Chia sẻ kinh nghiệm nuôi con tâm đắc nhất (30/03)

Trong hành trình nuôi dạy con, chắc chắn bạn sẽ tìm kiếm rất nhiều thông tin, lời khuyên hữu ích từ nhiều nguồn khác nhau như Google, hội nhóm Facebook hay trên ứng dụng TAP, lời khuyên hoặc kinh nghiệm nào mà bạn tâm đắc và thấy hữu ích nhất? Chia sẻ ngay với TAP để nhận 500 điểm xịn sò và tham khảo cùng các mẹ khác nào! Thời gian kết thúc: 23h59p, ngày 30/03/2022

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi con tâm đắc nhất (30/03)
64 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi

Chào các mẹ,đáng nhẽ e đã viết bài này rất lâu nhưng hôm nay mới có thời gian và nghĩ ra mình còn đang quên việc gì đó. Kinh nghiệm e đang làm phòng khám siêu âm và cũng đã từng mang bầu thì đây là những kinh nghiệm e muốn chia sẻ đến các mẹ bầu lần đầu cũng như các mẹ muốn mang bầu lần tiếp theo 😊 *Trước khi mang bầu các mẹ nên tiêm phòng cúm và rubella * Sau khi thử que 2 vạch đỏ chót thì các mẹ đừng vội đi siêu âm luôn và ngay,hãy chờ 5-7 ngày sau hãy đến phòng siêu âm gặp bác sĩ * Tuần 6-8: theo dõi tim thai của con,hiện tượng tụ dịch ngoài màng đệm * Tuần 12 : siêu âm 4d để sàng lọc dị tật Down,đo khoảng sáng sau gáy và làm xét nghiệm Double test hoặc NIPT * Tuần 17-18 : siêu âm 4d để sàng lọc dị tật tim sớm.Nhiều mẹ sẽ làm xét nghiệm Tripble test ở tuần thai này nữa nhưng thật ra k cần thiết vì 12w mình đã làm Double test r (giá trị 2 xét nghiệm như nhau), nếu mẹ nào quên Double thì nên làm thôi nhé * Tuần 22 : siêu âm 4d để sàng lọc dị tật não và hình thái em bé (mốc quan trọng nhất),bác sĩ sẽ đo chiều dài CTC để đánh giá tình trạng sinh non nữa nhé các mẹ * Tuần 26 : siêu âm 2d thôi để kiểm tra tình hình sức khoẻ của con,bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ làm Nghiệm pháp đường huyết thai kì và tư vấn mẹ đi tiêm uốn ván * Tuần 30 :vẫn là siêu âm 2d để xem tình trạng ối và cân nặng e bé pt như nào, các mẹ tiêm uốn ván mũi 2 nhé (mẹ nào mang thai lần đầu và con đầu cách 5 năm phải tiêm 2 mũi,còn dưới 5 năm chỉ cần 1 mũi thôi nha các mẹ ) * Tuần 32 : siêu âm 4d hình thái lại 1 lần nữa để đánh giá e bé trước sinh chính xác nhất và tình trạng ối của e bé *Tuần 34-36 : siêu âm 2 tuần/lần để đánh giá ối và độ canxi hoá bánh rau * Tuần 36-38 : siêu âm 1 tuần/lần * Tuần 39-40 : siêu âm 5 ngày/lần - Siêu âm không phát hiện được 100% dị tật,nhưng bác sĩ có chuyên môn cao và thực sự có tâm thì các mẹ thông thái nên chọn đúng. - Siêu âm theo lịch hẹn và chỉ định theo dõi của bác sĩ là ổn k cần siêu âm quá nhiều - Các mẹ đang nhầm tưởng siêu âm 2d và 4d: siêu âm 2d là siêu âm đen trắng bt k đc nhìn con mà cứ lần nào đăng kí cũng "e ơi cho c siêu âm 4d nhé". Thực chất siêu âm 2d hay 4d đều được nhìn mặt e bé tuỳ vào tư thế chuẩn của e bé nha (hình mẫu ở dưới) ( ở pk e là như vậy,các pk khác e kp :)),siêu âm 4d là siêu âm hình thái e bé và phát hiện dị tật ở những mốc quan trọng,còn siêu âm 2d là siêu âm thường kiểm tra định kì ❤️ Tiếp theo là những vấn đề sau : - Các mẹ bầu nên bổ sung các loại vitamin tổng hợp chứa nhiều acid folic khi thai dưới 12w,trên 12w các mẹ dùng thêm sắt và canxi theo chỉ định - Tránh qhtd trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối,3 tháng giữa có thể qhtd nhưng nhẹ nhàng và tư thế thích hợp - Dinh dưỡng cho bà bầu : + 3 tháng đầu hạn chế ăn dứa và rau ngót,ăn chín uống sôi là được chẳng cần kiêng khem gì đâu :)) + Nên uống nước cam hàng ngày vì nước cam nhiều vtm C tăng đề kháng tốt lắm các mẹ ạ + Sữa bầu uống cũng đc,hoặc có thể thay thế bằng sữa tươi không đường nhé các mẹ + Hạn chế ăn đồ ngọt,bia rượu,coca + Nên uống nhiều nước (tối đa 2 lít/ngày) + Ăn nhiều rau thịt và trái cây,cơm k cần ăn nhiều (ngày 1 bát là đủ) + Điều này đáng lưu ý là : k nên ăn tía tô tránh hiện tượng k cầm được máu sau sinh ( e là nạn nhân nè,sinh xong phải tiêm 2 ống thuốc cầm máu k lại sợ băng huyết mà k dám nói với các chị nữ hộ sinh 😭) - Vận động dành cho các mẹ bầu: + Các mẹ nên đi lại vận động nhẹ nhàng trong những tháng đầu thai kì + Hiện tượng tê tay,chân,chuột rút co cơ thì k hẳn là thiếu canxi đâu các mẹ nhé,hiện trên youtube có bài tập vận động rất tốt các mẹ có thể tham khảo hoặc các mẹ ngâm chân bằng nước muối và gừng mỗi tối trước khi đi ngủ giúp mạch máu lưu thông tốt hơn + Những tuần từ 37 trở đi các mẹ có thể đi bộ tầm 15-30' để giúp dễ sinh hơn - Tư thế nằm ngủ của các mẹ khi bầu to : e bé trong môi trường ối không chịu áp lực hay ảnh hưởng gì từ cách nằm của mẹ nên các mẹ có thể nằm bất cứ cách nào mà các mẹ cảm thấy dễ chịu nhất vì bầu đã đau mỏi,ê ẩm lắm rồi - Vấn đề này quan trọng cực nè,10 mẹ thì 8-9 mẹ mắc phải đó là "táo bón". Ôi nói đến đây,e còn sợ lắm nè,ác mộng khủng khiếp nhưng các mẹ hãy yên tâm đi vì trải qua r nên e biết: các mẹ hãy uống thật nhiều nước mix thêm hạt CHIA rất giàu omega 3 và nhuận tràng tốt lắm,ăn nhìu chuối và rau xanh,k nên ăn khoai lang đâu vì thực chất khoai lang k hề dễ tiêu hoá đâu ạ - Các mẹ nên nhớ này,cả quá trình bầu số cân nặng hợp lý nhất là mẹ tăng 9-12kg,con tầm 3000g-3200g là tốt r k cần con quá to đâu ạ,miễn e bé luôn khoẻ mạnh là được ạ. Và mẹ ăn nhiều hay ăn ít mà con to cũng chẳng liên quan gì đến "ăn" nha,vì con hấp thụ đc nhờ chuyển hoá của chức năng bánh rau cơ mà Nguồn: Nguyễn Thu Trang

