Ánh Dương profile icon
BronzeBronze

Ánh Dương, VietNam

Tác giả
My Orders
Posts(15)
Replies(0)
Articles(0)

TUỔI NÀO THÍCH HỢP ĐỂ “ĐI BỘ ĐỘI”

Chuyên mục: NHU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ ĐỘ TUỔI MẦM NON Phần 1: Tuổi thích hợp để gửi trẻ vào nhà trẻ/ mẫu giáo là độ nào? Gần đây nhiều quan điểm cho rằng nên cho trẻ đi nhà trẻ/ mẫu giáo sớm, khi trẻ dưới 2 tuổi thậm chí chỉ hơn 1 tuổi một chút để trẻ học cách tự lập. Tuy nhiên theo “Parenting for a peaceful world” (Sách: LÀM BỐ MẸ VÌ MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH" của tác giả chuyên gia tâm lý Ông Robin Grille Úc) thì việc đi nhà trẻ SỚM chưa chắc đã tốt cho trẻ. Việc gửi trẻ đi nhà trẻ sớm trước 2 tuổi là điều không nên, vì đây là giai đoạn trẻ chưa xác định mình là một cá thể độc lập. Do đó, chưa cần nói nhà trẻ đó tốt hay xấu, chỉ bản thân việc bé bị tách khỏi mẹ trước 2 tuổi cũng đủ sinh hocmon stress cortisol ảnh hưởng đến sự phát triển tối ưu của trẻ. Do đó, nếu điều kiện kinh tế cho phép, không nhất thiết mẹ phải "đi làm", thì hãy chọn "làm mẹ trọn thời gian " thay vì "đi làm". "Đi làm việc" còn có nhiều lúc trong đời để "đi làm", còn những năm đầu đời của con, không ai thay thế mẹ/ bố được, cũng không thể bù đắp những tổn thương của giai đoạn phát triển đầu đời quan trọng này, mà thương tổn đầu tiên là bị xa bố/ mẹ quá "khả năng chịu đựng" của bé (khả năng này khác nhau tùy độ tuổi và tùy cá thể). Vì sao nhà trẻ lại thường không tốt bằng sự hỗ trợ chăm sóc của cả cha và mẹ? Khi chúng ta nhìn những điều dưới đây, những xác nhận hiển nhiên dựa trên "học thuyết nhu cầu gắn bó" sẽ dự đoán được phần nào. Nhà trẻ cản trở cơ hội của trẻ để phát triển sự quyến luyến (gắn bó) có chọn lọc với những người lớn giàu tình yêu thương và đáng tin cậy. Nhu cầu "bám mẹ" những năm đầu đời theo học thuyết này chính là để xây dựng mối quan hệ quyến luyến bền chặt nền tảng này. Trẻ càng được quyến luyến gắn bó trong những năm đầu đời, càng trưởng thành độc lập, tự tin và có khả năng xây dựng những mối quan hệ tình cảm lâu bền. Theo các chuyên gia thế giới nghiên cứu về phát triển của trẻ em, thì độ tuổi bị đi gửi trẻ càng ngày càng nhỏ đi, do nhu cầu công việc của mẹ, tạo nên ảnh hưởng tâm lý tiêu cực. Một bản tổng hợp về 88 nghiên cứu được thực hiện nhiều nơi trên thế giới cho thấy, trong hơn 20.000 trẻ được gửi nhà trẻ từ khi còn ẵm ngửa (dưới 1 tuổi), khoảng 66% trẻ có nguy cơ gia tăng chứng "mất khả năng gắn bó" (cảm giác lo sợ, bấp bênh). Nhà tâm lý học người Úc Peter Cook kết luận rằng xu hướng nhà trẻ đang bỏ qua việc nhìn nhận các dấu hiệu nào có hại cho sự phát triển tâm lý của trẻ, đi ngược lại với rất nhiều ý kiến của các chuyên gia về điều gì là tốt nhất cho trẻ ở độ tuổi này. Một số nhà nghiên cứu đã cố gắng đo đạt mức độ mà việc đi nhà trẻ có thể trở thành nhân tố nguy hiểm (cho sự phát triển tâm lý của trẻ). Nghiên cứu cho rằng, bị gửi nhà trẻ hơn 20 giờ/ 1 tuần (ở nhà nhưng giữ bởi người lạ cũng vậy), có thể dẫn tới cảm giác thiếu an toàn với những bé nhỏ hơn 1 tuổi. Một nghiên cứu khác lại nhận thấy, các bé ở nhà trẻ lâu ngày sẽ có mức độ căng thẳng (có mức độ hormone stress cortisol) cao hơn, ở mức đáng báo động. Điều này đã được phát hiện tại những bé được gửi nhà trẻ lâu ngày, ngay cả khi trông bề ngoài, các bé không hề có bất cứ một dấu hiệu âu lo nào, khiến bố mẹ và những người chăm sóc có thể sẽ không ý thức được những buồn phiền mà trẻ đang phải chịu đựng. Theo những nghiên cứu, bé nào bị gửi nhà trẻ càng nhiều, thì lại càng có khuynh hướng trở nên hung hăng (dễ gây sự). Những phát hiện được trích dẫn từ Jay Blesky – nguyên giáo sư khoa phát triển nhân học tại đại học Penn State khẳng định rằng, “thiếu sự quan tâm trực tiếp của bố mẹ trong năm đầu tiên là một yếu tố nguy hiểm đối với các sự phát triển, ví dụ như cảm giác không gắn kết được với mẹ, sự hung hăng, và có thể là thái độ ứng xử của trẻ bị xấu đi”. "Các bố mẹ nên hiểu và tránh trạng lạm dụng nhà trẻ là một xu hướng hiện đại." quan điểm của tác giả sách là vậy. Một sự thật bi thương của cuộc sống hiện đại là số lượng ngày một tăng cao những phụ huynh sinh sống tại các quốc gia giàu có cảm thấy bản thân họ không có lựa chọn nào khác ngoài cách gửi con để kiếm sống, để đủ tiền chi tiêu. Giá nhà cửa và các vật dụng cơ bản khác ngày một cao hơn, trong nền kinh tế ngày càng phát triển. Nếu làn sóng của xu hướng gửi trẻ nhỏ sớm của các gia đình này không dừng lại và không chú ý chữa lành những tổn thương, thì hậu quả cho xã hội sẽ có thể còn rất thê thảm. Sự không thể gắn kết của các thành viên trong gia đình có thể sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với lợi ích của sự tiến triển xã hội, môt lối sống "mới" mà chúng ta đã tự tạo nên trong khoảng năm thập kỉ qua. Sách “Parenting for a peaceful world” liệt kê các điều kiện an toàn nếu ba mẹ muốn gửi trẻ đi nhà trẻ sớm. Bởi theo một nghiên cứu, em bé gửi trẻ có thể vẫn có được mức độ hocmon cortisol bình thường khi có những điều kiện tiên quyết sau: Những người chăm sóc trẻ phải thực sự có tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng với nhu cầu và cảm xúc của trẻ. Tôi dám chắc rằng, các nhà trẻ chuyên nghiệp có thể sẽ an toàn nếu có các điều kiện sau: 1. Trẻ cần được đào tạo trong sự gắn kết thật nhẫn nại và ấm áp của các cô trong nhà trẻ. 2. Người chăm sóc phải thật sự đồng cảm, ấm áp, có trách nhiệm và giàu lòng yêu thương. Họ cũng cần phải bền lòng. Khi có giáo viên mới, thì giáo viên cũ phải ở lại trong giai đoạn chuyển giao cho đến khi trẻ quen với người chăm sóc mới. (Cũng có nghĩa, khi bé mới đến trường, mẹ được ở lại trong lớp cho đến khi bé quen với cô giáo mới.) 3. Nhà trẻ cần phải tạo ra cảm giác như một gia đình lớn. 4. Một đứa trẻ nên được giữ trong nhà trẻ càng ít giờ càng tốt. Điều quan trọng là phải tôn trọng sức chịu đựng của trẻ và hiểu rằng mỗi độ tuổi chỉ có thể chịu được một khoảng thời gian xa