Mẹ Thóc Nếp profile icon
PlatinumPlatinum

Mẹ Thóc Nếp, VietNam

Tác giả

About Mẹ Thóc Nếp

VUI VẺ, THÂN THIỆN

My Orders
Posts(27)
Replies(9018)
Articles(0)

NẾU BẠN CÓ MỘT ĐỨA CON CÒI!

NẾU BẠN CÓ MỘT ĐỨA CON KHÔNG MẤY BỤ BẪM!🐯🐯 Nếu bạn có một đứa con còi, bạn sẽ phải quen dần với việc bị nghe những lời chê trách như “sữa mẹ nóng, sữa mẹ không thơm nên con không tăng cân”. Nếu con đã cai sữa, đang ăn cháo, ăn cơm thì họ lại khuyên “phải dỗ con ăn nhiều vào, bọn trẻ con không ép là nó không ăn đâu” hoặc “mua thêm sữa ngoài, sữa cho trẻ tăng cân kém hấp thu, hoặc cho đi khám dinh dưỡng, uống thuốc bổ đi”. Nếu bạn có một đứa con còi, bạn sẽ phải thật bình tĩnh khi con bị đem ra so sánh với trẻ hàng xóm. “Nhìn con nhà hàng xóm kia kìa, trẻ con phải mập tròn mới dễ thương. Nhìn bé mới 2 tháng tuổi bự chưa, con người ta mới 2 tháng mà bằng con mình 6 tháng rồi”. Nếu bạn có một đứa con còi, bạn sẽ phải “chống lại cả thế giới” khi liên tiếp hết ông bà nội đến ông bà ngoại, và bao gồm cả chồng bạn thúc giục bạn mau mau cho con ăn dặm sớm để tăng cân, tìm sữa ngoại khác cho con, tìm thuốc bổ, thuốc tăng cân nặng, men vi sinh giúp con ngon miệng…vì con “còi” quá tội nghiệp con. Nếu bạn có một đứa con còi, mọi hoạt động cười đùa vui vẻ, linh hoạt nhanh nhẹn của con bạn hầu như không ai quan tâm. Con bạn nhanh lẫy, nhanh bò, nhanh ngồi, nhanh nói…đều không quan trọng bằng việc “tháng này tăng bao nhiêu cân, giờ được mấy cân rồi”. Nếu bạn có một đứa con còi, con bạn nặng 4-5kg hơn so với chuẩn WHO thì được khen "sữa mẹ nên con bụ quá, mẹ chăm con khéo quá”, nhưng thiếu 1kg so với chuẩn thì “100% là suy dinh dưỡng nặng rồi”. Nếu bạn có một đứa con còi, thì áp lực làm mẹ của bạn tăng gấp đôi, gấp ba so với những mẹ có con “bình thường”. Người nhà, chồng, bố mẹ chồng, bố mẹ đẻ, hàng xóm, những người xung quanh sẽ dán nhãn bạn là “mẹ không biết chăm con”, chừng nào con bạn vẫn còn “còi”. Nghe lâu quen dần, rồi có một ngày bạn cũng nghĩ rằng mình không khéo chăm con thật. Nếu bạn có một đứa con còi, thì hãy luôn nhớ đến câu nói kinh điển của Bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn (Phó Trưởng khoa cấp cứu BV Nhi Đồng 2 - Giám Đốc bệnh viện Victoria Healthcare: “Ở Việt Nam, nếu ai nói con của bạn còi nghĩa là bé bình thường, bé bình thường nghĩa là bé vừa cân, ai nói bé bụ bẫm dễ thương nghĩa là bé béo phì”. Theo chuyên trang chăm sóc trẻ nhỏ uy tín Babycenter, bé sơ sinh trong 3 tháng đầu tăng cân nhanh và nhiều nhất, khoảng từ 700 gr – 1kg. Từ 6-12 tháng trẻ tăng cân chậm lại. Từ 1 tuổi đến dậy thì tăng rất chậm, mỗi năm chỉ tăng 1-2 kg. Đánh giá dinh dưỡng của bé dựa vào chiều cao và vòng đầu, không nên chỉ dựa vào cân nặng. Để xác định bé suy dinh dưỡng hay không cần theo dõi trong 1 khoảng thời gian dài cùng các chỉ số khác, chứ không thể dựa vào cân nặng trong thời điểm ngắn mà vội vàng kết luận. Đừng ép con ăn chỉ vì áp lực cân nặng, hãy để cho con có cái niềm vui được tận hưởng, khám phá mùi vị của từng món ăn. Chứ không phải là ăn một tô cháo đầy ứ, vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại hay nghịch đồ chơi. Cũng đừng vì áp lực con còi, mà bổ sung bừa bãi thuốc kích thích ngon miệng, tăng cân cho con. Vẫn còn nhớ trong bài chia sẻ gần đây của bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo về một trường hợp bé gái được cho là biếng ăn, và mẹ mua thuốc bổ cho bé uống, mỗi ngày 3 muỗng cà phê. Sau khi bé uống vài ngày, từ một bé không thèm ăn gì, biến thành, trở thành một bé cái gì cũng ăn, ăn háo hức, đòi ăn không ngớt. Kết quả là sau một tháng tăng hơn 2kg. Ngưng thuốc là biếng ăn lại ngay, nhưng uống lại là lại ăn nhiều và tăng cân. Sau đó người mẹ đó quá lo lắng và đưa đến phòng khám. Qua chẩn đoán, bé gái đó mắc hội chứng Cushing điển hình của uống Corticoid kéo dài (rậm lông, gù mỡ ở lưng, mặt tròn căng, hai má đỏ, v.ú to, mập trung tâm). Bác sĩ Huyên Thảo cho biết: “Corticoid khi uống liều cao kích thích ăn uống rất nhanh và nhiều, nhưng uống liều cao kéo dài không đúng chỉ định sẽ có thể gây các hệ quả sức khoẻ lâu dài không mong muốn, cho hệ cơ xương, tim mạch và nội tiết. Điều đáng nói là ngay cả trước khi tăng cân vì thuốc, cân nặng của bé đã rất tốt, ở ngưỡng cao theo dõi dư cân. Ban đầu bé thật sự không cần tăng cân, chỉ cần theo dõi tập thói quen ăn uống khoẻ mạnh cân bằng”. 👉Bởi thế nếu bạn có một đứa con “còi”, thì hãy thật tỉnh táo. Hãy đo vòng đầu của con thay vì chỉ nhìn vào cái cân. Đừng so sánh sánh con mình với con nhà hàng xóm, cũng đừng so sánh bản thân mình với những người mẹ đang nuôi con “bụ” khác, cũng đừng chê bai một em bé nào, trách cứ một bà mẹ nào, bởi chỉ làm mẹ thôi đã quá áp lực và căng thẳng rồi. Sưu tầm 🦑🦑🦑🦑🦑🦑