Đọc thêm
Post reply image
2y ago

🤣🤣🤣

TapFluencer

MUỐN CON THẾ NÀO HÃY NÓI VỚI CON NHƯ THẾ VÀ ĐỘNG VIÊN CON,TRÁNH NHỮNG TỪ KHÔNG TỐT NHƯ HƯ,LÁO,LƯỜI ,KÉM CỎI,TRẺ SẼ BỊ ÁM THỊ VÀ THEO BÉ MÃI. Trẻ con hẳn có lúc làm sai, nhưng trách mắng trẻ cũng phải có nghệ thuật và phương pháp. Lời nói ra như xô nước hắt đi, người hắt có thể quên, nhưng đứa trẻ bị hắt chắc chắn sẽ nhớ đến lúc lớn lên. 🎇5 KHÔNG TRÁCH 1. Không trách con cái kém cỏi Khả năng của con người là có hạn, vì thế nếu có điều gì đứa con không làm được cũng là chuyện bình thường. Hơn nữa, trí thông minh và năng khiếu cũng có nhiều loại, không giỏi cái này thì sẽ giỏi cái khác. Không thể chì chiết một con cá tại sao không biết leo cây, mà tốt hơn hết nên tìm vùng nước nào phù hợp mà thả nó xuống. 2. Không trách con cái hỏi nhiều Trẻ con tò mò, nhiều lúc hỏi phát mệt, mà có khi hỏi những câu người lớn cũng không biết trả lời thế nào. Nhưng chính nhờ hỏi đáp mà trẻ học về thế giới xung quanh, đừng thiếu kiên nhẫn mà gạt đi kể cả những câu hỏi ngốc nghếch nhất. Giải thích tỉ mỉ, không biết thì nghiên cứu google rồi giải thích lại, đấy chính nuôi dưỡng tri thức. 3. Không trách con cái vì tai nạn chẳng may Ai mà chẳng có lúc lỡ tay lỡ chân, đổ vỡ hay vấp ngã hầu hết là do chẳng may. Làm cha mẹ không nên cứ xảy ra tai nạn nhỏ là trách mắng con cái, khiến chúng về sau có gặp chuyện cũng không dám nói. 4. Không trách con cái làm chậm Mới học không thể tinh, mới làm không thể nhanh, thà chậm mà chắc còn hơn nhanh mà ẩu. Nếu như lúc con làm mà mải chơi, không tập trung, làm theo kiểu chống đối...thì mới đáng trách, còn nếu đã chăm chú cố gắng thì dù không nhanh nhẹn cũng đáng được cổ vũ. 5. Không trách con cái bị ốm Nhiều người có con bị ốm, dù lo lắng chăm sóc nhưng cũng phải cằn nhằn là vì con thế này thế kia nên mới bị ốm đấy, tốn tiền mua thuốc các thứ. Ốm đau là khi cơ thể con người yếu đuối nhất, tinh thần cũng mềm yếu, dễ tủi thân. Bản thân đứa trẻ đâu có cố tình bị ốm, tại sao lại bị trách bởi một điều khó kiểm soát này? 🎇6 KHÔNG MẮNG 1. Không mắng trẻ ở nơi đông người Danh dự là thứ mà ai cũng có, bất kể người lớn hay trẻ nhỏ. Bởi vậy, mắng mỏ con cái trước chốn đông người chỉ làm trẻ càng thấy xấu hổ, tự ti. 2. Không mắng khi trẻ đã biết lỗi “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Một khi trẻ đã nhận ra lỗi lầm của mình thì đừng chì chiết thêm nữa, chỉ phản tác dụng, mà nên ân cần chỉ bảo thế nào mới là cách làm đúng. 3. Không mắng trẻ vào ban đêm Trách mắng trẻ vào lúc này có thể khiến con bạn đem theo cảm giác tủi thân, buồn chán vào giấc ngủ, làm trẻ ngủ không ngon giấc, thậm chí gặp phải ác mộng đáng sợ. 4. Không mắng trẻ trong bữa ăn “Trời đánh còn tránh miếng ăn”. Mọi lời phê bình, trách phạt, để sau bữa ăn hãy nói. 5. Không mắng khi trẻ đang vui mừng Trẻ đang vui mà bị mắng không khác gì đang đi chơi lại gặp bão. Sự thay đổi đột ngột thậm chí có thể gây ra cú shock tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ. 6. Không mắng khi trẻ đang gặp chuyện buồn Những lời phê bình lúc này sẽ chỉ càng làm tâm trạng con bạn xấu đi, tạo thêm áp lực tinh thần cho trẻ. Những áp lực ấy nếu không được giải tỏa kịp thời có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường về sau

