Chia sẻ kinh nghiệm nuôi con tâm đắc nhất (30/03)

Trong hành trình nuôi dạy con, chắc chắn bạn sẽ tìm kiếm rất nhiều thông tin, lời khuyên hữu ích từ nhiều nguồn khác nhau như Google, hội nhóm Facebook hay trên ứng dụng TAP, lời khuyên hoặc kinh nghiệm nào mà bạn tâm đắc và thấy hữu ích nhất? Chia sẻ ngay với TAP để nhận 500 điểm xịn sò và tham khảo cùng các mẹ khác nào! Thời gian kết thúc: 23h59p, ngày 30/03/2022

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi con tâm đắc nhất (30/03)
64 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
TapFluencer

TẬP CHO CON SỬ DỤNG BÔ Con bạn đã hơn 2 tuổi nhưng không muốn ngồi bô mỗi khi đi vệ sinh. Do đó, bạn đang tìm cách tập cho bé ngồi bô. Thực tế, việc tập cho con sử dụng bô mỗi khi cần đi vệ sinh là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn. Để có thể tập cho bé ngồi bô, bạn nên: Hãy mua cho bé chiếc bô có màu sắc hay hình con vật mà bé yêu thích. Bạn hãy ngồi lên bô hoặc nhờ anh chị của bé hay trẻ nhà hàng xóm ngồi lên bô cho bé thấy việc ngồi bô không có gì đáng sợ. Cần lưu ý là bô phải luôn để ở cùng một nơi mà trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy, đặc biệt là bạn không bao giờ được ép trẻ ngồi bô nếu bé không thích hoặc chưa sẵn sàng chấp nhận việc này. Khi bắt đầu tập luyện, hãy luôn cổ vũ và khen ngợi con mỗi khi bé ngồi bô. Đừng la mắng con khi bé bỏ một món đồ nào đó hay đồ chơi vào trong bô hay bé ngồi bô nhưng không chịu cởi quần ra. Bạn cũng có thể thử đặt một con gấu bông lên bô và kể những câu chuyện về các nhân vật luôn ngồi bô khi muốn đi vệ sinh để quần áo được sạch sẽ. Và bây giờ việc của bạn là chờ đợi mà thôi. Chúng tôi tin rằng với những cách trên, bé cưng nhà bạn vui vẻ ngồi bô mỗi khi đi muốn đi vệ sinh sẽ diễn ra trong một ngày. Nguồn: Hello Bacsi

Đọc thêm

Mình cũng ko có kinh nghiệm gì nhiều, chỉ là đã thử áp dụng nhiều cách dạy con, có thất bại thì mới có thành công. Mình tâm đắc một cách dạy con của một ông bố người nước ngoài. Ông nói chúng ta dạy con thì nên làm bạn với con chứ đừng nghĩ là cha mẹ mà ra lệnh hay áp đặt con. Nếu con làm sai, chúng ta quát mắng con chỉ làm con sợ chúng ta chứ ko chỉ dạy con được gì cả. Con sẽ ko nhận ra dc lỗi sai. Thay vào đó nên điều tiết lại cảm xúc tức giận của bản thân ta trước rồi mới bình tĩnh nói với con "con ko nên làm như vậy, làm vậy ko tốt...". Hoặc khi con khóc la thì nên tìm hiểu nguyên nhân trước, nếu chỉ nhìn cái trước mắt mà mắng con thì chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn thôi và sẽ ảnh hưởng tâm lý con. Khi con khóc là khi con cần chúng ta an ủi nhất, lúc đó hãy giang rộng tay và nói "con lại đây với ba/mẹ nhé", ôm con rồi vỗ về vào lưng trấn an con rồi lại nói "sao con khóc vậy? kể mẹ nghe xem". Mình vẫn áp dụng cách này dạy 2 con lớn của mình nên giờ các con rất thoải mái khi nói chuyện với mình như những người bạn, đương nhiên là phần lễ giáo tôn ti trật tự vẫn dc dạy nhưng các con cởi mở hơn với mình. Đứa thứ 3 còn nhỏ nhưng sau này vẫn sẽ tiếp tục áp dụng y như vậy.