Read more
NẾU BẠN CÓ MỘT ĐỨA CON CÒI!
VIP Member
 profile icon
Write a reply

7 cách rèn luyện tư duy của trẻ 😍

1. Chơi là cách phát triển tư duy đơn giản mà hiệu quả nhất: Giờ chơi đối với một đứa trẻ là quan trọng. Cho dù đó là chơi với bạn bè hay một mình, chúng đều giúp trẻ định hướng trải nghiệm, tăng chỉ số IQ, khả năng suy luận của trẻ mà trên lý thuyết không thể học được. Trẻ học được những bài học quan trọng trong cuộc sống như làm việc nhóm, tinh thần thể thao, khả năng lãnh đạo và sự sáng tạo thông qua thời gian chơi của mình. 2. Cha mẹ thường xuyên nói chuyện với con Theo Firstcrying Parenting, người lớn nên chia sẻ với con về mọi thứ. Cho dù đó là giờ chơi, ăn tối, đi ngủ hay giờ tắm, hãy nói chuyện với con bạn về những gì bé đang làm và chơi. Sử dụng các từ chính xác cho đồ chơi của trẻ, chẳng hạn bóng, ôtô, sách, búp bê và động từ hành động phù hợp như ăn, chạy, đọc, chơi... Điều này sẽ giúp trẻ liên kết từ đó với đồ vật trong tay hoặc hành động đang được thực hiện. Bé cũng sẽ nhận ra dễ dàng và nhanh chóng các tín hiệu bằng lời nói của cha mẹ. 3. Cha mẹ cùng con giải quyết vấn đề: Điều quan trọng là cha mẹ vẫn phải dạy con cách tự giải quyết vấn đề. Nó có thể đơn giản như học cách mở nắp hộp đồ chơi của trẻ hoặc cách lấy cuốn sách ra khỏi giá sách. Dẫn dắt trẻ bằng ví dụ và gợi ý con cách giải quyết nếu gặp trở ngại nhỏ khi tham gia. Sau đó, hãy để trẻ tự mình thử. Khi đạt được thành công, trẻ sẽ lưu giữ ký ức về điều này lâu hơn và có xu hướng tự mình cố gắng hơn vào lần sau. 4. Đặt câu hỏi mở cho con: Thay vì tự động đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi mà con đặt ra, cha mẹ hãy giúp trẻ suy nghĩ bằng cách đặt câu hỏi ngược lại: "Con có ý tưởng gì? Con nghĩ điều gì đang xảy ra ở đây?". Tôn trọng câu trả lời của con cho dù đúng hay sai. Bạn có thể nói: "Điều đó thật thú vị. Hãy nói cho cha/mẹ biết tại sao con lại nghĩ như vậy?". 5. Khuyến khích con suy nghĩ khác biệt: Bằng cách cho trẻ em suy nghĩ theo cách mới và khác biệt, bạn đang giúp con trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo của mình. Cha mẹ có thể bảo con hãy thử nghĩ về ý tưởng khác hoặc khuyến khích trẻ lựa chọn bằng cách đưa ra tất cả giải pháp khả thi khi giải quyết vấn đề nào đó. 6. Đưa ra các giả thuyết cho con suy nghĩ: Dành một chút thời gian để đưa ra các giả thuyết trong khi chơi trò chơi là bài tập giúp phát triển kỹ năng tư duy phản biện ở trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh có thể hỏi con những câu hỏi như: "Nếu chúng ta làm điều này, con nghĩ điều gì sẽ xảy ra?" hoặc "Hãy dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?" 7. Tạo thói quen đọc sách cùng con Đọc sách là một trong những cách tốt nhất để kết nối bản thân với thế giới bên ngoài. Càng đọc nhiều, bộ não của trẻ càng nắm bắt nhiều thông tin, nhận thức được đa dạng từ ngữ, tình huống, cảm xúc, câu chuyện và nhân vật. Dr. Ernest Wong

