Chia sẻ kinh nghiệm nuôi con tâm đắc nhất (30/03)

Trong hành trình nuôi dạy con, chắc chắn bạn sẽ tìm kiếm rất nhiều thông tin, lời khuyên hữu ích từ nhiều nguồn khác nhau như Google, hội nhóm Facebook hay trên ứng dụng TAP, lời khuyên hoặc kinh nghiệm nào mà bạn tâm đắc và thấy hữu ích nhất? Chia sẻ ngay với TAP để nhận 500 điểm xịn sò và tham khảo cùng các mẹ khác nào! Thời gian kết thúc: 23h59p, ngày 30/03/2022

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi con tâm đắc nhất (30/03)
64 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi

HÃY SỬ DỤNG NGÔN TỪ TÍCH CỰC VỚI CON ✅. ĐỪNG BÀN LUẬN HAY NHẬN XÉT TRẺ.“Thằng nhà em yếu lắm hơi tí là té”; “Nó nghịch như giặc không ai trông được đâu”; hay phổ biến nhất là các bé bị nhận xét hư. Cứ không theo ý người lớn là thành hư chứ không ai hiểu trẻ chỉ đang thử thách các biên giới xung quanh mình xem có đúng là cần phải thế hay không… Bạn có muốn bị ai miêu tả như thế không? Thế nhưng chúng ta làm vậy với con mình. Những đứa trẻ không có khả năng tự bảo vệ. ✅ ĐỪNG DÙNG CÂU HỎI HAY CÂU PHỦ ĐỊNH. Ví dụ, thay vì “Sao lại đổ nước ra sàn như thế?” thành “Nước này là để uống con à”; “Không được nhảy nhót trên giường của mẹ” thành “Giường là nơi để nằm ngủ”; “Có ngừng ném đồ chơi ngay lại không?” thành “Túi Hero đó là để sơ cứu vết thương không phải để ném. Con muốn ném thì đi ném bóng rổ”; “Sao cứ gào toáng lên thế?” thành “Nói to là mất lịch sự đấy con ạ”… ✅ ĐỪNG SUY NGHĨ TIÊU CỰC. Em bé bê cốc sữa từ bếp ra bàn để uống bị đổ ra ngoài, mẹ hãy nói “May thật, may mà con chỉ làm đổ một tí thôi nhỉ. Đổ nhiều thì chẳng còn gì để uống”. Bé bị ngã, mẹ hỏi: “Có gãy cái gì không con? Không à? May quá, gãy cái gì thì đã phải đi bệnh viện bó bột rồi. Xước một tí về chỉ cần bôi thuốc sát trùng là tự khỏi luôn”… Cách nói như vậy thứ nhất là để bé học cách luôn bình tĩnh xử lý vấn đề; thứ hai là chuyện đã xảy ra rồi, nhìn một cách tiêu cực chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Chẳng phải khi luôn suy nghĩ như vậy cuộc sống tươi đẹp hơn biết bao? ✅. ĐỪNG RA LỆNH. “Không được đánh bạn. Bố nói con có nghe không?” thành “Mọi người đều phải tôn trọng nhau. Đánh người là vi phạm pháp luật”. “Con chào các cô các bạn đi rồi về. Người lớn nói thì phải nghe chứ” thành “Khi về bao giờ mình cũng chào tạm biệt mọi người con à”… Khi nói thế, bạn muốn truyền thông điệp trật tự xã hội là thế, cách cư xử quy định theo văn hóa Việt Nam là thế. Ai cũng làm thế dù là người lớn hay trẻ con. Chứ không phải là con bị người lớn bắt làm theo ý mình. Sau này bé cũng biết cách cư xử khi tham gia vào các cộng đồng, biết tôn trọng mọi người chứ không áp đặt những người ít tuổi hơn mình. ♻️ Cứ như thế, suốt những năm còn bé, sử dụng ngôn ngữ tích cực với bé là cách bố mẹ thể hiện sự tôn trọng con, giúp bé hình thành thái độ sống tích cực ngay từ nhỏ, giúp bé học cách tôn trọng mọi người. Cùng lúc, bố mẹ đã giúp trang bị các kỹ năng là lợi thế cho bé suốt cả cuộc đời sau này trong cuộc sống riêng cũng như khi tham gia vào xã hội. Nguồn: #kynangsocuu .com

Đọc thêm