90% phụ nữ sau sinh dễ rơi vào tình trạng trầm cảm. Theo các chuyên gia, trầm cảm sau sinh được xác định không phải là một căn bệnh mà là một biến chứng sau sinh, hay có thể nói là một dạng rối loạn tâm lý sau sinh.
𝑻𝒓𝒂̂̀𝒎 𝒄𝒂̉𝒎 𝒔𝒂𝒖 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒍𝒂̀ 𝒈𝒊̀?
Trầm cảm sau sinh (PPD) là tình trạng bị rối loạn cảm xúc, thay đổi về thể chất và tâm lý, hành vi sau khi sinh con. Phụ nữ sau sinh thường có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, cáu gắt, buồn chán, lo lắng nhiều vấn đề trong đời sống.
𝑵𝒈𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒅𝒂̂̃𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒕𝒓𝒂̂̀𝒎 𝒄𝒂̉𝒎 𝒔𝒂𝒖 𝒔𝒊𝒏𝒉
Có một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới chứng trầm cảm sau sinh, cụ thể như:
Thay đổi nội tiết tố
Khi phụ nữ mang thai nồng độ nội tiết tố nữ estrogen và progesterone tăng cao. Sau khi sinh con, nồng độ hormone nhanh chóng sụt giảm xuống mức bình thường. Các nghiên cứu chỉ ra, sự thay đổi đột ngột này có thể dẫn đến trầm cảm cho phụ nữ mang thai và sau sinh.
Tiền sử rối loạn tâm lý
Rối loạn tâm lý, trầm cảm có thể tái phát vì thế đối với phụ nữ từng có có tiền sử trầm cảm trước hoặc trong khi mang thai thì sẽ có nguy cơ cao trầm cảm sau sinh.
Sức khỏe giảm sút
Những phụ nữ sau sinh có thể trạng yếu, bị đau trong quá trình sinh nở thường tác động tâm trạng phụ nữ. Cơn đau kéo dài, cộng với việc chăm con mới sinh vất vả nảy sinh tâm lý bực bội, cáu gắt, gia tăng cảm giác chán ghét bản thân và cả em bé.
Yếu tố kinh tế, đời sống
Các yếu tố kinh tế, đời sống ảnh hưởng đến tâm lý phụ nữ sau sinh. Điều kiện kinh tế khó khăn, hoàn cảnh sống chật chội đông đúc, thiếu quan tâm chia sẻ từ chồng và người thân, áp lực với các hủ tục sau sinh, mâu thuẫn trong các quan niệm chăm nuôi con nhỏ giữa các thế hệ sẽ làm gia tăng cảm xúc tiêu cực từ phụ nữ dẫn đến trầm cảm.
𝑫𝒂̂́𝒖 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒏𝒉𝒂̣̂𝒏 𝒃𝒊𝒆̂́𝒕 𝒄𝒐̛𝒏 𝒕𝒓𝒂̂̀𝒎 𝒄𝒂̉𝒎 𝒄𝒖̉𝒂 𝒑𝒉𝒖̣ 𝒏𝒖̛̃ 𝒔𝒂𝒖 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒄𝒐𝒏
Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh rất khó nhận biết, cho đến khi họ có biểu hiện hành động, cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng sức khỏe bản thân. Người trong nhà có phụ nữ mới sinh cần lưu ý những dấu hiệu sau:
Hay đổi cảm xúc, tâm trạng, chán nản, bồn chồn, ủ rũ, dễ cáu gắt, khó chịu và tức giận
Khóc nhiều
Ít nói chuyện, xa lánh gia đình và bạn bè
Chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường
Mất ngủ triền miên hoặc ngủ quá nhiều
Mệt mỏi quá mức dẫn đến suy nghĩ, hành động, phản ứng chậm hoặc lặp lại
Không có hứng thú hay niềm vui với các hoạt động xung quanh ngay cả khi thường ngày yêu thích
Tâm trạng lo âu mình không phải là một người mẹ tốt
Không có hứng thú với em bé hoặc cảm thấy em bé dường như không phải là con của mình
Giảm trí nhớ, giảm khả năng suy nghĩ tập trung hoặc đưa ra quyết định
Suy nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé, thường xuyên về cái chết hoặc tự tử…
𝑪𝒂́𝒄 𝒍𝒐𝒂̣𝒊 𝒕𝒓𝒂̂̀𝒎 𝒄𝒂̉𝒎 𝒔𝒂𝒖 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝒈𝒂̣̆𝒑
Trầm cảm sau sinh trải qua nhiều quá trình và mức độ khác nhau. Nhẹ nhất là trạng thái khóc lóc và ủ rũ (hội chứng baby blues), hội chứng trầm cảm sau sinh và cuối cùng là rối loạn tâm thần sau sinh.
Baby blues
Mẹ sau sinh có biểu hiện lo lắng, khóc, mất ngủ, mệt mỏi, ủ rũ và buồn bã kéo dài từ 3-10 ngày sau khi sinh con và kết thúc trong vòng hai tuần. Nếu kéo dài hơn, thì có thể người mẹ đã mắc hội chứng trầm cảm sau sinh.
Hội chứng trầm cảm sau sinh
Hội chứng trầm cảm sau sinh thường xuất hiện sau 3 tuần đầu sau khi sinh, có xu hướng kéo dài. Các dấu hiệu nhận biết, cảnh báo bà mẹ đang mắc hội chứng trầm cảm sau sinh như: hay khóc, sự thiếu tập trung, khó khăn trong việc đưa ra các quyết định,thiếu tự tin, chán ghét bản thân, có ý nghĩ tự tử.
Rối loạn tâm thần sau sinh
Hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh thường xảy ra ở nhóm sản phụ có tiền sử hoặc người thân trong gia đình có rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc bệnh tâm thần phân liệt. Rối loạn sẽ bắt đầu trong vòng 2 tuần đầu tiên sau khi sinh và chiếm tỷ lệ cao nhất ở 1-3 tháng tiếp theo. Mẹ sau sinh sẽ có các dấu hiệu như dễ kích động, lú lẫn, giảm trí nhớ, cáu gắt, mất ngủ và lo lắng. Kéo dài có thể dẫn đến hoang tưởng, ảo giác, tự tử.
𝑻𝒓𝒂̂̀𝒎 𝒄𝒂̉𝒎 𝒔𝒂𝒖 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒄𝒐́ 𝒏𝒈𝒖𝒚 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒎 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈?
Trầm cảm sau sinh ở Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ khá cao, tình trạng này gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và trẻ em, cũng như mối quan hệ của họ với các thành viên trong gia đình. Những đứa trẻ có mẹ mắc trầm cảm thường không phát triển cảm xúc, người sống chung với người mắc trầm cảm cũng có nguy cơ mắc trầm cảm.
Trầm cảm sau sinh thường khó phát hiện, kéo dài hàng tháng hoặc lâu hơn, có thể phát triển thành bệnh rối loạn tâm thần nếu không chữa trị kịp thời. Ngay cả khi được điều trị, bệnh cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm trong tương lai.
#drlethingocdiep
#webtretho_beyeuambassador
#tramcam
#mesausinh
#tramcamsausinh