Dấu hiệu trê bị viêm tai giữa

Để phát hiện sớm, điều trị đúng cách và chủ động ngăn ngừa bệnh, cha mẹ cần nắm được những thông tin về bệnh viêm tai giữa như thế nào? .1. Dấu hiệu cảnh báo viêm tai giữa ở trẻ em Trẻ bị viêm tai giữa sẽ có những dấu hiệu bệnh đặc trưng sau: Sốt nhẹ đến sốt vừa, có thể cao hơn 39 độ C. Chán ăn, bỏ bú, ăn không ngon miệng. Trẻ bị đau trong tai, trẻ lớn có thể nói cho cha mẹ nhưng trẻ nhỏ chỉ biết dùng động tác dụi tay hoặc kéo vành tai. Trẻ khó chịu, trằn trọc, khó ngủ, hay quấy khóc. Tiêu chảy, nôn ói. Có dịch mủ chảy ra từ ống tai ngoài. Chậm phản ứng với âm thanh. Có triệu chứng đau đầu, giảm thính lực tạm thời. Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em khá dễ nhận biết và xuất hiện từ sớm, vì thế cha mẹ chỉ cần chú ý là sẽ thấy trẻ có nhiều biểu hiện bệnh khác lạ. 2. Làm gì khi trẻ bị viêm tai giữa? Hầu hết trường hợp viêm tai giữa ở trẻ biến chứng từ bệnh lý viêm mũi họng thông thường, do vậy đầu tiên cần điều trị các bệnh lý này. Viêm tai giữa nếu không quá nghiêm trọng sẽ tự khỏi sau vài ngày, triệu chứng bệnh cũng giảm dần rồi biến mất. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên chủ quan mà cần tiếp tục theo dõi dấu hiệu bệnh ở trẻ, nếu tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Khi dấu hiệu bệnh rầm rộ, thường ở giai đoạn viêm tai giữa xung huyết, nếu bệnh kéo dài có thể trẻ sẽ cần dùng thuốc điều trị. Hãy đưa trẻ đi khám để được chỉ định dùng thuốc tác dụng tại chỗ hoặc thuốc uống, tiêm toàn thân. Không nên để bệnh kéo dài, tiến triển sang giai đoạn ứ mủ hoặc vỡ mủ, không những điều trị khó khăn hơn mà biến chứng cũng rất dễ gặp phải. Viêm tai giữa thường nặng nhất khi tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, nhất là phế cầu khuẩn đồng thời gây bệnh viêm đường hô hấp nặng. Khi đó, trẻ sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh điều trị, trong quá trình điều trị cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi.

2 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
TapFluencer

Hữu ích

VIP Member

hữu ích