Đọc thêm

Khi làm mẹ, tôi cũng cố gắng tìm hiểu cách để nuôi dạy con như thế nào để con nên người và phát triển tốt: 1. Kiềm chế thể hiện cái tôi của bản thân 📷 Việc tôn trọng con cái đúng cách không hề khó nhưng yêu cầu các bậc phụ huynh phải kiên nhẫn và biết giữ cái tôi của mình ở mức thấp nhất. Chẳng gì tệ hơn hai cái tôi quá lớn đi kèm với hai ý kiến trái ngược nhau. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng “Mình sinh ra con, con làm gì cũng phải theo ý mình. Sai là cấm thôi, sao phải giải thích?” – Điều này rất phản khoa học. Dẫu biết bạn muốn tốt cho con nhưng việc quan tâm không đúng cách sẽ đem lại phản ứng ngược, mối quan hệ của cha mẹ và con cái đột nhiên căng thẳng, rạn nứt. Chưa kể rằng, tâm lý của trẻ ở tuổi vị thành niên rất bất ổn và cái tôi muốn thể hiện mình quá lớn. Điều này khiến trẻ dễ dàng phản kháng lại tất cả những gì chống đối mình chỉ để khẳng định bản thân. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả cho sức khoẻ thể chất và tinh thần cũng như định hướng tương lai của con trẻ. Do đó, hãy cố gắng bình tĩnh và học cách kiềm chế cái tôi của bản thân khi nói chuyện với con để tránh những hệ luỵ không mong muốn. 2. Tôn trọng nhưng vẫn cần kỷ cương 📷 Hãy đặt ra kỷ luật và nguyên tắc ứng xử trong gia đình để con không vi phạm những lễ giáo căn bản. Tuy nhiên, nghiêm khắc khác với độc tài. Khi cần, bạn vẫn nên lắng nghe quan điểm của con và xem xét, khuyên nhủ con thật công tâm. Đừng để con nghĩ rằng bố mẹ quá lớn tuổi và khác biệt thế hệ nên không thể nào hiểu mình, từ đó con có thể trở nên sống khép kín và tự ý quyết định các cuộc sống của bản thân mà không chia sẻ cùng gia đình. 3. Không đem con ra so sánh 📷 Trong giai đoạn dậy thì, con sẽ rất nhạy cảm khi bị so sánh với ai đó hoặc với chính hình ảnh của bố mẹ trong quá khứ. Các bậc cha mẹ nên chú ý tránh việc làm tổn thương này. Khi so sánh, các bậc phụ huynh đã vô hình có những hành động ép con phải đạt đến hình mẫu mà bạn mong muốn. Điều này khiến con thu mình, khép kín và xa lánh bố mẹ hơn. Mỗi người đều có thế mạnh riêng, thế nên hãy tôn trọng và cùng con phát triển sự khác biệt của mình trở thành thế mạnh khẳng định bản thân. 4. Tôn trọng khoảng không riêng của con 📷 Trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ phát triển ý thức về cuộc sống riêng tư của mình hơn và có thể sẽ hạn chế quây quần cùng bố mẹ như ngày còn bé hay chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình với các thành viên trong gia đình. Thay vì cố gắng để chạm đến thế giới riêng đó, các bậc phụ huynh hãy tôn trọng con bằng cách để cho con có những góc riêng tư của mình. Một vài hành động nhỏ như gõ cửa khi vào phòng con, xin phép khi sử dụng đồ của con, không trách móc khi con dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn gia đình… có thể giúp con cảm nhận được mình đang được tôn trọng như một người trưởng thành. Học cách tôn trọng con cái trong giai đoạn dậy thì là một nhiệm vụ thú vị nhưng cũng đầy thử thách với các bậc phụ huynh. Hy vọng những bí quyết trên đây sẽ giúp bạn đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành thật hiệu quả.

Đọc thêm

HÃY SỬ DỤNG NGÔN TỪ TÍCH CỰC VỚI CON ✅. ĐỪNG BÀN LUẬN HAY NHẬN XÉT TRẺ.“Thằng nhà em yếu lắm hơi tí là té”; “Nó nghịch như giặc không ai trông được đâu”; hay phổ biến nhất là các bé bị nhận xét hư. Cứ không theo ý người lớn là thành hư chứ không ai hiểu trẻ chỉ đang thử thách các biên giới xung quanh mình xem có đúng là cần phải thế hay không… Bạn có muốn bị ai miêu tả như thế không? Thế nhưng chúng ta làm vậy với con mình. Những đứa trẻ không có khả năng tự bảo vệ. ✅ ĐỪNG DÙNG CÂU HỎI HAY CÂU PHỦ ĐỊNH. Ví dụ, thay vì “Sao lại đổ nước ra sàn như thế?” thành “Nước này là để uống con à”; “Không được nhảy nhót trên giường của mẹ” thành “Giường là nơi để nằm ngủ”; “Có ngừng ném đồ chơi ngay lại không?” thành “Túi Hero đó là để sơ cứu vết thương không phải để ném. Con muốn ném thì đi ném bóng rổ”; “Sao cứ gào toáng lên thế?” thành “Nói to là mất lịch sự đấy con ạ”… ✅ ĐỪNG SUY NGHĨ TIÊU CỰC. Em bé bê cốc sữa từ bếp ra bàn để uống bị đổ ra ngoài, mẹ hãy nói “May thật, may mà con chỉ làm đổ một tí thôi nhỉ. Đổ nhiều thì chẳng còn gì để uống”. Bé bị ngã, mẹ hỏi: “Có gãy cái gì không con? Không à? May quá, gãy cái gì thì đã phải đi bệnh viện bó bột rồi. Xước một tí về chỉ cần bôi thuốc sát trùng là tự khỏi luôn”… Cách nói như vậy thứ nhất là để bé học cách luôn bình tĩnh xử lý vấn đề; thứ hai là chuyện đã xảy ra rồi, nhìn một cách tiêu cực chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Chẳng phải khi luôn suy nghĩ như vậy cuộc sống tươi đẹp hơn biết bao? ✅. ĐỪNG RA LỆNH. “Không được đánh bạn. Bố nói con có nghe không?” thành “Mọi người đều phải tôn trọng nhau. Đánh người là vi phạm pháp luật”. “Con chào các cô các bạn đi rồi về. Người lớn nói thì phải nghe chứ” thành “Khi về bao giờ mình cũng chào tạm biệt mọi người con à”… Khi nói thế, bạn muốn truyền thông điệp trật tự xã hội là thế, cách cư xử quy định theo văn hóa Việt Nam là thế. Ai cũng làm thế dù là người lớn hay trẻ con. Chứ không phải là con bị người lớn bắt làm theo ý mình. Sau này bé cũng biết cách cư xử khi tham gia vào các cộng đồng, biết tôn trọng mọi người chứ không áp đặt những người ít tuổi hơn mình. ♻️ Cứ như thế, suốt những năm còn bé, sử dụng ngôn ngữ tích cực với bé là cách bố mẹ thể hiện sự tôn trọng con, giúp bé hình thành thái độ sống tích cực ngay từ nhỏ, giúp bé học cách tôn trọng mọi người. Cùng lúc, bố mẹ đã giúp trang bị các kỹ năng là lợi thế cho bé suốt cả cuộc đời sau này trong cuộc sống riêng cũng như khi tham gia vào xã hội. Nguồn: #kynangsocuu .com

