom nào mới sinh xong thì căng tức bầu ti nhưng hút ra được chút vẫn căng đau tức k ạ 😩😩
Em sinh e bé được 4 ngày rồi mà nay bắt đầu căng cơ quá . Chắc bị vài hôm đầu thôi đúng k ạ .
Chứ bt hết sữa là bầu ngực phải mềm lại .. e căng cứng khó chịu lắm lun
- 2023-01-20Thực phẩm đông lạnh hay đóng hộp không phải là món ăn lý tưởng cho bà bầu trong những ngày Tết.
Tại sao bà bầu không nên ăn đồ đông lạnh?
Đồ đông lạnh là một trong những lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình vì tiện dụng, không cần tốn thời gian chế biến và có thể nấu ăn một cách nhanh gọn nhất. Thực phẩm đông lạnh phổ biến với các loại rau củ hay thịt, cá, tôm, hải sản… Các thực phẩm này thường được chần sơ qua với nước sôi và sau đó cấp đông, khi cần sẽ lấy ra để sử dụng ngay.
Mặc dù ưu điểm là bảo quản lâu hơn nhưng với một số thực phẩm như rau củ thì chất dinh dưỡng của chúng bị hao hụt, nhất là các loại vitamin nhóm B và C. Do đó bà bầu nạp vào cũng không nhận về được các nguồn lợi dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy mẹ nên chú ý hạn chế mua những loại thực phẩm đông lạnh để dành trong những ngày Tết nhé.
Vì sao hạn chế đồ đóng hộp?
Các thực phẩm được đóng hộp thì cũng khá phổ biến trong những ngày Tết. Chẳng hạn như các món kim chi, dưa muối, thịt cá muối, thịt cá đóng hộp… đều được ưa chuộng và quen thuộc trên mâm cơm của nhiều gia đình. Nhưng đối tượng bà bầu thì nên lưu ý rằng các thực phẩm này thường bị mất chất dinh dưỡng, còn chưa kể là chứa nhiều gia vị không tốt cho sức khỏe của người mẹ như muối, đường, chất bảo quản… Ngoài ra thì việc sử dụng thực phẩm đựng trong các hộp nhựa hay kim loại thì cũng không tốt cho bà bầu và thai nhi.
Bảo quản thực phẩm cho bà bầu đúng cách
Vì là ngày Tết nên hàng quán sẽ đóng cửa nhiều, bà bầu sẽ lo lắng chuyện mua thực phẩm và trữ thực phẩm trong ngày Tết. Ngoài việc hạn chế sử dụng đồ đông lạnh, đồ ăn đóng hộp thì mẹ có thể tìm cách trữ đồ trong tủ lạnh một cách khoa học, để có thể sử dụng đồ tươi được lâu hơn và đảm bảo dinh dưỡng hơn.
Cụ thể:
- Đầu tiên là nên kiểm tra và vệ sinh tủ lạnh thật sạch sẽ trước khi mua đồ trữ Tết.
- Mỗi loại thức ăn nên để riêng trong hộp kín và có nắp đậy.
- Các loại thực phẩm tươi sống thì nên sơ chế, rửa sạch, để ráo rồi cho vào hộp riêng, đậy nắp. Để các thực phẩm này ở ngăn đông.
- Các loại thực phẩm như rau củ quả thì cũng nên rửa sạch, để ráo, cho vào hộp hoặc túi zip, hút chân không để bảo quản được lâu ngày hơn.
- Không để đồ ăn sống và chín chung với nhau.
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của tủ lạnh, kiểm tra thức ăn, nếu như thức ăn hỏng thì nên bỏ đi.
- Tránh việc trữ đồ ăn trong tủ lạnh quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng tới nhiệt độ chung của tủ.
- Các loại trái cây nhiệt đới, trái cây chứa vitamin C thì tốt nhất là nên để nhiệt độ phòng, ở nơi thoáng mát.
Trên đây là một số lưu ý về vấn đề ăn uống của bà bầu trong dịp Tết, hy vọng có thể giúp ích cho mẹ trong việc bảo vệ sức khỏe để vui chơi lành mạnh trong thời gian này nhé.
