Bác sĩ Lê Thị Ngọc Diệp profile icon
BronzeBronze

Bác sĩ Lê Thị Ngọc Diệp, VietNam

About Bác sĩ Lê Thị Ngọc Diệp

Bác sĩ chuyên khoa I - Y học cổ truyền & Phục hồi chức năng

My Orders
Posts(38)
Replies(3)
Articles(0)

Buổi trò chuyện chủ đề: "Đau cổ tay sau sinh - Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị"

𝐓𝐫𝐨̀ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐜𝐮̀𝐧𝐠 𝐁𝐚́𝐜 𝐬𝐢̃ 𝐃𝐢𝐞̣̂𝐩 𝐯𝐞̂̀ 𝐜𝐡𝐮̉ đ𝐞̂̀: "Đ𝒂𝒖 𝒄𝒐̂̉ 𝒕𝒂𝒚 𝒔𝒂𝒖 𝒔𝒊𝒏𝒉 - 𝑵𝒈𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏, 𝒕𝒓𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒄𝒉𝒖̛́𝒏𝒈 & 𝒄𝒂́𝒄𝒉 đ𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒕𝒓𝒊̣" Sau khi sinh, phụ nữ thường 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 đ𝐨̂́𝐢 𝐦𝐚̣̆𝐭 với hàng loạt hệ lụy sức khỏe phát sinh từ quá trình mang thai và sinh con. Một trong các bệnh hay gặp nhất là bị đ𝐚𝐮 𝐜𝐨̂̉ 𝐭𝐚𝐲 𝐯𝐚̀ 𝐛𝐚̀𝐧 𝐭𝐚𝐲, 𝐧𝐠𝐨́𝐧 𝐭𝐚𝐲 𝐬𝐚𝐮 𝐤𝐡𝐢 𝐬𝐢𝐧𝐡. Việc này làm cho quá trình chăm sóc trẻ mới sinh trở nên khó khăn hơn. Các trường hợp đau cổ tay sau sinh có thể là dấu hiệu của hội chứng viêm bao gân vùng mỏm trâm quay (hội chứng De Quervain) hoặc hội chứng ống cổ tay. 𝐂𝐨̛𝐧 đ𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐝𝐚𝐢 𝐝𝐚̆̉𝐧𝐠, 𝐠𝐚̂𝐲 𝐤𝐡𝐨́ 𝐜𝐡𝐢̣𝐮 𝐯𝐚̀ 𝐠𝐢𝐚 𝐭𝐚̆𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧. Không chỉ ảnh hưởng tới việc chăm sóc trẻ sơ sinh, tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐠𝐚̂𝐲 𝐫𝐚 đ𝐚𝐮 đ𝐨̛́𝐧 𝐤𝐞́𝐨 𝐝𝐚̀𝐢 làm cản trở hầu hết các sinh hoạt hằng ngày. Trong buổi trò chuyện mang tên" ĐAU CỔ TAY SAU SINH - NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG & CÁCH ĐIỀU TRỊ ", Bác sĩ Lê Thị Ngọc Diệp sẽ chia sẻ và giải đáp thắc mắc của các bạn về vấn đề này. Buổi trò chuyện được phát sóng vào lúc 1️⃣3️⃣ h 3️⃣0️⃣', thứ 5️⃣ ngày 1️⃣5️⃣/0️⃣6️⃣/2️⃣0️⃣2️⃣3️⃣. Mời các bạn cùng đón xem tại 👇👇👇 💁‍♀️Fanpage Bác sĩ Lê Thị Ngọc Diệp 💁‍♀️Kênh Youtube Bác sĩ Lê Thị Ngọc Diệp 💁‍♀️Fanpage Webtretho & Fanpage Bé Yêu #drdiep #drlethingocdiep #webtretho_beyeuambassador

Read more
Buổi trò chuyện chủ đề: "Đau cổ tay sau sinh - Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị"
VIP Member
 profile icon
Write a reply