Đọc thêm

Mình tập đầu làm mẹ, con khóc đêm 3 tháng đầu, ngày nào cũng 2,3h đêm mới ngủ. Các bà thì cứ bảo do mk ít sữa ko đủnos bú nó khóc, đòi chuyển sang sữa công thức cho con ăn. Trong khi mẹ thì nhiều sữa sốt sữa 40 độ mấy ngày ko hạ, vừa xót con vừa ấm ức. Nhưng mk vẫn quyết tâm cho con bú mẹ, còn phi luôn bình sữa và hộp sữa mới dùng vài lần ở viện lên xe rác chở đi luôn, ko ai kịp làm j. Mk cũng nghe mấy m khuyên dùng men vi sinh biogaia cho bé vừa tốt cho tiêu hoá vừa giảm colic. Trv giờ bé nhà mk bụ 4m mà đc 9kg với đêm ngủ ngon lành, dậy cũng ko khóc nữa mà chỉ gọi mẹ dâỵ ( tay nó đập bôm bốp hoặc in luôn cái bàn chân vào mặt mẹ nó)cho ăn rồi ngủ tip. Chỉ vậy thôi mà mk cảm thấy hp lắm.Vậy nên các m sắp làm mẹ cứ tin mk, sữa mẹ luôn luôn là tốt nhất cho con, dù bé chưa chịu bú mẹ thì cungz cố gắng kiên trì rồi sẽ qua hết, con khoẻ mẹ nhàn mà mẹ con càng gắn kết vs nhau hơn. Tuy nhiên, mk ko cổ súy vc chỉ cho con bú mẹ, nếu m nào thực sự ko đủ sữa dù đã thử nhiều cách thì vẫn nên cho bé dùng sữa ct bổ sung nhé.

Đọc thêm
TapFluencer

Cũng như tất cả các mẹ bỉm khác. Lần đầu có con cũng bối rối, cũng suy nghĩ,. cũng lo lắng. Mình cũng vậy. Khi em bé mới sinh ra, rất khó ngủ, gắt ngủ. Mỗi lần buồn ngủ là bắt mẹ ẳm, ru ngủ cả tiếng đồng hồ. Rồi là phải ngủ trên tay mẹ mới chịu ngủ. Còn không là khóc la miết thôi. Và mẹ cũng tìm hiểu, cũng hỏi trên nhóm Facebook, tìm hiểu trên tap, rất rất nhiều,... Và mẹ áp dụng được ban ngày sẽ cho con chơi thật đã, đợi thật buồn ngủ thì mới cho con lên giường ngủ. Mẹ sẽ hát cho con nghe, mẹ niệm Phật cho con nghe. Sau một hồi là con đã ngủ rồi. Tối mẹ canh đúng 7h là cho con vào phòng, tầm 8h là con đã ngủ. Và giờ con đã 16m. cứ đúng 8h là con đã ngủ. Mẹ nhàn, và con cũng nhàn. Bài học mẹ rút ra là tập cho con thói quen từ lúc nhỏ, lặp đi lặp lại nhiều lần, lặp lại hằng ngày. Và mẹ sẽ tiếp tục tập cho con thói quen tích cực mỗi ngày.🙂 Yêu em của mẹ. Chúc em của mẹ ăn được, ngủ được, một đời mạnh khoẻ nên người