- 2023-01-20Làm việc nhà trong ngày tết thì với một số mẹ bầu vẫn là công việc thường làm, cho dù là vào ngày tết hay ngày nghỉ. Tuy vậy với tình hình sức khỏe của bà bầu thì có một số điều mà mẹ cần lưu ý:
Tránh các nguy cơ gây té ngã, gặp tai nạn trong quá trình dọn dẹp
Không di chuyển, bưng bê các đồ vật nặng/ cồng kềnh trong nhà. Có thể, trước khi mang thai mẹ dễ dàng bưng bê, di chuyển các đồ vật như chiếc tủ nhỏ, bàn ăn, kệ sách… từ vị trí này sang vị trí khác một cách dễ dàng, không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên khi mang thai, đặc biệt những tháng cuối, chiếc bụng bầu ngày càng lớn có thể khiến mẹ mất thăng bằng, dễ bị té ngã hoặc thậm chí bị đồ vật đè lên người khi cố gắng di chuyển chúng.
Ngoài ra, việc kê ghế đứng trên cao hoặc leo thang để lau chùi bụi bẩn trên nóc tủ quần áo, cửa sổ, kệ tủ bếp… cũng có thể gây nguy cơ té ngã do mất thăng bằng, hậu quả rất khó lường. Vì vậy, với những việc này tốt nhất mẹ nên nhờ sự hỗ trợ của người thân. Trong trường hợp không thể nhờ giúp đỡ hãy chuẩn bị chổi dài để quét/lau bụi bẩn và làm thật chậm rãi, từ từ.
Bà bầu dọn dẹp nhà cửa ngày Tết cần cẩn thận với hóa chất
Các loại hóa chất như nước tẩy bồn cầu, nước lau kính, nước làm sạch lò nướng, dung dịch thông cống hay nước sơn nhà… đều có tính tẩy rửa mạnh rất độc hại, nếu tiếp xúc trực tiếp - nhất là khi không đeo khẩu trang, bao tay để bảo vệ - sẽ khiến cơ thể hấp thụ lượng lớn hóa chất qua đường hô hấp và qua da gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Đặc biệt khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường suy giảm rất nhiều.
Nếu phải làm các công việc dọn dẹp nhà cửa này, để tránh tối đa tác hại, mẹ bầu nên chọn các chất tẩy rửa có thành phần tự nhiên như baking soda, chanh giấm/ hoặc đọc kỹ thành phần hóa chất (để xác định mức độ nguy hiểm, độc hại) trước khi sử dụng. Khi lau chùi nên mang khẩu trang, găng tay, kính bảo vệ mắt, mở cửa phòng thông thoáng…
Riêng đối với việc sơn cửa, sơn phòng, sơn nhà các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên “nhường” công việc này cho người khác, hoặc có thể thuê người đến xử lý và không bước vào phòng ngay khi vừa sơn xong.
Không dọn dẹp nơi dễ trơn trượt hay có mùi hôi, ẩm mốc
Để ngôi nhà thật sạch, thật mới, thật thơm tho đón Tết thì bất cứ “ngõ ngách” nào trong nhà cũng cần được dọn dẹp, chà rửa thật sạch. Tuy nhiên, mẹ bầu cần cẩn thận với những nơi… nguy hiểm như sàn nước có đóng rêu, những góc nhà kín - ẩm có nhiều nấm mốc, khu vực cống rãnh có mùi hôi thối… vì những khu vực này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Hay thậm chí dọn dẹp khu vực “sinh sống” của chó/ mèo với đầy chất thải bẩn và hôi thối cũng cần cẩn trọng. Bởi trong phân mèo có chứa toxoplasma - một loại ký sinh trùng có thể gây dị tật bẩm sinh như tật khiếm thị, co giật và các khuyết tật tinh thần khác ở thai nhi. Nếu bắt buộc phải dọn phân, mẹ bầu cần mang găng tay, khẩu trang thật kỹ. Sau khi dọn dẹp, vệ sinh nên rửa tay thật kỹ và tắm rửa, thay quần áo ngay.
Điều cuối cùng bà bầu dọn dẹp nhà cửa ngày Tết cần lưu ý nữa để vừa đảm bảo nhà cửa sạch sẽ và an toàn sức khỏe bản thân lẫn thai nhi, đó là, luôn luôn sử dụng đồ bảo hộ (găng tay, khẩu trang, mắt kính), tránh làm việc quá sức thay vào đó nên chia nhỏ công việc ra và dọn mỗi ngày một ít. Tuy nhiên, trong giai đoạn “nhạy cảm” này, tốt nhất vẫn nên nhờ sự hỗ trợ của người thân.