Không nên làm gì khi mang thai: Những thói quen lợi bất cập hại

Khi xác định có tin vui, các mẹ sẽ hết sức bảo vệ và dành cho con sự chăm sóc tốt nhất. Vậy mẹ không nên làm gì khi mang thai? Bài viết này sẽ giúp mẹ tìm hiểu kỹ hơn. Mang thai là một giai đoạn tuyệt vời, nhưng cũng lấy đi của mẹ khá nhiều sức lực. Chính vì vậy, mẹ nên dành nhiều thời gian để chăm sóc cho bản thân và thai nhi hơn. Mẹ cần chú ý danh sách những việc mẹ không nên làm gì khi mang thai, để bảo vệ thai nhi thật tốt nhé. 1️⃣ 𝗧𝗿𝗮́𝗻𝗵 𝗹𝗮̀𝗺 𝗻𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 𝗰𝗼̂𝗻𝗴 𝘃𝗶𝗲̣̂𝗰 𝗾𝘂𝗮́ 𝘀𝘂̛́𝗰 Sức khỏe của mẹ bầu lúc này không như trước do cơ thể đã thay đổi. Vì vậy những công việc nhà hay bất kỳ công việc gì quá sức, mẹ cần tránh làm. Mẹ có thể nhờ chồng hay người thân làm giùm. Phải kể đến một số công việc dưới đây: 𝗚𝗶𝗮̣̆𝘁 𝗴𝗶𝘂̃, 𝗽𝗵𝗼̛𝗶 đ𝗼̂̀ Khi giặt giũ, mẹ thường quên mất mà bê cả một sọt quần áo bẩn để bỏ vào máy. Đây là điều đầu tiên mẹ cần phải ‘né’ ngay khi mang thai. Tương tự, để bảo vệ an toàn cho mẹ và bé, bà bầu nên hạn chế hết sức việc ngồi xổm để giặt tay những cổ áo sơ mi, tay áo như trước đây. Cả khâu phơi quần áo cũng không còn là việc dễ như trở bàn tay với bụng bầu đang ngày một lớn lên. Hành động với tay cao phơi đồ cũng không tốt cho sự phát triển thai nhi. 𝗟𝗮𝘂 𝗺𝗮̀𝗻 𝗰𝘂̛̉𝗮, 𝗰𝘂̛̉𝗮 𝘀𝗼̂̉ Bà bầu cần tránh tất cả các công việc nhà đòi hỏi việc leo trèo, hoặc phải đứng trên ghế, và cả tiếp xúc với bụi bẩn, hoá chất. Khi mang thai, khả năng giữ thăng bằng của bạn sẽ kém đi nên các chuyện té ngã là rất dễ xảy ra. Hạn chế tối đa việc đứng trên bàn, ghế, thậm chí cả bậc tam cấp. 𝗞𝗲̂ 𝗯𝗮̀𝗻 𝗴𝗵𝗲̂́, đ𝗼̂̀ đ𝗮̣𝗰 Bước vào tam cá nguyệt thứ 2, nhiều mẹ đã qua cơn ốm nghén và cảm thấy dễ chịu, khoẻ người hơn. Nhưng đó không phải là lý do để phí sức vào những việc như tìm cách sắp xếp lại bàn ghế, dọn dẹp phòng ốc, nội thất. Chắc chắn là mẹ bầu muốn có một ngôi nhà thật xinh xắn, gọn gàng và trang trí phòng ốc cho bé yêu, nhưng các bác sĩ khuyên rằng mẹ bầu nên tránh những việc đòi hỏi phải gắng sức, hay cần phải tạo ra lực mạnh. Đ𝗶 𝗰𝗵𝗼̛̣ Mua sắm thực phẩm và đồ dùng gia đình chưa bao giờ là việc nhẹ nhàng. Không chỉ khiến các mẹ phải tính toán với các khoản chi lớn nhỏ, mà mỗi lần đi chợ hay siêu thị đồng nghĩa với việc phải mang vác rất nhiều hàng hóa. Việc mang vác này có thể làm gia tăng các cơn đau ở vùng chậu. Ngoài ra, mẹ cũng dễ bị mất thăng bằng và té ngã vì trơn trượt, dễ bị đụng trúng vùng bụng khi đến các nơi đông người… 2️⃣ 𝗞𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗻𝗲̂𝗻 