Đọc thêm
VIP Member

Lần đầu làm mẹ nên mình hay đi tham khảo các kinh nghiệm nuôi con của các mẹ khác lắm.Và đây là một số mẹo nuôi con nhàn tênh mình đã note lại : 1 . Mẹo giúp con hết thức đêm 😪 Các mẹ làm ở nhà đừng cho ai biết nhé vì đây là mẹo. Các mẹ bồng con lên tay . Quay đầu vào hướng tường của con hay nằm . Bắt đầu giả vờ húc đầu con vào tường . Húc giỡn thôi nhé . Húc theo nhịp rồi đọc như vậy nè " Đâm cối cội chày , ngủ ngày cày đêm . Đâm thêm cối nữa , ngủ đêm ta cày ngày " nam thì đọc 7 câu . Nữ đọc 9 câu nhé . Làm lúc nhà ko có ai. Lúc con không khóc . Làm những lúc con hợp tác nhất nhé . Chúc mẹ thành công. 2 . Mẹo giúp con tiêm phòng không sốt Trước ngày tiêm 2 ngày các mẹ uống 1 ít lá tía tô , hoặc ăn sống càng tốt rồi cho con bú. Sẻ giảm đc triệu chứng sốt khi con chích về . Lúc chích về nhà thì các mẹ cắt 1 lát khoai tây mỏng. Đắp vào vết chích giúp con bớt đau 3 . Mẹo giúp con mọc răng không đau - sốt Tính từ thời điểm sinh đến đúng 100 ngày . Các mẹ lấy lá (nam 7 nữ 9) giá để nguyên nghiền ra thành nước rồi lấy rơ miệng chấm vào nước hẹ mới nghiền để rơ miệng cho con vừa rơ vừa đọc " Mọc răng như giá không đau không sốt". (nam 7 câu nữ 9 câu ) đọc 1 câu rơ 1 lần . Có nơi dùng lá nhọ nồi nhé , bsi cũng khuyên dùng lá nhọ nồi tốt hơn. 4. Mẹo giúp các bé đầu dài vì mẹ sinh thường khó: Canh lúc giờ trưa cả nhà đang nấu ăn . Mà có kho cá hoặt thịt gì đấy thì bồng con lên tay giả vờ húc đầu con vào tường (nam 7 nữ 9) rồi đọc "méo vuông tròn vuông" mỗi chữ húc 1 cái 5 . Mẹo giúp con hết ị đêm Canh giờ đêm lúc con ị . Các mẹ lấy cái tả con vừa ị xong . Quấn lại . Cầm ở tay rồi lau ở chỗ con nằm . Vừa lau vừa đọc " Cà chiếu ngày - Cà chiếu đêm - Ỉa ban ngày đừng ỉa ban đêm " (nam 7 nữ 9) 6 . Đừng cho con cầm lược khi chưa biết nói ( tránh làm con ngọng hoặc chậm nói) 7 . Ăn thì nên cho con ở nhà đừng bồng bế ra đường vì ông bà có câu " Ra ngoài người ta ăn trườc con mình ăn sau " ám chỉ cô hồn đi đường 8 . Nặn sữa gió mỗi lúc đi về nên nặn vào tường tránh nặn dưới đất vì " Nặn đất thì bé khác bò vào bú lại" 9 . Con sốt hoặc cảm thì lấy hành tím đặp dập lấy vải buộc vào 2 lòng bàn chân và trán 10. Bị lẹo ở mắt lấy ngón tay di xuống chiếu cói đến khi ngón tay nóng lên rồi áp vào chỗ lẹo , làm đi làm lại nhiều lần. 11.(bé nhà mình sắp 3 tuổi và dạy con đến giờ phút này là mình đúc kết ra được) Ba mẹ đừng quá áp đặt suy nghĩ của mình lên con.