Read more
TapFluencer
 profile icon
Write a reply

Góc chia sẻ

🎯 𝐐𝐮𝐲 𝐭𝐚̆́𝐜 "𝟒 𝐚̂́𝐦 𝟏 𝐥𝐚̣𝐧𝐡" 𝐠𝐢𝐮́𝐩 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐤𝐡𝐨̉𝐞 𝐦𝐚̣𝐧𝐡 𝐬𝐮𝐨̂́𝐭 𝐦𝐮̀𝐚 đ𝐨̂𝐧𝐠 ⚡️Quy tắc 1: “Bốn ấm một lạnh” “Bốn ấm” đó chính là: tay ấm, lưng ấm, bụng ấm và bàn chân ấm. Khi mặc quần áo xong cho con mẹ có thể kiểm tra: nếu bàn tay ấm, không đổ bồ hôi là mặc đồ vừa chuẩn. Giữ lưng ấm vì nếu lưng bị đổ mồ hôi, mồ hôi sẽ làm trẻ bị lạnh. Bụng ấm là để bảo vệ dạ dày của trẻ. Nếu dạ dày và bụng lạnh sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hoá và hấp thụ thức ăn bình thường của bé. Bàn chân ấm là vì chân có chứa rất nhiều mạch và huyệt, cũng là nơi nhạy cảm nhất. Một đôi chân lạnh có thể khiến bé mắc các bệnh về đường hô hấp. “Một mát mẻ” chính là cái đầu của bé. Việc ủ kín đầu con chỉ để lộ gương mặt, nhất là khi con đang bị sốt là việc không nên. Mùa đông mẹ vẫn cần giữ cho đầu bé được thoáng mát thoải mái. Khi ra đường, chú ý đội cho bé một chiếc mũ vừa phải để tránh gió là được. ⚡️Quy tắc 2: Mặc không qua 4 lớp quần áo Một em bé sơ sinh mặc bao nhiêu quần áo vào mùa đông thì thích hợp? Đối với quần áo trẻ em, cha mẹ nên dựa theo đặc điểm sinh lý của con để mặc quần áo cho phù hợp. Ví dụ, trẻ sơ sinh hay hoạt động hay đổ mồ hôi. Vì vậy, quần áo của trẻ phải dễ mặc dễ cởi để cha mẹ có thể thoải mái dựa vào nhiệt độ cơ thể con mà tăng hoặc giảm số áo cho hợp lý. Thông thường, ngay cả trong những thời điểm lạnh nhất của mùa đông, số quần áo con mặc cũng không nên nhiều hơn 4 cái vì nếu không bé sẽ rất khó cử động ⚡️Quy tắc 3: Mua quần áo ấm cho con phải mua dần dần Khi thời tiết chuyển lạnh, không nên ngay lập tức cho em bé mặc quần áo quá dày đột ngột. Mẹ nên để bé mặc nhiều đồ dần dần và từ từ tăng thêm số lượng. Việc này giúp cải thiện khả năng chịu lạnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh. ⚡️Quy tắc 4: Mặc ấm quá sẽ gây cảm lạnh Trẻ em mặc ấm quá cũng là có hại. Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến cơ thể bé ra mồ hôi. Nếu mồ hôi này không thể thoát được, chúng sẽ ủ lại trên da, khiến bé có thể bị chàm, viêm da và các bệnh nhiễm trùng về da khác. Thứ hai, vì đã quá ấm, trẻ cũng có thể tiết ra hết mồ hôi nên lượng nước tiểu trong cơ thể ít đi, gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Thứ ba, rất nhiều trường hợp trẻ em đã bị cảm lạnh, viêm phổi do…mặc quá ấm, mồ hôi làm trẻ bị lạnh. Chính vì vậy, ba mẹ nên quan sát tay và chân của bé, nếu thấy tay chân ấm thì không cần mặc thêm quá nhiều quần áo. Lưu ý vệ sinh người, lau mồ hôi liên tục nhiều lần trong ngày cho con. 🥰 Chúc cho các con luôn mạnh khỏe trong những ngày đông này nhé!