𝗹𝗮̀𝗺 𝗴𝗶̀ 𝗸𝗵𝗶 𝗺𝗮𝗻𝗴 𝘁𝗵𝗮𝗶 𝗛𝗮̣𝗻 𝗰𝗵𝗲̂́ đ𝗲̂́𝗻 𝗻𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 𝗻𝗼̛𝗶 đ𝗼̂𝗻𝗴 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 Những nơi đông người như siêu thị, lễ hội, chùa chiền ngày lễ, hội chợ… đều không phải là nơi phù hợp để bà bầu đến thăm. Bởi những nơi đông người không thể tránh khỏi việc va chạm, tác động lên bụng bầu gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Mặt khác, những nơi tập thể là nơi tập trung nhiều mầm bệnh khác nhau, mà khi mang bầu sức khỏe phụ nữ rất yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Điều này không những gây ảnh hưởng cho mẹ, mà nó còn gây ảnh hưởng tới cả sự phát triển của thai nhi. 𝗕𝗮̀ 𝗯𝗮̂̀𝘂 𝗵𝗮̣𝗻 𝗰𝗵𝗲̂́ đ𝗶 𝗱𝘂 𝗹𝗶̣𝗰𝗵 𝗼̂ 𝘁𝗼̂ đ𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴 𝗱𝗮̀𝗶 Đi du lịch là sở thích của nhiều gia đình. Thực ra thì việc bà bầu đi du lịch cũng được, nhưng trong thời điểm phù hợp. Tốt nhất thì đi trong tam cá nguyệt 2, khi thai nhi đã ổn định. Còn tam cá nguyệt 1 thì thai nhi còn yếu, tam cá nguyệt 3 thì bụng bầu lớn nên đi lại sẽ khó khăn. Ngoài ra, mẹ cần tránh việc đi ô tô đường dài. Vì phương tiện này đòi hỏi mẹ ngồi lâu, không tốt cho lưu thông máu cũng như sức khỏe của thai nhi. 𝗡𝗲̂́𝘂 𝗻𝗵𝗮̂́𝘁 đ𝗶̣𝗻𝗵 𝗽𝗵𝗮̉𝗶 đ𝗶 𝘅𝗮, 𝗻𝗲̂𝗻 𝗰𝗵𝘂́ 𝘆́: Tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, chuẩn bị quần áo, giầy tất thoải mái và nhất định phải có người đi kèm để đảm bảo an toàn và chăm sóc đầy đủ suốt chặng đường. Đặc biệt nên chọn các phương tiện an toàn, thoải mái, không xóc như máy bay, tàu hoả… để đảm an toàn cho thai nhi. 𝗡𝗮̆̀𝗺 𝗵𝗼𝗮̣̆𝗰 𝗻𝗴𝗼̂̀𝗶 𝗺𝗼̣̂𝘁 𝗰𝗵𝗼̂̃ 𝗾𝘂𝗮́ 𝗹𝐚̂𝘂 Nhiều mẹ mang thai thì thường khó tránh khỏi cảm giác uể oải, mệt mỏi, khó chịu trong người. Đồng thời bất cứ một hoạt động nào cũng khiến mẹ lo lắng không biết có ảnh hưởng thai nhi không. Thêm vào những thói quen từ khi chưa sinh con như làm việc, ngồi lâu, ít vận động… Thói quen nằm hoặc ngồi một chỗ quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe thai kỳ của mẹ. Trừ các trường hợp được bác sĩ chỉ định phải nghỉ ngơi hay hạn chế vận động, thì mẹ bầu cứ nên thoải mái một chút. Mẹ cần đi lại, tập thể dục nhẹ nhàng và phù hợp, như vậy sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Kéo theo đó là sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ được cải thiện, có lợi cho quá trình chuyển dạ sau này. Trên đây là một số lưu ý về việc không nên làm gì khi mang thai, hy vọng có thể góp phần giúp mẹ có một thai kỳ suôn sẻ nhé! #drlethingocdiep #webtretho_beyeuambassador