Đọc thêm
TapFluencer

Đọc được bài viết này trên fanpage của TAP, mh rất thích nên chia sẻ lại cho các mom ❤ 10 ĐIỀU MẸ BẮT BUỘC PHẢI NHỚ KHI SINH CON 1/ Mẹ cần được ngủ, nhà dơ cũng được, ăn mì gói cũng được, quần áo 1 tuần giặt 1 lần cũng được, hãy ngủ nhiều nhất có thể Mẹ nha 2/ Mẹ cần được giúp đỡ, đừng cố biến mình thành siêu nhân, hãy mạnh dạn nhờ vả, ko ai cười cợt một bà mẹ mới sinh cần sự giúp đỡ đâu Mẹ ơi 3/ Sữa Mẹ chắc chắn sẽ nhiều lên, đừng so sánh sữa của một bà mẹ sau sinh 2-3 ngày với một bà mẹ sau sinh 2-3 tháng, cũng đừng stress khi người khác khoe cái tủ lạnh đầy sữa của họ, tới cái mốc con biếng ăn sinh lí, con wonderweek, con ăn dặm,... thì mẹ lại dư sữa trữ đông ngay thôi 4/ Dạ dày con nhỏ nên chỉ chứa được một ít sữa, đó là lí do con chỉ ngủ được những giấc ngắn ở 2-3 tuần đầu. Dần dần con lớn hơn thì dạ dày con to hơn, sẽ chứa được nhiều sữa hơn và ngủ giấc dài hơn. Chỉ cần Mẹ đừng tập con hư, đừng bế bồng ầu ơ rung lắc, đừng ôm ấp, đừng cho ngủ gục lúc ti,... con chắc chắn sẽ ngủ ngoan như một thiên thần. 5/ Giấc ngủ của con thuở mới sinh cũng ngộ, 20% ngủ sâu và 80% ngủ nông, đó là lí do con dễ thức giấc bởi tiếng ồn, bởi tay con đập vào mặt, bởi ông hàng xóm hát karaoke hay bởi Ba hắt xì to khủng hoảng. Mẹ nhớ dùng white noise để che bớt tiếng ồn, quấn chặt con lại để giảm bớt phản xạ moro và tránh tay quật vào mặt làm con tỉnh giấc. 6/ Wonderweek sẽ làm Con cáu nhưng Mẹ đừng lo, học xong kỹ năng là Con lại trở thành em bé vui vẻ của Mẹ ngay 7/ Mẹ đừng soi gương rồi lo lắng cho chiếc bụng nhão, mang thai 9 tháng 10 ngày, bụng đâu thể xẹp và phẳng trong ngày một ngày hai. Sau này cai sữa con rồi, mẹ ăn kiêng và tập tành nghiêm chỉnh, bụng lại nét căngggg 8/ Mẹ đừng quên đi thú vui của chính mình, 1 tuần mẹ có thể nhờ Ba hoặc bà ngoại trông giúp 45-60 phút, đánh xe một vòng đi hút ly trà sữa, hít tí gió trời, gội đầu massage,... Con vẫn ổn dù ko trong vòng tay Mẹ, miễn là mẹ vui. 9/ Mẹ đừng la Ba nữa, Ba cũng tập đầu ngơ ngác, cũng lóng ngóng vụng về, quan trọng Ba là Ba của con, Ba thương Mẹ con mình, Mẹ ha! 10/ Mẹ của con, Mẹ vui lên nha, con rồi sẽ lớn, Mẹ rồi sẽ lại xinh đẹp như xưa, con hứa, Mẹ cũng hứa nha! MẸ VUI LÊN NHA 😘 Rư (thay lời một em bé) Cre: Góc của Rư

