Lưu ý chăm sóc khi bé bị nấm lưỡi

Bé bị nấm lưỡi là tình trạng thường gặp, mẹ cần chăm sóc đúng cách để không ảnh hưởng sức khỏe của em bé nhé. Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em là tình trạng niêm mạc ở vùng lưỡi có những tổn thương do sự tích tụ quá mức của vi nấm candida albicans. Không chỉ là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tình trạng lưỡi nhiễm nấm candida albicans còn xuất hiện ở người trưởng thành, người già, ở cả nam lẫn nữ, người khỏe mạnh và người ốm bệnh. Biểu hiện của bệnh nấm lưỡi ở trẻ em Các đốm nấm lưỡi thường xuất hiện thành từng cụm, đóng thành các mảng trắng lớn, dính chặt vào lưỡi. Nếu không được chữa kịp thời và đúng cách, nấm lưỡi sẽ lan sang vùng niêm mạc họng, đôi khi xuống vùng thanh môn và thanh quản, thậm chí có thể xuống phổi, gây ảnh hưởng đến đường hô hấp hoặc xuống dạ dày, khiến trẻ bị tiêu chảy. Bạn có thể lấy một miếng bông sạch, lau các đốm trắng để biết chắc là cặn sữa hay là bệnh nấm lưỡi ở trẻ em. Khi dùng tay, cạo mảng trắng sẽ thấy niêm mạc lưỡi của trẻ sẽ đỏ lên, dễ chảy máu, nhất là ở phần lưng lưỡi và trẻ sẽ cảm thấy đau đớn. Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em thường làm trẻ bỏ bú, lười ăn uống, và quấy khóc do khó chịu. Chữa bệnh nấm lưỡi Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ em. Thông thường, trẻ bị nấm lưỡi sẽ được chỉ định cụ thể như sau: Sử dụng thuốc chống nấm: mẹ nên chọn đúng loại thuốc phù hợp với độ tuổi của trẻ và cho trẻ dùng thuốc liên tục đến khi tất cả các vết nấm lưỡi biến mất. Cần thoa thuốc đúng cách: nếu trẻ vẫn đang ở giai đoạn sơ sinh, mẹ hãy quấn gạc ở đầu ngón tay và rơ thuốc vào lưỡi trẻ 2 lần mỗi ngày. Còn với trẻ mầm non hay tiểu học, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ 4 lần mỗi ngày. Thời gian tối thiểu phải thoa thuốc điều trị bệnh nấm lưỡi là trên 1 tuần. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nấm lưỡi Khi mẹ đã biết chắc trẻ bị nhiễm nấm candida albicans, bên cạnh trẻ cần được thoa thuốc điều trị bệnh nấm lưỡi, việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ khá đơn giản. Dù vậy, vẫn có một số vấn đề các mẹ cần lưu ý kỹ: Rửa tay sạch sẽ trước khi thoa thuốc, làm vệ sinh răng miệng cho trẻ; Không hôn miệng trẻ hoặc để nước miếng của bạn/người thân dính với trẻ để tránh lây vi trùng, vi khuẩn sang trẻ; Nếu trẻ đang bú mẹ, mẹ phải vệ sinh ngực bằng khăn ấm trước và sau khi cho trẻ bú; Vệ sinh sạch sẽ bình bú sữa, các đồ dùng cho trẻ ăn bằng nước nóng hoặc máy rửa chén; Rửa sạch đồ chơi của trẻ hàng ngày với nước nóng và xà bông rồi đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em cản trở khả năng cảm nhận hương vị thức ăn của trẻ, từ đó, khiến trẻ chán ăn, bỏ bú. Vì vậy, mẹ hãy luôn giữ lưỡi và khoang miệng của trẻ luôn sạch sẽ, để trẻ có thể cảm nhận trọn vẹn mùi vị các món ăn tốt nhất cũng như chăm sóc, xử lý đúng đắn khi lưỡi trẻ bị nấm.

Lưu ý chăm sóc khi bé bị nấm lưỡi
11 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

cảm ơn mom đã chia sẻ

VIP Member

Thanks mom nhiều nha

VIP Member

rất hữu ích ạ

TapFluencer

hữu ích ak

TapFluencer

cảm ơn m

VIP Member

Hữu ích

VIP Member

hữu ích

TapFluencer

Hữu ích

Hữu ích

VIP Member

Hữu ích