Read more
VIP Member
 profile icon
Write a reply

Buổi trò chuyện chủ đề: "Chấn thương khớp vai do chơi thể thao: Cách điều trị, nhận biết & phòng ngừ

Đau khớp vai có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân hay gặp là chấn thương khớp vai khi tập luyện thể thao. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tổn thương vùng xương khớp và cơ vai này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như cứng khớp, teo cơ, mất/giảm chức năng khớp vai gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để phòng tránh chấn thương khớp vai cho chơi thể thao, bạn cần duy trì lối sống, sinh hoạt lành mạnh bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên. Việc tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất sẽ giữ cho xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai để hạn chế chấn thương. Trong khi đó, tập thể dục thường xuyên là cách rèn luyện khớp và cơ bắp tốt nhất. Trong buổi trò chuyện mang tên "𝐂𝐇𝐀̂́𝐍 𝐓𝐇𝐔̛𝐎̛𝐍𝐆 𝐊𝐇𝐎̛́𝐏 𝐕𝐀𝐈 𝐃𝐎 𝐂𝐇𝐎̛𝐈 𝐓𝐇𝐄̂̉ 𝐓𝐇𝐀𝐎: 𝐂𝐀́𝐂𝐇 Đ𝐈𝐄̂̀𝐔 𝐓𝐑𝐈̣, 𝐍𝐇𝐀̣̂𝐍 𝐁𝐈𝐄̂́𝐓 𝐕𝐀̀ 𝐏𝐇𝐎̀𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐔̛̀𝐀", Bác sĩ Lê Thị Ngọc Diệp cùng MC. Mai Anh sẽ chia sẻ và giải đáp thắc mắc của các bạn về vấn đề này. Buổi trò chuyện sẽ được phát sóng tại Fanpage Bác sĩ Lê Thị Ngọc Diệp , Kênh Youtube Bác sĩ Lê Thị Ngọc Diệp, Fanpage Webtretho & Fanpage Bé Yêu vào lúc 13h30', thứ 5 ngày 18/05/2023. Mời các bạn cùng đón xem! #drlethingocdiep #webtretho_beyeuambassador

Read more
Buổi trò chuyện chủ đề: "Chấn thương khớp vai do chơi thể thao: Cách điều trị, nhận biết & phòng ngừ
VIP Member
 profile icon
Write a reply

Livestream chủ đề Nhận biết và điều trị hội chứng ống cổ tay

Nếu đột nhiên bạn cảm thấy tê, ngứa ran hoặc yếu tay và tình trạng này càng ngày càng nặng dần theo thời gian, hãy nghĩ đến hội chứng ống cổ tay đầu tiên. Nhưng nhiều người lại chủ quan không thăm khám và điều trị kịp thời khiến bệnh trở nặng, gây yếu cơ - teo cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay, thậm chí là liệt tay. Vì vậy, việc nhận biết sớm, điều trị sớm là rất quan trọng để cải thiện triệu chứng và phục hồi chức năng cho người bệnh. Hội chứng ống cổ tay có thể điều trị dễ dàng vào giai đoạn đầu, mức chi phí thấp nhưng ở giai đoạn biến chứng có thể gây phức tạp và tốn kém. Việc điều trị càng sớm sẽ càng có lợi cho sức khỏe của người bệnh, do đó khi nhận thấy biểu hiện bất thường hãy liên hệ ngay các chuyên gia để được hỗ trợ. Trong buổi trò chuyện mang tên "𝗡𝗛𝗔̣̂𝗡 𝗕𝗜𝗘̂́𝗧 𝗩𝗔̀ Đ𝗜𝗘̂̀𝗨 𝗧𝗥𝗜̣ 𝗛𝗢̣̂𝗜 𝗖𝗛𝗨̛́𝗡𝗚 𝗢̂́𝗡𝗚 𝗖𝗢̂̉ 𝗧𝗔𝗬", Thạc sĩ-Bác sĩ Lê Thị Ngọc Diệp cùng MC. Sunnie sẽ chia sẻ và giải đáp thắc mắc của các mẹ về vấn đề này. Buổi trò chuyện sẽ được phát sóng tại Fanpage Bác sĩ Lê Thị Ngọc Diệp , Kênh Youtube Bác sĩ Lê Thị Ngọc Diệp, Fanpage Webtretho & Fanpage Bé Yêu vào lúc 13h30', thứ 5 ngày 06/04/2023. Mời các bạn cùng đón xem!

