Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị đờm

Trẻ sơ sinh bị đờm là tình trạng thường gặp, nhưng không dễ để xử lý dứt điểm. Đôi khi nhìn con khó chịu thì các mẹ cũng cảm thấy khó chịu theo. Vì sao trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng? Trẻ từ khi lọt lòng mẹ đến 28 ngày tuổi, giai đoạn này được gọi là sơ sinh. Thực tế, trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng là tình trạng bình thường, theo thống kê có đến 80% trẻ bị khò khè sau sinh do không loại bỏ được chất nhầy trong cổ họng. Nguyên nhân do trẻ còn quá nhỏ, lực ho không đủ mạnh để tống đờm ra ngoài. Thường, trẻ sinh thường sẽ ít bị khò khè hơn sinh mổ. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng còn do các nguyên nhân khách quan như dị ứng thời tiết, trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp, mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh hay các bệnh truyền nhiễm khác… khiến hầu họng phù nề và xuất tiết đờm nhớt. Cách xử trí trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng Tình trạng thở khò khè, khó thở… của trẻ sẽ được cải thiện nếu đờm nhớt trong cổ họng được tống ra ngoài. Trường hợp đờm nhớt trong cổ họng ứ đọng không chỉ khiến trẻ thở khó, thở khò khè, hay nôn trớ khi ăn sữa mà có thể gây nhiễm khuẩn… Các bác sĩ nhi khoa cho biết, ở độ tuổi sơ sinh, do cổ họng và đường thở của trẻ khá hẹp, hơn nữa, lực ho đẩy chất nhầy ra khỏi cơ thể chưa đủ mạnh vì vậy trẻ có thể ho nhiều để đánh bật chúng ra ngoài. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể giúp trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng cảm thấy dễ chịu bằng cách vỗ long/ thông đờm cho trẻ tại nhà để giúp lưu thông máu tốt hơn, đồng thời nhanh chóng “đánh bay” đờm nhớt. Các bước thực hiện như sau: Đặt trẻ nằm nghiêng (có thể bế trên tay hoặc cho trẻ nằm trên mặt phẳng cứng, không nằm trên nệm) Mẹ chụm tay (lưu ý, nên chụm tay sao cho tạo được nhiều khoảng trống trong lòng bàn tay nhất có thể) vỗ lưng bé từ phổi lên phía cổ, cần thực hiện nhẹ nhàng, chậm rãi nhưng phải liên tục để thông đờm. Sau khoảng 3 phút vỗ nhẹ lưng thông đờm, mẹ bế trẻ lên ở tư thế an toàn và nhẹ nhàng day ngón tay nơi cổ để kích thích cơn ho, khiến trẻ ho bật đờm ra ngoài. Lưu ý, mẹ không nên thực hiện vỗ long đờm cho trẻ sau khi ăn sữa no vì có thể khiến trẻ nôn trớ. Đồng thời, không nên cho trẻ sơ sinh uống nước để làm loãng đờm, hay uống bất cứ bài thuốc dân gian nào khác. Nếu trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng vẫn không cải thiện, trẻ ho nhiều và kèm theo các vấn đề sức khỏe bất thường khác cần đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị đờm
7 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

hay ạ. rất cần thiết cho mùa lạnh này ngoài bắc

Hữu ích ạ!

TapFluencer

hữu ích nè

VIP Member

Hữu ích

VIP Member

hữu ích

TapFluencer

Hữu ích

TapFluencer

hữu ích