- 2023-01-20Nên Ăn Vặt thêm ăn xong thì cảm thấy mệt mệt nằm ngủ ngay có bị sao không các mom bầu 8 tuần
- 2023-01-20Bánh kẹo tết rất hấp dẫn với bất cứ một đứa trẻ nào. Nhưng bánh kẹo tết vừa ít dinh dưỡng mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nữa, cho nên cha mẹ cần chú ý kiểm soát chuyện ăn uống, hạn chế để bé ăn quá nhiều bánh kẹo tết nhé.
Mẹo tránh trẻ ăn ngọt ngày Tết
Với những trẻ đã có nhận thức, hiểu biết bố mẹ có thể giải thích cho con hiểu các tác hại của việc ăn ngọt quá nhiều đối với sức khỏe, đó là: sâu răng, mắc bệnh béo phì, tiểu đường, ảnh hưởng tới tim mạch, dễ bị rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy…).
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo tránh trẻ ăn ngọt ngày Tết dưới đây:
Không mua quá nhiều bánh kẹo, mứt, thức uống ngọt “tích trữ” trong nhà, đồng thời, cần cất mọi thứ khuất/xa tầm mắt, tầm tay của trẻ. Nếu trẻ muốn ăn bánh kẹo ngọt, cần “thỏa thuận” với trẻ có thể ăn sau bữa chính, hoặc ăn trước bữa chính ít nhất 2 tiếng đồng hồ.
Cố gắng duy trì cho trẻ ăn đầy đủ bữa, đúng giờ. Những bữa ăn chính ngày Tết cũng nên đa dạng các loại thực phẩm tự nhiên giàu dinh dưỡng, đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.
Đặc nhiệt, tăng cường nhiều rau xanh và trái cây trong thực đơn ăn uống để bổ sung vi chất cho cơ thể tăng sức đề kháng nâng cao sức khỏe, phòng tránh mắc bệnh tật.
Lưu ý, với trẻ dư cân, có xu hướng béo phì bố mẹ nên quản lý chặt chẽ, hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn ngọt cũng như các món ăn nhiều dầu mỡ ngày Tết, nên liên tục nhắc nhở trẻ giữ chế độ ăn kiêng. Với trẻ cần tăng cân, bố mẹ có thể cho trẻ ăn ngọt, béo nhiều hơn chút nhưng cần cho trẻ ăn đúng thời điểm, sau khi ăn bữa chính, dù vậy, cũng không nên lạm dụng cho trẻ ăn ngọt quá nhiều.
Nhóm thực phẩm ngày Tết tốt cho sức khỏe trẻ
Ngoài việc áp dụng các mẹo tránh trẻ ăn ngọt ngày Tết, để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của con, khi sắm sửa thực phẩm ăn Tết, bố mẹ nên tăng cường:
Trái cây tươi các loại như lê, táo, dưa hấu, xoài, nho, dâu tây, kiwi, cam, quýt… Đây là nguồn cung cấp nước, chất xơ tuyệt vời, các vi chất dinh dưỡng dồi dào… để cân đối khẩu phần ăn của trẻ và cả gia đình vốn nhiều chất béo, chất đạm, năng lượng trong những ngày Tết. Khi chọn mua trái cây nên mua ở những nơi uy tín, chất lượng để tránh trái cây bị dính hóa chất; nên chọn trái cây còn tươi, bên ngoài không có vết thâm đen, dập nát, có lớp vỏ dày để bảo quản lâu cũng như thuận tiên mang ra ngoài khi đi chúc Tết, thăm viếng họ hàng.
Các loại rau xanh như cải bó xôi, súp lơ, cải xoăn, cà rốt, bắp cải… Chúng ngoài tác dụng đa dạng hóa thực phẩm giúp bữa ăn của trẻ ngon miệng hơn, tránh bị ngán do các món ăn nhiều dầu mỡ ngày Tết mà còn bổ sung chất xơ, nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, váng sữa, sữa chua…): Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn giúp “giải quyết” hiệu quả cơn đói nếu vì lý do gì đó bố mẹ cho trẻ ăn trễ bữa chính.