Đọc thêm

Mình chia sẽ kinh nghiệm lúc sinh bé trai đầu lòng. Sinh thường lúc 0h30p tại BVN...bé bú ngủ bình thường nhưng lúc thay tả thì phát hiện bé chỉ ị mà không tè trong khi đó bụng thì cứ phập phồng và bé khó chịu, chồng mình và mẹ thay nhau gọi y tá nhưng họ bảo "bình thường không sao", vài tiếng trôi qua tình hình vẫn như vậy ( bụng phập phồng và bé khó chịu) mặc dù gọi y tá nhiều lần nhưng vẫn nhận câu trả lời "KHÔNG SAO". Tới lúc bé khóc nhiều rồi thì chồng mình và mẹ mới quýnh lên đi gọi bác sĩ. Lúc này bác sĩ kiểm tra và dùng tay khều nhẹ đầu ku thì nước tiểu bé bắn ra màu vàng đậm do nhịn tiểu nhiều giờ. Bác sĩ khều ra giống như hạt cát cản đầu ku làm bé không tè được. Cũng may con mình vẫn ổn. Kinh nghiệm rút ra là các mom nên kiểm tra con mình thật kỹ xem có bất thường gì thì báo bác sĩ ngay, kêu 1 lần không được thì kêu nhiều lần nếu không hối hận không kịp, con của mình mình xót chứ vẫn còn nhiều người vô tâm lắm ạ.

Đọc thêm

Trước kia e là người vô lo nhưng từ khi mang bầu và làm mẹ, cái gì e cũng lo, lo từ lúc bầu đến lúc nuôi con. cái gì e cũng lên google lên tap gõ tìm kiếm đọc lại các câu hỏi, các câu trả lời của các mom đi trước. Trong số đó việc dạy bế bé như thế nào đối với e là hữu ích nhất. Cách để bế bé đúng cách ở các tháng như thế nào để ko ảnh hưởng tới cổ tới xương sống sau này, chắc đối với các mom việc này là đơn giản nhất nhưng với e lại khác. mẹ ruột nuôi e ở cữ bế con ru con ngủ e thì theo nhìn ngó cứ nhắc chừng. Má coi chừng đầu với cổ của Mon kìa. Má đừng lắc võng mạnh vậy chớ. Đừng lắc đầu Mon mạnh.... 😂 e bị nói là kỷ quá. Rồi khi về nhà ck, mẹ ck e không biết bế, bế để con thụng lưng như con tôm luôn, rồi không biết đỡ đầu cho con e nhìn mà nóng ruột quá mà. chắc ko dám cho bế con e nữa. Một việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại khó với một số người, chẳng hạn mẹ ck e.

Đọc thêm

Lời Khen. Trẻ luôn muốn được nghe khen ngợi. Tuy nhiên, không phải bất cứ việc gì cũng nên khen. Và cũng đừng đồng nhất việc trẻ tiến bộ, tích cực với những năng lực mà trẻ đương nhiên phải có như đánh răng, rửa mặt thay quần áo hay biết cách chào hỏi người khác. Lời khen thường xuyên với những việc lặp đi lặp lại hằng ngày tạo ra cảm giác nhàm chán. Bố mẹ không nên khen trẻ một cách tùy tiện vì nghĩ lời khen sẽ cũng có lợi. Trẻ đang vẽ chân dung một người bạn, trường hợp trẻ vẽ không đẹp thì bố mẹ không nên miễn cưỡng khen “con vẽ đẹp quá”, trẻ sẽ ỷ lại, nghĩ mình vẽ đẹp, thiếu cố gắng. Thay vào đó hãy nói: “con thích vẽ lắm phải không?”, “bố/mẹ thấy con đang rất cố gắng hoàn thiện nó”. Trẻ chơi phóng phi tiêu không trúng đích, phụ huynh không nên khen “con giỏi quá”, mà hãy là “bố/mẹ thấy con sắp làm được rồi, cố gắng phóng lại và ngắm cho kĩ nào”.

