Những thực phẩm cần phải tránh cho trẻ 12 tháng tuổi trở lên
Nếu cho bé ăn những thực phẩm không phù hợp với độ tuổi có thể dẫn đến việc bị hóc, mắc nghẹn, khó tiêu và gây hại cho dạ dày của con. Càng lớn thì nhu cầu dinh dưỡng của các bé càng cao, và trẻ cũng sẽ thấy thèm ăn, đòi mẹ cho ăn nhiều hơn. Tất nhiên, mẹ sẽ vui mừng khi thấy con có thể ăn được nhiều thực phẩm đa dạng, thế nhưng ở mỗi độ tuổi, bộ nhai và bộ tiêu hóa của bé sẽ thích nghi với từng loại thức ăn khác nhau. Chẳng hạn như trẻ sơ sinh từ 1-6 tháng tuổi thì chỉ tiêu thụ được sữa và thức ăn lỏng; trẻ từ 6-11 tháng chỉ ăn được thức ăn mềm, loãng như cháo, bột ăn dặm; trẻ từ 12-18 tháng có thể ăn cơm nát với các món ăn mềm… Vậy các loại thực phẩm không an toàn cho bé là gì? Mẹ hãy ghi nhớ trong bài viết này để tránh cho con dùng nhé. Thực phẩm cần tránh cho bé từ 12 – 24 tháng tuổi Sữa béo Khi trẻ ở độ tuổi mới biết đi, bé cưng sẽ cần được cung cấp chất béo và calo từ sữa nguyên chất, để tăng trưởng và phát triển thuận lợi. Tuy nhiên, khi đã được 2 tuổi thì nhu cầu về chất béo có thể được giảm xuống nếu như bé đã đạt chuẩn chiều cao, cân nặng và không gặp vấn đề nào về sức khỏe. Mẹ bỉm có thể tập cho bé dung sữa ít béo hơn, hoặc giảm sữa béo lại trước 2 tuổi nếu thấy bé có dấu hiệu bị béo phì nhé. Thực phẩm gây nghẹt thở Thức ăn miếng lớn: Có thể bé con đã mọc một số răng và có thể nhai, nuốt nhưng mẹ vẫn nên cảnh giác với thức ăn dạng miếng lớn, nhất là những thức ăn có tính chất dai, cứng vì chúng có thể làm bé bị mắc nghẹn và nghẹt thở gây nguy hiểm. Dựa trên lời khuyên từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), mẹ bỉm nên cắt thức ăn thành những miếng không không hơn 1cm để bé dễ dàng nhai nuốt. Chẳng hạn với các loại trái cây thì mẹ hãy cắt thành miếng nhỏ như nho, cà chua bi hay cherry, kiwi, dâu tây, xoài… trước khi cho bé ăn. Đối với các loại thịt, cá và rau thì cần được thái nhỏ, hoặc xay nhuyễn để nấu cho bé ăn chứ không nên cắt khúc nhé; Rau: Cà rốt, cần tây, bông cải xanh… cũng nên cắt nhỏ dạng hạt lựu và nấu mềm nhừ cho bé ăn; Mẹ không nên cho bé ăn các loại hạt, nhất là hạt vỏ cứng như hạt mắc ca, hạt hướng dương, hạt bí ngô… vì dễ làm bé bị mắc nghẹn; Trái cây: Các các loại trái cây có hạt cứng như hạt quả táo ta, hạt đào nên được loại bỏ hột hoàn toàn… Thực phẩm cứng hoặc giòn: Bánh quy, bỏng ngô, kẹo mút, kẹo ngậm… đều là những thức ăn trẻ em rất yêu thích, nhưng lại tiềm ẩn nguy hiểm khôn lường. Do vậy, với các bé từ 12-24 tháng tuổi, mẹ cần đảm bảo luôn để mắt luôn luôn đến bé khi cho con ăn nhé; Thực phẩm dẻo, dính: Các loại kẹo dẻo, dính, bơ đậu phộng, bơ, bánh gạo, bánh nếp dẻo... có thể gây ra khó khăn cho đứa trẻ nuốt một cách an toàn. hầu hết mọi trẻ em đều thích ăn, chẳng hạn như kẹo dẻo chíp chíp, thạch dừa, kẹo dừa… Thế nhưng các loại kẹo này lại có thể làm bé bị nghẹn nếu không nhai kỹ. Thực phẩm cần tránh đối với bé từ 2– 4 tuổi Thức ăn gây nghẹn Bé trên 2 tuổi đã có thể nhai nuốt tốt hơn nhưng mẹ vẫn nên cảnh giác với các loại thực phẩm không an toàn cho bé, dễ gây nghẹn như thức ăn miếng to, khô và dai, khó nuốt nhé… Ngoài ra, mẹ nên nhắc cho con tập trung vào việc ăn uống, không để con vừa ăn vừa xem tivi, hay chơi điện thoại, ipad, đồ chơi và đi lại chạy giỡn trong khi ăn. Khi mất tập trung, bé hay nuốt vội mà không nhai sẽ gây hóc nghẹn và còn làm tăng nguy cơ đau dạ dày nữa. Cá, gà Mặc dù bé 2 tuổi đã mọc được khá nhiều răng, và các loại thịt cũng không cần xay nhuyễn như trước, nhưng thịt gà dai vẫn có thể làm bé bị nghẹn, đặc biệt những mẩu xương gà bị lẫn trong thịt khi chặt cũng có thể làm bé bị hóc. Bên cạnh đó, các loại cá đồng cũng rất nhiều xương, mẹ nên nhặt xương cẩn thận khi cho bé ăn, nhất là món canh cá vì xương cá có thể lẫn vào trong nước, nếu mẹ chan canh cho bé mà không để í ý sẽ rất nguy hiểm. Ở mỗi độ tuổi, khả năng nhai nuốt của mỗi bé là khác nhau, và có bé cũng chưa quen với nhiều loại thức ăn đa dạng, nên mẹ nhớ cho con ăn thực phẩm phù hợp, chế biến cẩn thận, tránh các vật nhỏ như hạt, xương làm trẻ bị hóc,và lưu ý thêm các loại thực phẩm không an toàn cho bé được đề cập như ở trên nhé.