Uống nhiều nước: Bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp trẻ hấp thu, tiêu hóa và chuyển hóa tốt các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể từ thực phẩm. Đồng thời, uống đủ nước cũng giúp cơ thể tránh mất nước, thải trừ các chất độc (nếu có) ra ngoài cơ thể thông qua mồ hôi hoặc việc đi tiêu tiểu.
Cuối cùng, bên cạnh việc nắm rõ các mẹo tránh trẻ ăn ngọt ngày Tết, nên tăng cường cho trẻ ăn thực phẩm nào để tốt cho sức khỏe bố mẹ cũng nên tìm hiểu các loại thực phẩm hạn chế cho trẻ ăn trong ngày Tết. Ngoài bánh kẹo ngọt, cần hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn cũ, bánh snack, các loại đồ muối chua…
- 2023-01-20Bé đi ngoài có mùi chua
- 2023-01-20Cách chăm sóc trẻ sơ sinh cũng có một số thay đổi nhất định và những điều mà cha mẹ cần lưu ý trong những ngày Tết. Chăm sóc trẻ sơ sinh ngày Tết thường gặp phải 2 trường hợp. Một là các mẹ giữ con quá kỹ dẫn đến sai cách, hai là lơ là hơn bởi thời gian Tết nhất quá bận rộn. Tuy nhiên, phòng bệnh cho bé ở độ tuổi này khỏi các bệnh thông thường vào những ngày xuân lại không quá khó khăn phức tạp, một khi mẹ biết về bệnh và tuân thủ các nguyên tắc dưới đây.
Các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp dịp Tết
Ở trẻ sơ sinh, để phòng bệnh cho bé mẹ cần biết các bệnh trẻ hay mắc phải nhất trong kỳ nghỉ Tết có thể kể đến sau đây.
Rối loạn tiêu hóa
Tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ xuất hiện ở cả các bé bú mẹ, lẫn đang ăn dặm vào dịp Tết. Khác với các bé ăn dặm, mẹ có thể đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho bé, thì trong trường hợp các bé đang bú mẹ sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng sữa mẹ. Trong khi đó, thời gian Tết, các mẹ cho con bú lại thường có chế độ ăn uống không đảm bảo, dẫn đến ảnh hưởng cả về chất lẫn lượng của sữa. Điều này chính là nguyên nhân khiến bé dễ gặp rối loạn tiêu hóa hơn so với lúc bình thường.
Cảm cúm, sốt
Như đã đề cập, thời gian Tết đến hết tháng 2 là thời điểm giao mùa khó chịu, thời tiết có nhiều chuyển biến thất thường, nên vi khuẩn, virus sinh sôi thuận lợi. Chúng là tác nhân dễ khiến các bé sơ sinh có sức đề kháng yếu bị cảm cúm, cảm sốt… Ngoài ra, việc di chuyển thường xuyên, hay thay đổi môi trường cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe non nớt của con, nhất là ở những bé chưa được chích ngừa đầy đủ để tăng cường sức đề kháng chống nhiều bệnh tật.
Bệnh đường hô hấp
Trong các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp nhất vào dịp Tết có lẽ bệnh đường hô hấp là phổ biến hơn cả. Cũng từ điều kiện thời tiết, việc di chuyển và việc mẹ chăm sóc bé không được chu đáo trong thời gian này là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ mắc các bệnh về hô hấp như viêm đường hô hấp trên , viêm phế quản, viêm phổi, ho, sổ mũi...
Bệnh về da
Bình thường bé sơ sinh đã dễ bị nổi mẩn ngứa, dị ứng và hăm tã. Các bệnh về da này lại càng tăng vào dịp Tết vì đây là thời điểm giao mùa đông - xuân, thời tiết khá thất thường. Hơn nữa, thời gian nghỉ Tết cũng là dịp các gia đình đi thăm bà con họ hàng, chúc Tết, có nhiều bé sẽ được cha mẹ dẫn theo đi đây đó nhiều nơi, kể cả về quê hay đi du lịch xa nữa. Do đó, các yếu tố bên ngoài như môi trường tác động, cộng thêm việc mẹ không giữ vệ sinh cho bé được kỹ lưỡng như ở nhà, hoặc việc phải dùng tã suốt ngày… tất cả đều góp phần khiến cho bé dễ bị các bệnh về da thông thường. Tuy không quá nguy hiểm đến sức khỏe, song các bé sẽ khó chịu, nếu nặng có thể quấy khóc, ngủ không ngon.