Đọc thêm
TapFluencer

Giải cảm, trị ho, sổ mũi cực nhanh cho bé mà không cần thuốc Nếu mẹ chưa bao giờ biết đến tinh dầu tràm hoặc nghe rồi mà chưa dùng bao giờ thì chưa tin vào hiệu quả của tinh dầu tràm. Nhưng với những mẹ đã từng dùng tinh dầu tràm nguyên chất cho con rồi thì sẽ không lạ gì SP đang được xem là “thần dược” cho bé. Tinh dầu tràm là SP dùng để phòng và hỗ trợ điều trị các triệu chứng như: cảm cúm, ho, sổ mũi... cho bé rất tốt. Mẹ nào chăm chỉ bôi gan bàn chân và nhỏ vào nước tắm hàng ngày cho con từ lúc sơ sinh thì bé sẽ rất ít ốm vặt. Tác dụng cụ thể của tinh dầu tràm Giúp bé phòng chống và điều trị các vấn đề liên quan đến đường hô hấp dưới như: viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, hen phế quản, ho, thở khò khè. + Làm hết ngứa các vết muỗi đốt. + Giúp phòng và hỗ trợ điều trị cảm cúm, cảm mạo. --------------------------- CÁCH DÙNG TINH DẦU TRÀM CHO BÉ - Khi bé bị cảm cúm, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, ho, hen phế quản: Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ bôi tinh dầu Tràm vào gan bàn chân của bé hoặc sử dụng vài giọt tinh dầu Tràm thấm vào bông (hoặc giấy ăn) cho bé hít ngửi từ 10-15 phút theo cách ngắt quãng - Phòng chống gió máy, cảm mạo cho bé: Khi cho bé đi ra ngoài, mẹ có thể thoa ít tinh dầu Tràm lên người bé hoặc quàng cho bé một chiếc khăn có xức tinh dầu Tràm. - Khi bé bị muỗi đốt: Khi bé bị muỗi đốt thì mẹ có thể thoa tinh dầu Tràm lên vết cắn, sau ít phút là vết cắn sẽ hết đỏ, hết ngứa và hết sưng. - Dùng khi tắm cho bé để tránh gió, giảm sốt, thư giãn, thoải mái, hết mệt mỏi: Bất kể mùa đông hay mùa hè khi tắm cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể nhỏ từ 1-2 giọt tinh dầu Tràm vào nước tắm của bé. - Sản phẩm an toàn với trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. ----------------------- Và mình dùng cũng rất là hiệu quả

Đọc thêm
VIP Member

Gửi các bà mẹ hay buôn than trong đây... Mình có chút ít kinh nghiệm nên muốn chia sẻ với các mẹ. Đầu tiên thì các bạn nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nói thì nói vậy nhưng mình biết sẽ có nhiều người than là không có sữa cho con hoặc quá bận đi làm... Thì đây, mình cũng vậy. Nỗi khổ đầu tiên: Sinh con xong, cả 2 ngày đầu tiên, mình nhồi ngực hoài mà cũng không ra một giọt sữa. Đau khổ vô cùng. Thằng con của mình cũng không cho bú liền được. Đến tối, nhìn môi con khô quá. Mà cứ ngủ hoài. Mình sợ con mình hạ đường huyết nên đành mua hộp sữa (dành cho bé 0 tháng tuổi trở đi). Nhưng chỉ cho uống cầm chừng, nghĩa là pha ra rồi lấy đút cho con vài muỗng nhỏ (Không dùng núm vú giả nhe). Nhìn mấy bé cùng phòng, cách 1 tiếng là các mẹ đưa một bình sữa cho bú (Họ cũng không có sữa) mà thấy tội cho con mình. Nhưng mình muốn con mình bú sữa mẹ, không muốn con quen với núm vú giả và sữa bột (Ngọt quá rồi sẽ chê sữa mẹ) nên mình cắn răng chịu đựng. Mình cứ đưa cho con bú, dù ngực không có một giọt sữa nào để kích thích tiết sữa. Mà khổ nổi, ngực không có sữa, bé nút vài cái không thấy gì thì lại chán, không nút nữa... Cứ thế đến ngày thứ 2, mình nghe lời một cô y tá, mua thuốc lợi sữa để uống. Ngoài ra cũng ráng uống thêm sữa bột, ăn nhiều các thức ăn lợi sữa như giò heo hầm đậu đen, giò heo hầm đu đủ...Ăn ngày 5 lần đến muốn ói...Đến cuối ngày thứ 2, sau nhiều lần cho con mút vú chay, xoa bóp ngực, ăn uống tẩm bổ, khi nặn đầu ngực thì mình thấy đầu ngực mình ra một giọt trắng lờ lợ bằng hạt cát. Mừng muốn khóc luôn. còn giờ thì sữa nhiều bé bú no nê luôn.