Read more
Livestream chủ đề Nhận biết và điều trị hội chứng ống cổ tay
VIP Member
 profile icon
Write a reply

Cách làm đẹp cho bà bầu và các lưu ý an toàn đối với thai nhi

Khi thực hiện các cách làm đẹp cho bà bầu thì mẹ cũng cần lưu ý về độ an toàn nhé. Vì một số cách làm đẹp sẽ không khuyến khích khi mang thai đâu. Tam cá nguyệt 1 và 2 là thời điểm cơ thể mẹ đang thay đổi hormone, nên dễ khiến da bị các vấn đề như mụn nội tiết, thâm nám, sạm da, mặt mệt mỏi, kém sức sống… Trong những ngày Tết sắp tới, nếu mẹ bầu muốn du xuân thì cần chăm sóc da, làm đẹp đúng cách để không ảnh hưởng thai nhi. Hãy theo dõi bài viết để biết 𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐥𝐚̀𝐦 đ𝐞̣𝐩 𝐜𝐡𝐨 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮 phù hợp trong suốt thai kỳ, nhằm lấy lại làn da tươi trẻ đầy sức sống, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé nhé. 𝐁𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐬𝐨̛𝐧 𝐦𝐨́𝐧𝐠 𝐭𝐚𝐲 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠? Một trong những cách làm đẹp cho bà bầu mà nhiều mẹ thắc mắc đó là liệu mẹ có thể sơn móng tay trong thời gian thai kỳ được không? Thực tế thì làm móng tay, sơn móng tay không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Mặc dù trong quá trình sơn sửa móng có sử dụng một số hóa chất nhưng móng chân và móng tay không bị hấp thụ các hoá chất này. Hiện cũng chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng sơn móng tay liên quan tới các khuyết tật thai nhi. Tuy nhiên cần chú ý rằng một số mẹ có thể bị dị ứng với các hóa chất có trong sơn móng tay. 𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐥𝐮̛𝐮 𝐲́ 𝐚𝐧 𝐭𝐨𝐚̀𝐧 𝐤𝐡𝐢 𝐦𝐞̣ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐦𝐮𝐨̂́𝐧 𝐝𝐮̛𝐨̛̃𝐧𝐠 𝐝𝐚, 𝐭𝐫𝐚𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 Dưỡng da đối với phụ nữ là việc làm đẹp nên ưu tiên mỗi ngày chứ không chỉ riêng mang thai. Tuy nhiên, để có làn da đẹp, phòng nám hiệu quả, mẹ bầu nên lưu ý chọn các loại kem dưỡng có chiết xuất từ thành phần tự nhiên. Không dùng các loại kem dưỡng, sữa rửa mặt hay ủ trắng hàng nhái kém chất lượng. Dưỡng ẩm da là một bước quan trọng để mẹ có làn da khỏe mạnh, sẵn sàng cho việc trang điểm. Buổi tối thì nhớ tẩy trang, rửa mặt sạch và thoa kem dưỡng trước khi đi ngủ. Ngoài ra, khi lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc hay trang điểm thì mẹ bầu cũng nên nhớ tuyệt đối tránh xa các thành phần như axit salicylic, vitamin A, BHA, chất tạo màu và tạo mùi nhân tạo, chất bảo quản. Vì các loại hóa chất này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi đấy. 𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐥𝐚̀𝐦 đ𝐞̣𝐩 𝐜𝐡𝐨 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮: 𝐂𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐝𝐚 𝐜𝐡𝐨 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐛𝐢̣ 𝐦𝐮̣𝐧 Mụn thường khởi phát và trở nên tệ hơn trong những tháng đầu thai kỳ khiến không ít các chị em hoang mang, lo lắng. Nếu bạn lo sợ những loại mỹ phẩm trị mụn có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể thì hãy tham khảo những phương pháp tự nhiên với những nguyên liệu dễ tìm, sẵn có. Để chăm sóc da hiệu