Đọc thêm
TapFluencer

Kinh nghiệm tâm đắc nhất đối với mình là nhận ra đc hệ tiêu hóa của bé còn non kém, ko nên cho bé bú quá no. Bú xong vác lên vỗ ợ, ợ xong vẫn ẵm tư thế vỗ ợ đó ít nhất 30p mới đặt bé xuống sao cho đầu cao hơn bụng, độ dốc thoải vừa phải tầm 15 20 độ là đc. Nếu có điều kiện thì mua gối chống trào ngược cho bé. Khi đặt bé xuống, đầu bé có nghiêng qua sẽ chảy ra 1 tí sữa còn sót lại dưới lưỡi, do em bé hay giữ lại miếng sữa cuối trong miệng, cái đó chảy ra tí xíu thì ko phải nôn ói, mà là trớ thôi. Do con mình lúc mới sinh ói dạng vòi rồng rất nhiều, sặc lên mũi, con đầu nên mình vừa lo sợ, vừa láo ngáo ko biết làm sao. Nên mình đã từng tìm hiểu qua nhiều thông tin, mẹo nhưng chỉ có cách trên là hiệu quả nhất. Đa số chỗ khác chỉ nói sơ là vỗ ợ thôi mà vỗ ợ ko đúng cách cũng ko có tác dụng. Đối với những bé "khó" như con mình thì áp dụng cách trên tốt nhất rồi.

Đọc thêm
VIP Member

Ai cũng có lần đầu, lần đầu có con, nhiều cái bỡ ngỡ, nhiều cái không biết, nhiều cái lo lắng. Chuyện gì cũng tìm google, hoặc lên hội nhóm hỏi thăm. Đặc biệt là lúc chuẩn bị ăn dặm. Mình loay hoay với việc cho ăn dặm truyền thống hay ăn dặm kiểu nhật, hay ăn dặm chỉ huy. Và rồi giờ ăn dặm theo kiểu con. Truyền thống có, kiểu nhật có, chỉ huy có. Bé ăn theo kiểu bé thích, mẹ cũng chịu khó tìm hiểu, chịu khó lau dọn, miễn con vui và ăn ngon miệng. Và bé mình khi ăn nói không với tivi, nói không với điện thoại. Ngồi một chỗ ăn trong phạm vi ghế ăn dặm của mình. Vì vậy mà giờ hình thành thói quen. Khi thấy mẹ bưng đồ ăn ra là tự động ngồi vào bàn, và ăn một chỗ, xong sẽ được mẹ thả ra chơi. giờ mình mới cảm thâý cho con ăn không là vấn đề nữa rồi. Chỉ có vấn đi đề mỗi ngày suy nghĩ hôm nay, ngày mai sẽ cho con ăn gì để con khỏi bị lặp lại món, khỏi bị ngán 😁

Đọc thêm

Mình tập đầu làm mẹ. khi sinh ở viện, con mình nôn nước ối ra rất nhiều, rồi khi bú là lại 30p sau hoặc 40p là nôn ra hết.Mặc dù bế trên tay có vỗ ợ hơi. con nôn nhiều lần sặc lên cả mũi gây nghẹt mũi thở khẹt khẹt luôn. liên tục như vậy hoảng quá nên gọi bác sĩ , chính xác là 2 lần, nhưng bs lại bảo không sao, còn la, cáu gắt bảo là mình làm quá. thể hiện thái độ gay gắt rồi bỏ đi. thế là đến tối ngày mình sinh con bú ói liên tục k có gì trong bụng, nên điện thoại cho bác sĩ quen vì con lại ói và khóc ngất, lúc đó bs quen và bs lúc trước lên phòng, kiểm tra xong mới quớ, xin lỗi rồi bế con mình đưa xuống phòng chăm sóc đặc biệt để hút chất đọng trong mũi với miệng con và theo dõi . Bởi vậy kinh nghiệm mình muốn nhắc các mom là con là con mình, nên bất thường gì thì gọi bác sĩ này k được gọi bs khác khám ạ.chứ giờ nhiều bs làm việc tất trách, k có tâm quá ạ

Đọc thêm