cách nhất định. Khi một đứa trẻ có thể nói tạm biệt với mẹ mà không khóc, và khi bé có thể vui vẻ hoàn toàn với cô giáo và các bạn khác, đó là lúc bé đã sẵn sàng. Sự lo lắng khi phải chia ly là một dấu hiệu cho thấy bé chưa sẵn sàng cho việc xa gia đình. Trẻ em chính là nhà chuyên gia tâm lý chuẩn nhất, mà chúng ta nếu chúng ta chú ý quan sát trẻ, chũng ta sẽ cung cấp được cách chăm sóc tốt nhất. 5. Sự tách rời khỏi mẹ cần phải là một sự chuyển tiếp từ từ, dần dần, từng bước một để trẻ có thể thích nghi và phù hợp với tốc độ riêng của trẻ. Nhiều nhà trẻ không cho phép các bố mẹ ở lại với trẻ cho đến khi bé cảm giác ở đó như nhà. Chính sách này là không có cơ sở khoa học và nó tạo nên một cú chấn thương tâm lý lớn đối với trẻ. 6. Các bố mẹ nên ở lại cho đến khi trẻ đã thiết lập được một mối liên kết về sự tin tưởng với cô giáo và các bạn khác ở trung tâm. Nhiều trường học “mở” ở Thụy Điển và rất nhiều nhà trẻ dân chủ trên thế giới còn mời các vị phụ huynh tham dự lớp học cùng với các con mình. Bố mẹ sẽ tạo nên một đóng góp vô giá cho nhóm và các bạn nhỏ có thể phát triển mạnh (lớn nhanh, mau lớn) khi mà các con cảm thấy an toàn, được nuôi nấng và thân thuộc như nhà mình tại trường học. 7. Việc cho con đi nhà trẻ cần được hoãn lại ít nhất cho đến khi trẻ đã giảm nhu cầu bú mẹ được phần nào, (có thể uống sữa mẹ gửi theo). Điều này nhằm đảm bảo cho việc nuôi con bằng sữa mẹ không bị gián đoạn. 8. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, nếu phải gửi, thì thời gian buổi gửi phải thật ngắn, vì trẻ cần có đủ thời gian với bố mẹ đủ để trẻ nhận được sự quan tâm đầy đủ, tận tình và định hình cá tính cùng với kết nối thân thiết quyến luyến với ba mẹ. 9. Trẻ cần có cảm giác gắn bó vững chắc với ba mẹ trước khi mạo hiểm những mối quan hệ bên ngoài. Những trẻ càng không kết nối được với bố mẹ trong chính nhà của mình, thì viêc đi nhà trẻ để quen với người lạ lại càng khó khăn. 10. Phụ huynh cũng nên trì hoãn việc gửi con đến nhà trẻ, ít nhất là cho đến khi trẻ có thể làm chủ được ngôn ngữ của mình đủ để có thể kể với bố mẹ chúng về những gì trẻ cảm nhận được về nhà trường, thầy cô, bạn bè và những gì xảy ra ở đó. Chỉ khi trẻ thực sự cảm thấy gắn kết với bố mẹ, cùng với trải nghiệm được nuôi dưỡng tốt thì khi đó não bộ của trẻ mới có đủ điều kiện tốt nhất để phát triển. Đó là lúc các gia đình và nhà trường đầu tiên và phải đảm bảo rằng trái tim của họ cần rộng mở và trao cho trẻ một tình yêu lớn nhất. Dịch vụ chăm trẻ yêu thương như thế sẽ thúc đẩy lợi ích phát triển cảm xúc của một gia đình mà không tạo ra gánh nặng cho bố mẹ hay áp lực cho trẻ khi bị chia cách khỏi bố mẹ từ sớm và dài lâu trong suốt thời thơ ấu. Một vài sáng kiến cho mô hình hỗ trợ chăm sóc từ cộng đồng đã được thảo luận ở chương sau của sách. Chúng tôi cũng sẽ nói về cách thức để tiếp cận theo cách hiện đại nhất và cách mạng hóa giáo dục đối với trẻ để tạo nên sự phát triển tốt hơn nữa về mặt cảm xúc cho trẻ.

