Những loại bệnh ở trẻ sơ sinh rất dễ nhầm với trẻ bị cảm cúm

Trong quá trình chăm sóc con nhỏ, không ít lần mẹ sẽ muốn như phát loạn với các triệu chứng bệnh của con. Có những triệu chứng hệt với triệu chứng của cảm cúm nhưng không phải. Làm sao phân biệt đây? Trẻ sơ sinh bị cảm thường có các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và ho. Một số bé vì nghẹt mũi mà phải há miệng thở và việc bú mẹ vì vậy mà cũng bị ảnh hưởng. Bú ít, bú khó, khiến trẻ dễ quạu cọ, khó chịu và quấy khóc. Nếu bị sốt, thân nhiệt của các bé có thể tăng cao từ 39 đến 40 độ C. Ở một số ít trường hợp, sốt cao có thể gây ra co giật, số còn lại có thể có các triệu chứng tăng nặng như nôn mửa, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, ớn lạnh, li bì… Đó là tất cả những gì mẹ biết để nhận ra dấu hiệu cảm cúm của trẻ. Thông thường, bệnh cảm sẽ tự khỏi và chỉ chữa trị triệu chứng nếu nặng. Nhưng bên cạnh đó cũng với những triệu chứng đó, mẹ có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý khác có thể khiến bé gặp nguy hiểm. Dưới đây là những bệnh dễ nhầm lẫn với cảm cúm ở trẻ nhỏ mà mẹ không thể bỏ qua: Bệnh ban đỏ Bệnh ban đỏ khởi phát nhanh, gây sốt cao trên 38,5 độ C. Sau 3 ngày sốt liên tục không hạ, ban đỏ xuất hiện trên da, tập trung chủ yếu ở: đầu và ngực trên, sau đó lan ra toàn thân. Nốt ban đỏ có kích thước như đầu kim, mọc dày chi chít, một số lan thành từng mảng. Ngoài sốt và phát ban ra, ban đỏ còn kèm theo đau họng, sưng amidan, môi nhợt nhạt. Bệnh sởi Trong thời gian khởi phát, sởi gây sốt trong 1-2 ngày đầu kèm theo tình trạng chảy nước mắt, chảy nước mũi, kết mạc sung huyết và tấy đỏ, đặc biệt dấu hiệu điển hình dễ nhận biết là trẻ rất sợ ánh sáng. Đến ngày thứ ba, các nốt ban sởi xuất hiện trên niêm mạc miệng, sau đó là các dát đỏ trên da, ban đầu là sau tai, sau đó lan đến đầu, mặt, thân mình và các chi. Khi phát ban lan rộng thì sốt cũng trở nên tồi tệ hơn. Đến lúc này bệnh dễ nhầm lẫn với cảm cúm cũng đã không còn quá khó để phân biệt. Viêm não mô cầu Khi mới phát bệnh, trẻ bị viêm não mô cầu cũng có biểu hiện sốt, nghẹt mũi và ho nhẹ, sau đó chuyển sang ớn lạnh, đau đầu dữ dội, nôn mửa, da tái nhợt, co giật trong cơn sốt cao. Hầu hết các bé nhiễm bệnh đều có chấm xuất huyết hoặc vết bầm máu trên da. Đây là bệnh nguy hiểm tính mạng nên không thể chậm trễ. Bệnh ban đào Ban đào ở thể nhẹ trong 24 giờ đầu phát bệnh thường không khác gì cảm cúm với biểu hiện viêm ở đường hô hấp trên như sốt, sổ mũi, ho. Do đó ban đào là một trong những bệnh rất dễ nhầm lần với cảm cúm. Sau 1 đến 2 ngày, trên da mới xuất hiện ban đỏ, bắt đầu ở mặt và lan rộng khắp cơ thể. Sau khi phát ban tầm 2 đến 3 ngày, ban đỏ sẽ biến mất mà không để lại dấu vết. Bệnh thủy đậu Khi bị thủy đậu, trẻ sẽ bị sốt nhẹ, có trẻ hơi khó chịu. Sau 2 ngày, các nốt ban đỏ to bằng hạt gạo xuất hiện ở đầu, mặt, đặc biệt là ở các chi. Các nốt này dần chuyển thành mụn nước từ 1 đến 2 ngày sau khi xuất hiện với hình bầu dục và khá giống nốt phỏng, gây ngứa. giác ngứa. Sau 5 ngày nốt thủy đậu sẽ đóng vảy và sau 3 tuần trẻ sẽ khỏi bệnh. Ho gà Bệnh ho gà với triệu chứng hệt như bệnh cảm nhưng tiếng ho ngày càng nặng hơn. Trẻ ho từng cơn nhưng ho rất khó, mỗi khi ho là mặt đỏ tía tai và có tiếng rít. Bệnh thường kéo dài từ 2 đến 6 tuần. Xem thêm: - Gợi ý món ăn dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi: http://bitly.ws/CQgU - Khác biệt giữa trẻ tự ngủ và trẻ dỗ mới ngủ: http://bitly.ws/CZmK

Những loại bệnh ở trẻ sơ sinh rất dễ nhầm với trẻ bị cảm cúm
8 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

Cảm ơn mom đã chia sẻ ạ

cảm ơn m đã chia sẻ

VIP Member

Cảm ơn mom chia sẻ

VIP Member

hữu ích ạ

hữu ích ạ

VIP Member

hữu ích ạ

TapFluencer

Hữu ích

Hay quá