quả, cần giữ cho da được thông thoáng, mẹ bầu hạn chế trang điểm, uống nhiều nước lọc, ăn nhiều trái cây và rau xanh, sữa chua, uống nước ép, sinh tố… Ngoài ra, cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh để cơ thể căng thẳng. Khi đi ra ngoài buổi sáng phải thoa kem chống nắng. Hàng ngày nên dùng sữa rửa mặt, tẩy trang chiết xuất thiên nhiên để làm sạch da. Dùng thêm toner dành cho da mụn để cân bằng cho da. Và nhớ mua 1 lọ serum vitamin C chính hãng có công dụng làm sáng da, làm mờ thâm mụn cho mẹ bầu. Trước khi sử dụng loại thuốc trị mụn nào cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kê đơn phù hợp với phụ nữ đang mang thai. 𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐥𝐚̀𝐦 đ𝐞̣𝐩 𝐜𝐡𝐨 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮: 𝐃𝐮̛𝐨̛̃𝐧𝐠 𝐝𝐚 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐦𝐚̣̆𝐭 𝐧𝐚̣ 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐢𝐞̂𝐧 Mặt nạ từ thiên nhiên là 𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐥𝐚̀𝐦 đ𝐞̣𝐩 𝐜𝐡𝐨 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮 hiệu quả, giúp da mẹ bầu được trắng sáng và mịn màng hơn, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho da, từ đó khuôn mặt cũng rạng rỡ, hồng hào hơn. Bạn có thể áp dụng những công thức đắp mặt nạ như sau: Mặt nạ yến mạch + sữa chua: 1 thìa sữa chua trộn đều với một thìa bột yến mạch, thoa hỗn hợp lên mặt trong 15 phút và dùng nước ấm làm sạch mặt. Mặt nạ dưa leo: Dưa leo rửa sạch, dùng dao chuyên dụng thành lát mỏng. Rồi đắp lên mặt từ 15 – 20 phút, sau đó rửa sạch với nước. Mặt nạ đu đủ và mật ong: Nghiền nhuyễn đu đủ chín cùng 1 thìa mật ong, đắp mặt với hỗn hợp đó trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch cùng nước ấm. Mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn cũng giúp mẹ giảm bớt tình trạng mụn trên da. Kỹ thuật massage mặt: Massage mặt sẽ giúp chống nhăn, mạch máu được lưu thông tốt hơn làm cho da khỏe, khuôn mặt mẹ cũng bớt sung, phù nề hơn. Để đạt được hiệu quả cao, hãy thực hiện massage theo thứ tự sau: Trán – mắt và má – khóe miệng – vùng má – toàn mặt – vùng cổ. Sau khi massage mặt, hãy đắp mặt nạ để da hấp thu dưỡng chất tốt nhất. 𝐁𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐜𝐨́ 𝐧𝐞̂𝐧 𝐥𝐚̀𝐦 𝐭𝐨́𝐜 𝐡𝐚𝐲 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠? Nhiều mẹ có thể nghe truyền miệng rằng không nên cắt tóc khi mang thai, điều này thực ra không có căn cứ khoa học. Nếu như mẹ muốn tút tát cho mình một kiểu tóc mới đẹp hơn, gọn gàng hơn thì vẫn có thể thử. Nhưng chú ý là tốt nhất nên cắt tóc thôi. Tránh làm tóc như uốn, duỗi, nhuộm, tẩy tóc… vì đòi hỏi tiếp xúc với các loại hóa chất khác nhau. Hơn nữa việc ngồi làm tóc lâu cũng ảnh hưởng lưu thông máu, không tốt cho bà bầu. Những việc làm đẹp này thì không khuyến khích mẹ nhé. Trên đây là một số bí quyết về 𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐥𝐚̀𝐦 đ𝐞̣𝐩 𝐜𝐡𝐨 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮, hy vọng sẽ có ích giúp mẹ thêm cải thiện làn da, tự tin du xuân đón Tết mà không kém phần xinh đẹp, rạng rỡ hơn. #drlethingocdiep #webtretho_beyeuambassador

Read more
VIP Member
 profile icon
Write a reply