Read more
VIP Member
 profile icon
Write a reply

NHỮNG NGUYÊN TẮC KHI ÁP DỤNG TIME-OUT VỚI TRẺ

Time-out là một phương pháp răn đe được khuyên dùng vì bản chất của time-out không phải là hình phạt mà đây là 1 khoảng khắc giúp kéo trẻ vào trạng thái đủ lâu để trẻ bắt đầu nhìn nhận và hiểu về hành vi của mình. Tuy nhiên, mỗi khi bạn quyết định đưa ra time-out với trẻ, trẻ luôn tìm mọi cách để phá vỡ quy luật như la hét, chạy ra khỏi vùng time-out.... Đây là một số lời khuyên về time-out bạn có thể áp dụng để đảm bảo khoảng thời gian này vẫn hiệu quả với trẻ VẤN ĐỀ 1: TRẺ ÔM VÀ XIN LỖI BẠN KHI VỪA NGHE BẠN NÓI SẼ ÁP DỤNG TIME-OUT. Hướng xử lý: time-out là hiệu lệnh được đưa ra và phải thực thi dù trẻ có xin lỗi ríu rít hay ôm bạn tỏ vẻ hối hận. Như đã nói đầu bài, time-out không phải là hình phạt mà là khoảng thời gian để trẻ "dừng lại mọi thứ và để học cách làm nó tốt hơn". Việc trẻ ríu rít xin lỗi trước time-out chỉ để trẻ tránh time-out chứ không phải từ sự nhận ra thực sự của vấn đề. Do đó, bạn chỉ cần nói với trẻ rằng: "con cần vào time-out vì nguyên nhân là..." và vẫn tiếp tục thực hiện time-out. VẤN ĐỀ 2: TRẺ ĐÒI ĐI VỆ SINH LÚC THỰC HIỆN TIME-OUT, TÔI PHẢI LÀM SAO? HƯỚNG XỬ LÝ: Các chuyên gia nhi từ CDC, Mỹ chia sẻ: Bạn không cần chú ý đến những gì trẻ nói trong lúc time-out vì thực tế thời gian time-out là rất ngắn, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cá nhân của trẻ. Một điều mà chắc chắn bạn sẽ gặp nếu bạn cho trẻ đi vệ sinh lúc time-out là trẻ sẽ biết dùng lí do này để ra khỏi time-out sớm hơn quy định cho những lần sau. Trong trường hợp, trẻ thật sự cần thiết đi vệ sinh, bạn có thể cho trẻ đi vệ sinh, nhưng bạn không nói hoặc hành động gì, chỉ hổ trợ trẻ đi vệ sinh. Sau khi kết thúc, bạn đưa trẻ vào time-out lại và thời gian được tính tiếp tục. VẤN ĐỀ 3: TRẺ ĐÒI HOẶC TỰ Ý RA KHỎI VÙNG TIME-OUT TRƯỚC KHI BẠN CHO PHÉP. HƯỚNG XỬ LÝ: Bạn yêu cầu hoặc bế trẻ vào lại vùng time-out. Bên cạnh đó, bạn cho trẻ biết điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ phá luật time-out. Ví dụ, trẻ sẽ không được sử dụng chiếc xe đạp ngày hôm nay hoặc cuối tuần này con sẽ không được ra nhà sách để mua sách.... Điều này sẽ cho bé sự tự lựa chọn, một quy trình cần thiết cho phát triển nhận thức. Ví dụ, sau khi bạn bế bé vào lại time-out, bạn có thể nói với giọng nghiêm: “Nếu con ra ngoài 1 lần nữa, time-out sẽ kết thúc và con sẽ không được sử dụng chiếc xe đạp hôm nay. Nếu con im lặng đợi hết thời gian time-out, con có thể sử dụng chiếc xe đạp”. Khi bạn đưa ra luật này, thì phải giữ đúng luật này hết cả ngày, hoặc đúng giao kèo. Bài học trẻ học được là phải chọn 1 lựa chọn và chịu trách nhiệm với lựa chọn đó, dù nó là xấu nhất. VẤN ĐỀ 4: Trẻ la hét khóc lóc trong suốt và cả khi hết thời gian quy định của time-out. Tôi nên cho trẻ ra khỏi time-out hay tiếp tục thêm thời gian time-out? HƯỚNG XỬ LÝ: Lời khuyên đầu tiên của GS.Waston, ĐH Miami, Mỹ chia sẻ: “Cứ kệ thôi, hầu như đứa trẻ nào vào time-out đều la hét khóc lóc. Tùy vào khả năng kiểm soát cảm xúc và sự trải nghiệm timeout khác nhau, mà có đứa sẽ khóc suốt thời gian time-out, cũng có đứa sẽ chỉ la hét thời gian đầu. Đây là một trạng thái tâm lý bình thường. Tuy nhiên, trẻ sẽ sớm