Phòng bệnh ngày Tết cho con như thế nào?
Phòng bệnh cho bé nói chung, và trong dịp Tết nói riêng không quá khó. Thực chất, những ngày xuân việc phòng bệnh cho con có thể bắt đầu từ những điều vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả, cụ thể là 6 nguyên tắc sức khỏe dễ nhớ sau:
Mẹ cho con bú nên chăm sóc tốt bản thân: Với các bé sơ sinh và trong giai đoạn ăn dặm còn bú mẹ, thì nguồn sữa mẹ là dinh dưỡng quý giá cần duy trì bảo đảm cả về chất, lẫn lượng. Hãy nhớ 3 ngày Tết dù có bận rộn mấy, hay chán ăn uống thì mẹ bỉm cũng không nên lơ là ăn uống. Mẹ cần bảo đảm ăn đủ 3 bữa/ ngày, ăn chín uống sôi, ăn đúng giờ, đủ chất, nên hạn chế các thức ăn làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Và nhớ tránh căng thẳng, uống đủ nước để lợi sữa cho bé bú mẹ nhé;
Giữ ấm, che chắn cho bé đúng cách: Vào thời gian nghỉ Tết này, ở miền Bắc và các tỉnh khác trời sẽ vẫn còn lạnh, nên mẹ cần lưu ý giữ ấm cho trẻ đúng cách nhất. Mẹ hãy lưu ý giữ ấm vùng cổ, ngực, tay và chân cho bé, bên cạnh việc mặc quần áo ấm. Mẹ có thể chuẩn bị thêm khăn quàng, mũ ấm và vớ để chắc chắn các vùng này trên cơ thể con không bị nhiễm lạnh, rất dễ bị bệnh đường hô hấp;
Còn ở những vùng có thời tiết khô, nắng nóng thì mẹ bỉm cần lưu ý che chắn cho bé cẩn thận. Có thể sử dụng kem chống nắng dành cho bé nếu ra ngoài lâu, kèm theo đội nón và nhất là cho bé luôn đeo khẩu trang nếu ở những nơi nhiều khói bụi, đông người;
Cẩn thận khi cho bé ra ngoài: Dịp mùa xuân hay Tết Nguyên Đán cũng là mùa của di chuyển và du lịch nhiều. Điều này càng làm những gia đình có con nhỏ phải thận trọng hơn, khi phải di chuyển đi lại giữa các tỉnh thành, vì dịch do virus corona gây ra vẫn chưa kết thúc. Cần trang bị thêm cho con khẩu trang dành cho trẻ nhỏ, che chắn kỹ, rửa tay cho bé và khi đến những nơi đông người nên giữ khoảng cách an toàn cho con;
Chú ý trong ăn uống khi cho bé ăn dặm: Mẹ nên chế biến, trữ đông, rã đông thực phẩm ăn dặm cho bé đúng cách để phòng tránh tiêu chảy, bệnh về đường ruột cho con. Bảo đảm bé vẫn bú đủ cữ, và con uống đủ nước mỗi ngày;
Tăng cường đề kháng cho bé mỗi ngày: Tăng cường các thực phẩm có chứa lợi khuẩn cho mẹ và bé ăn dặmnhư sữa chua, váng sữa, súp miso, táo, chuối, măng tây, bông cải xanh, phô mai, yến mạch… Ngoài ra, mẹ cần ‘cứng rắn’ trong việc bảo đảm giấc ngủ của bé, có như thế con mới khỏe và vui vẻ được.
Bận rộn dịp Tết là điều không thể tránh, nhưng phòng tránh bệnh thông thường cho trẻ để ngày xuân con mạnh khỏe, vui tươi là điều hoàn toàn có thể chủ động thực hiện. Cha mẹ hãy lưu ý kỹ lưỡng hơn khi chăm sóc các bé trong ngày xuân nhé. Vì phòng bệnh trong mọi trường hợp bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh mà!
