Sa tử cung bao lâu thì mang thai được?

Sa tử cung là một bệnh lý phụ khoa lành tính nhưng có thể gây khó chịu, mất thẩm mỹ làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của chị em phụ nữ. Sa tử cung là gì? Sa tử cung là tình trạng tử cung bị sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài âm hộ, đây là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là các chị em đang ở trong độ tuổi từ 25 - 40. Bình thường tử cung được nâng đỡ bởi các cơ, tổ chức liên kết và dây chằng, vì một lý do nào đó, các tổ chức nâng đỡ này yếu, nhão đi gây ra tình trạng sa tử cung với các mức độ khác nhau. Các mức độ sa tử cung: Độ I: Tử cung sa xuống thấp nhưng vẫn nằm trong âm đạo, chưa ra ngoài âm hộ Độ II: Tử cung sa ra khỏi âm đạo, thập thò ngoài âm hộ khi đi lại, làm việc nặng hay rặn. Tuy nhiên khối này tự co lên sau đó. Độ III: Tử cung đã sa hẳn ra ngoài âm hộ và không thể tự co lên được nữa. Nguyên nhân dẫn đến việc sa tử cung ở phụ nữ Mang thai và sinh đẻ nhiều lần, hay sinh không an toàn, không đúng kỹ thuật, chấn thương sinh dục khi sinh… Lao động nặng nhọc thường xuyên gây tăng áp lực ổ bụng, vùng chậu, nhất là lao động sớm sau sinh khi các tổ chức còn yếu, chưa phục hồi hoàn toàn. Rối loạn dinh dưỡng ở phụ nữ lớn tuổi, mắc bệnh lý mãn tính, suy dinh dưỡng kéo dài… Do yếu tố cơ địa: có thể gặp ở phụ nữ chưa sinh đẻ lần nào, tử cung trung gian, tử cung ngả sau… Sa tử cung có mang thai được không? Đối với bệnh nhân bị sa tử cung, đặc biệt là những người bệnh nặng, họ luôn cảm thấy đau, khó chịu âm đạo. Mỗi khi quan hệ tình dục, người phụ nữ cũng không cảm thấy thoải mái và hứng thú, điều này gây suy giảm ham muốn ở cả nam và nữ giới. Đó là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ bị sa tử cung khó mang thai hơn so với những người bình thường khác. Câu trả lời là có thể được và còn phụ thuộc vào các vấn đề khác như: các bệnh lý kèm theo, sức khỏe chung, tuổi tác, tiền sử bệnh lý, tiền sử sản phụ khoa, điều kiện theo dõi thai sản… Dựa vào các yếu tố này mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho từng trường hợp cụ thể là có nên mang thai hay không? Đối với thai phụ mắc bệnh sa tử cung, nếu không cẩn thận trong thời gian mang bầu thì rất dễ sảy thai, hoặc em bé sinh ra bị dị tật, phát triển kém… Những chị em muốn mang thai trong tình trạng sa tử cung cần phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đối mặt với các nguy cơ sẽ xảy ra. Trường hợp nếu đang mang thai khi sa tử cung ở giai đoạn đầu, chị em cần chú ý: Thăm khám và theo dõi thai kỳ sát để phát hiện sớm nguy cơ và can thiệp kịp thời. Giữ vệ sinh vùng kín tránh viêm nhiễm. Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc, tránh đi lại quá nhiều. Đồng thời cần xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, đủ nước, giàu chất xơ tránh táo bón. Không nên quan hệ tình dục trong thai kỳ. Tập các bài tập Kegel theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị, kiểm soát các bệnh lý mãn tính như: táo bón mãn tính, các bệnh lý gây ho kéo dài. Tuy nhiên, chị em không nên bi quan khi phát hiện mắc bệnh sa tử cung, rất nhiều bệnh nhân vẫn có cơ hội làm mẹ nhờ phát hiện và tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Như vậy, điều trị bệnh trong những giai đoạn đầu tiên đem lại nhiều lợi ích đối với chị em phụ nữ.

Sa tử cung bao lâu thì mang thai được?
8 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

Mình chưa bị. Mom nên khám và tư vấn bsi nhé

VIP Member

đau bất thg cũng nên đi khám mom nhé

VIP Member

bài viết hữu ích ạ

VIP Member

thông tin hữu ích

TapFluencer

thông tin hữu ích

VIP Member

hữu ích ak

VIP Member

Hữu ích

VIP Member

hay ạ