Đọc thêm

12 tháng đầu đời và những gì mẹ cần nuôi dạy trẻ Sau đây, là tổng hợp lại những mốc phát triển từng tháng tuổi để những ai lần đầu làm mẹ không còn bỡ ngỡ và chuẩn bị thật tốt để nuôi dạy trẻ:  Trẻ 1 tháng tuổi: Bé tập làm quen với thế giới, bạn có thể giơ đồ chơi lên để bé quan sát và tập trung nhìn ngắm Trẻ 2 tháng tuổi: Bạn hãy dùng dầu massage nhẹ nhàng cho bé vì lúc này bé đã có được những cảm giác tiếp xúc da thịt rồi nhé. Trẻ 3 tháng tuổi: Bé có những vận động nhiều hơn, lúc này bạn có thể chơi trò “đạp xe tại chỗ” một cách nhẹ nhàng với bé. Trẻ 4 tháng tuổi: Bé đã cảm nhận và ghi nhớ các khuôn mặt. Trẻ 5 tháng tuổi: Bé đã biết cầm nắm đồ vật, bạn có thể chơi trò úp mở tay tìm đồ vật với bé. Trẻ 6 tháng tuổi: Bé tập làm quen với thức ăn dặm Trẻ 7 tháng tuổi: Giai đoạn bi bô tập nói, bạn và mọi người hãy cố gắng nói nhiều với con nhé. Trẻ 8 tháng tuổi: Lúc này, bé sẽ cảm nhận rõ về âm nhạc, hãy cho bé xem ca nhạc và cùng con chơi đùa với âm thanh. Trẻ 9 tháng tuổi: Bé đang trong giai đoạn tập nói thì cách nuôi dạy con 9 tháng tuổi là hãy luyện tập cùng con để bé có thể nói những từ tròn và rõ. Trẻ 10 tháng tuổi: Bạn có thể kết hợp các hoạt động tập nói và các đồ vật có âm thanh để bé cảm nhận. Trẻ 11 tháng tuổi: Bé bắt đầu tập bò và tập đi, bạn nên có những trò vận động để kích thích bé di chuyển nhiều hơn. Trẻ 12 tháng tuổi: Lúc này bạn có thể chuẩn bị những món đồ chơi thể hiện sự logic hoặc màu sắc phong phú để bé phát triển não bộ. (st)

Đọc thêm

Hành trình nuôi con không phải 1 ngắn 1 dài mà có khi nó là cả một đời . Nhưng có lẽ khó khăn nhất là những năm đầu đời của những người tập đầu làm mẹ như mình. Để nói kinh nghiệm nuôi con của mình có lẽ là Tap. Mình được biết đến Tap khi cu Pi mới được 3 tháng tuổi trong bụng .Khi ấy vẫn còn bỡ ngỡ nhiều lắm kiểu như tờ giấy trắng ý ạ vì mang thai lần đầu. Mặc dù cũng hỏi các mẹ các chị cách chăm sóc kiêng cữ ra sao nhưng cũng chỉ được đôi điều thôi ạ. Vô tình lang thang trên App store để tìm xem có app nào dành cho bà bầu không thì thấy Tap the Asianrepant , lướt lướt thì thấy cũng ok lắm thế là tải về . Về dùng rồi mới biết tap là cộng đồng của các bà mẹ bỉm sữa ❤️.Ôi! Thiết ngĩ mk tìm đúng chân ái cuộc đời r. Hồi bầu chưa biết kiêng cữ gì mấy vô tap tham khảo nên cũng tránh được . Mỗi khi con ốm con đau vào hỏi ý kiến của các mom , tra thông tin tren tap mk thấy hữu ích quá ạ. Với mình Tap không chỉ là ứng dụng liên kết giữa các ông bố bà mẹ lại với nhau mà còn là một kho tàng kiến thức về cách chăm sóc, nuôi dạy con cái mà những thông tin của tap mang lại cũng như những ý kiến đóng góp thiết thực nhất của các thành viên trong tap. Nhờ có tap mà mẹ khỏe con ngoan. Cảm ơn tap đã đồng hành cùng mk trong hành trình nuôi con, cảm ơn ad đã tạo ra một ứng dụng cực kỳ bổ ích cho những bà mẹ còn vụng về trong việc chăm con như mk. Và chắc chắc rằng mk cũng sẽ giới thiệu về tap nhiều hơn nữa cho những ai chưa biết về tap, cho những người cần thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái 😊

Đọc thêm