- 2023-01-20Hm trước đau bụng lâm râm đi khám bác sĩ nói bt hm nay lại đau bụng bên trái nhói nhói theo cơn hk biết có sao hk nữa
- 2023-01-20Các loại mứt tết tốt cho bà bầu là những loại nào? Mẹ có thể nhâm nhi, thưởng thức trong ngày Tết được không? Dưới đây là một số gợi ý dành cho các mẹ nhé:
Mứt gừng
Mứt gừng được làm từ gừng thái lát, trung qua nước sôi để thanh tẩy các chất độc có trong gừng. Gừng được dùng làm mứt phải chọn gừng già, lớn miếng mứt mới ngon và đẹp mặt.
Để món mứt gừng được hoàn hảo, mẹ bầu dùng đường trắng với lượng vừa phải, ngâm đến khi đường tan chảy thành nước đem sên với lửa nhỏ đến khi tạo lớp đường trắng bao phủ bên ngoài bề mặt là được.
Mứt gừng có vị cay, nồng giúp bà bầu giảm được chứng ốm nghén, hỗ trợ tiêu hóa, giúp tăng cường sức đề kháng, phòng tránh được những bệnh về đường hô hấp.
Mứt me chua ngọt
Đây là một trong các loại mứt tốt cho bà bầu trong ngày Tết. Mứt này được chế biến rất công phu và qua nhiều công đoạn mới thành phẩm. Tuy nhiên, me vẫn có nhiều giá trị dinh dưỡng đáng để được mẹ bầu ăn trong dịp tết. Trong 100mg cùi me có khoảng 30 đơn vị vitamin A; 0,34mg vitamin B2; 2mg vitamin C, canxi, sắt, photpho, chất béo, protein…
Mứt me có vị chua chua ngọt ngọt, kích thích vị giác, giúp bà bầu ăn ngon miệng, chống được những cơn ốm nghén, đồng thời lượng vitamin có trong me rất tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
Mứt cam
Mứt cam có nhiều loại từ mứt cam dẻo, mứt cam ăn với bánh mì, đến mứt vỏ cam đều rất thơm ngon và hấp dẫn đối với mẹ bầu.
Mỗi 100g quả cam có chứa 87,6g nước, 1.104 microgram Carotene – một loại vitamin chống oxy hóa, 30 mg vitamin C, 10,9g chất tinh bột, 93 mg kali, 26 mg canxi, 9 mg magnesium, 0,3 g chất xơ, 4,5 mg natri, 7mg Chromium, 20mg phốt pho, 0, 32 mg sắt, rất ít calo.
Bà bầu ăn cam, uống nước cam, ăn mứt cam đều không gây tăng cân, vitamin c trong cam giúp phòng tránh được một số bệnh cảm cúm trong ngày tết. Mẹ bầu ưu tiên chọn loại mứt này để làm món ăn vặt trong ngày tết mẹ nhé.
Mứt vỏ bưởi
Nói đến các loại mứt tốt cho bà bầu trong ngày Tết thì mẹ hãy nhớ tới mứt vỏ bưởi nhé. Trong những năm gần đây mứt vỏ bưởi trở thành món ăn thời thượng trong những dịp tết, bởi người ta đã nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng cũng như tốt cho sức khỏe.
Theo nhiều nghiên cứu thì vỏ bưởi có thể góp phần thay đổi nồng độ insulin do đó nó ảnh hưởng đến tỷ lệ trao đổi chất cao. Do vậy bưởi có tác dụng giảm cân và giảm mỡ máu hiệu quả.
Bà bầu ăn mứt vỏ bưởi tránh được một số bệnh về đường hô hấp, ổn định đường huyết, cũng như tránh được tình trạng tăng cân không kiểm soát trong suốt thai kỳ.
Mứt cà chua
Cà chua cũng là một trong những loại mứt các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên bổ sung vào dịp tết. Ngoài màu sắc đẹp mắt, mứt cà chua ít đường, chua chua, tạo cảm giác ngon miệng, chống ốm nghén cho mẹ bầu ở tam cá nguyệt đầu tiên.
Mứt xoài
Mứt xoài có vị chua chua, mẹ bầu có thể dùng làm món ăn vặt trong ngày Tết rất tốt. Mứt xoài có nhiều chất xơ giúp mẹ bầu chống được chứng táo bón thai kỳ, lượng vitamin và khoáng chất rất nhiều trong xoài kích thích cho sự phát triển toàn diện của em bé.