Read more
 profile icon
Write a reply

Góc chia sẻ

⚡⚡⚡Nếu bố mẹ thấy con ngồi dáng chân hình chữ W thì nhắc nhở và sửa lại ngay cho con nhé! ☀Trẻ em thường có xu hướng ngồi chữ W do thói quen. Các bố mẹ thường nghĩ rằng hầu hết trẻ đều ngồi như vậy, và trẻ sẽ bỏ kiểu ngồi này khi lớn lên. Nhìn có vẻ vô hại nhưng các nhà khoa học cho biết tư thế ngồi chữ W ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ. ✨Cách ngồi này có thể kéo dài từ 6 tháng - 3tuổi, khá phổ biến ở trẻ em khi ngồi trên mặt đất. Ở tư thế này, đầu gối trẻ gập cong, bàn chân dang ra mỗi bên theo cấu hình chữ “W”. Nếu không kịp thời can thiệp tư thế này có thể gây ra các vấn đề về dáng người, làm chậm sự phát triển của cơ thể trong việc kiểm soát và ổn định tư thế, đồng thời làm chậm phát triển các kỹ năng vận động. Do vậy, không nên để trẻ ngồi tư thế này. ❌❌TÁC HẠI CỦA TƯ THẾ NGỒI CHỮ W: - Cơ thể trẻ sẽ gây áp lực quá mức lên các khớp háng, gân kheo, cơ xoay trong và dây chằng gót chân, dẫn đến việc có thể gây trật khớp háng hoặc khiến ảnh hưởng tiiêu cực đến các vấn đề về dáng người sau này. - Các cơ bắt đầu thắt chặt và có thể khiến cơ bị ngắn lại vĩnh viễn. Điều này ảnh hưởng đến sự phối hợp, cân bằng và phát triển các kỹ năng vận động. Tư thế ngồi này mở rộng phần cơ nâng đỡ cơ thể, khiến việc chuyển trọng tâm ngồi, kiểm soát tư thế và giữ ổn định khi chơi, di chuyển và khi vươn người ra phía trước ít hơn so với các tư thế ngồi khác. ⚠ Mặc dù trẻ cảm thấy đây là tư thế ngồi thoải mái nhất, cần ngăn chặn tư thế này càng sớm càng tốt. Nếu bạn nhìn thấy trẻ ngồi tư thế này, cần liên tục khuyến khích trẻ điều chỉnh sang tư thế ngồi khác, chẳng hạn như ngồi khoanh chân. ❇❇ Các tư thế ngồi giúp hỗ trợ sự phát triển của trẻ : - Ngồi khoanh chân (còn gọi là “đan chéo”).` - Ngồi duỗi thẳng chân về phía trước, có thể cong thẳng hay cong trụ. #st

Read more
Góc chia sẻ
VIP Member
 profile icon
Write a reply