Ngày tết việc lựa chọn thực phẩm sao cho tốt cho sức khỏe của mẹ bầu vô cùng quan trọng. Chúc mẹ bầu ngon miệng với các loại mứt tốt cho bà bầu kể trên nhé.
- 2023-01-20#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-20Biếng bú sữa công thức
- 2023-01-20#các_mom_cho_em_xin_ý_với_ạ
- 2023-01-21Các mom có kinh nghiệm nhìn giúp em ạ. Bé nhà em 3m ti sữa mẹ và sct. Nhưng sct nhiều hơn. Phân bé em quan sát có nhầy ngày bé đi tầm 2-3l, có ngày 3-4l. Cảm mơn các mom ạ
- 2023-01-21Bầu bị cảm cúm thì trị thế nào vậy ạ e cúm quá
- 2023-01-21#các_mom_cho_em_xin_ý_với_ạ
- 2023-01-21Đầu ti của em ngắn và to, e cho bé bú bằng bình thì sau này có tập lại cho bé được không ạ.. và cho e xin cách để bảo quản sữa với ạ. E cũng bị tắc sữa, đầu ti chỉ ra tí tí sữa thôi.. nên làm như thế nào ạo
- 2023-01-21Con bé nhà e 2 tháng 13 ngày bị ho khò khè đờm
- 2023-01-21Các mom cho em hỏi Đang mang thai 3 tháng đầu mà sốt thì có dùng efferalgan đc không ạ
- 2023-01-21Nhờ các mom có kinh nghiệm
Xem phân của bé giúp ạ. Bé 3m, bú mẹ, mấy hôm trước bé đi phân nhầy, bọt, đi xét nghiệm phân chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột. Sau 5 ngày uống hiện tại bé đi phân ntn ạ.
- 2023-01-21#Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi_ạ
- 2023-01-21Bụng vậy đã trụt chua ạ
- 2023-01-21Các mom ơi bé em hơn tháng rồi, em tập đầu cho con bú nên không biết phải kiêng những món nào với trái cây nào ạ
#các_mom_cho_em_xin_ý_với_ạ #tậpđầulàmmẹ
- 2023-01-21Các mom có ai gặp trường hợp vậy không ạ? Chỉ em với!
- 2023-01-21Mk bầu 11w2d dạo này hay chuột rút đau lưq dữ dội có cák nào để giảm bớt k ạ😢
- 2023-01-21#các_mom_cho_em_xin_ý_với_ạ
- 2023-01-21Em dự sinh 09/03 mà hôm nay em đau ở vùng dưới rốn, sát xương chậu. Đau đến nỗi em gòng không được, đứng hay đi cũng không được, đổ cả mồ hôi. Bé thì chưa đến 1 phút thì gò 1 lần mà đau lắm các mom. Vậy có sao không ạ. Mẹ có chở em tìm phòng khám tư nhưng đóng cửa hết ạ. Cảm ơn các mom
Ngày 03/02 là ngày khám thai định kỳ của em ở Từ Dũ.
#tậpđầulàmmẹ
- 2023-01-21Em mang thai 9w hnay e khóc cả ngày có ảnh hưởng em bé k ạ
- 2023-01-21#các_mom_cho_em_xin_ý_với_ạ
- 2023-01-21#các_mom_cho_em_xin_ý_với_ạ
- 2023-01-21Mom nào uống friso mum rồi cho em xin cảm nhận với ạ. Sợ vô mẹ k vô con quá
- 2023-01-21#tapdaulamme
- 2023-01-21.#các_mom_cho_em_xin_ý_với_ạ
- 2023-01-21các mom có ai 7 tuần đi vệ sinh chấm giấy thấy có lợn cợn máu k ạ. không phải lúc nào cũng bị ạ. chỉ khi nào em đặt thuốc nội tiết thì ra. cả ngày lại không thấy thì có làm sao không ạ #Xin_cac_mom_chi_bao_em_voi
- 2023-01-21Chào đon năm Quý mão 2023
- 2023-01-21Bé gấu.
- 2023-01-21Mình mang thai tuần 36. Nên ăn gì để con mau tăng ký ạ?
- 2023-01-21Quá ạ
- 2023-01-21#tậpđầulàmmẹ