ngừng hành động này sau một vài lần time-out vì trẻ sẽ nhận biết được rằng mẹ không quan tâm đến trẻ làm gì trong time-out. Bạn không nên kết thúc time-out khi trẻ vẫn đang la khóc đến hết giờ hoặc cũng không nên thêm thời gian time-out. Trong trường hợp trẻ la khóc suốt time-out, bạn có thể làm như sau: Đợi còn 5 giây trước thời điểm kết thúc, bạn lại gần giữ bé ngồi ngang tằm mắt của trẻ và nói với giọng nghiêm trầm ấm: “Bin, nghe mẹ nói này, bây giờ nếu con im lặng nghe mẹ nói con có thể ra ngoài.” Điều này sẽ dạy cho trẻ hiểu được rằng: Trẻ chỉ có thể ra ngoài nếu chịu im lặng lắng nghe. VẤN ĐỀ 5: Trẻ lấy đồ chơi ra chơi hoặc lên giường giả vờ nằm ngủ trong thời gian time-out, tôi nên làm gì? HƯỚNG XỬ LÝ: Một nguyên tắc quan trọng mà bạn cần tuân thủ và cũng cần cho trẻ biết sự tồn tại của nguyên tắc này để trẻ tôn trọng nó trong suốt time-out. Nguyên tắc đó là: Trẻ không được có bất kì món đồ chơi hoặc có yếu tố nào làm trẻ sao nhãng trong thời gian time-out, ví dụ như TV, giường, điện thoại hoặc ghế sofa. TS. Mark, chuyên gia từ CDC, Mỹ giải thích: Trẻ cần một khoảng lặng đủ lâu, mà không có bất kì thứ gì làm trẻ sao nhãng, lúc này nó sẽ làm trẻ rơi vào khoảng thời gian “chán nhất”. Điều này sẽ kích thích tầng 2 của não bộ cho các hoạt động kiểm soát cảm xúc và phát triển nhận thức đúng sai cho một hành vi. Để đảm bảo nguyên tắc này được thực thi, bạn chọn vùng time-out là không có các yếu tố gây sao nhãng ở trên và tránh nơi mà mọi người trong nhà thường xuyên sinh hoạt nói chuyện. Bạn có thể quy ước với các thành viên trong gia đình là họ có thể tạo điều kiện im lặng khi trẻ đang vào time-out, điều này rất cần thiết cho con trẻ chúng ta học hỏi tốt hơn về kiểm soát cảm xúc. VẤN ĐỀ 6: Trẻ ương bướng nơi công cộng, làm sao tôi có thể tìm vùng time-out? HƯỚNG XỬ LÝ: Cũng rất thường khi trẻ ném cơn lốc tantrum nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng, nhà sách hoặc nhà thờ. Đầu tiên, bạn hãy tìm góc nào đó mà cơn lốc tantrum của trẻ không gây quá nhiều phiền phức cho mọi người, như khu vực bên ngoài hoặc khu vực gần nhà vệ sinh. Bạn hãy cho trẻ tự trải qua giai đoạn 1,2,3 của tantrum tại nơi đó hoặc dùng 1-2-3 Go & Magic để quy ước thời gian nín khóc hoặc ương bướng của trẻ. Nếu trẻ vẫn giữ thái độ không đúng, hãy dùng time-out và nhìn bức tường là vùng time-out. VẤN ĐỀ 7: Nhà có hai trẻ, hai trẻ thường dành đồ chơi và đánh chọc ghẹo nhau, tôi nên làm sao? HƯỚNG XỬ LÝ: Hướng dẫn của tổ chức CDC, Mỹ từng chia sẻ: Đầu tiên bạn nên xác định trẻ nào là nguyên nhân của vấn đề và có thể áp dụng time-out lên trẻ đó và món đồ chơi sẽ được cất đến cuối ngày và cả hai anh em không ai được chơi. Nếu bạn không xác định được trẻ nào là nguyên nhân hoặc cả hai đều có tương tác chọc ghẹo qua lại, bạn hãy time-out món đồ chơi và cho lí do ngắn gọn tại sao. Điều này sẽ cho hai trẻ hiểu được cách kiểm soát bản thân. Số phút time-out món đồ chơi bằng tổng số tuổi hai trẻ chia cho 2. Khi thời gian time out kết thúc, hãy kể cho trẻ vì sao món đồ nằm đó và làm sao nó không nằm đó lần sau, chia sẻ món đồ đó lúc chơi như thế nào. Time-out món đồ, quyển sách hay đồ vật nào đó cũng là 1 cách bạn có thể làm thay vì time-out trẻ. Nó có thể áp dụng cho 1 bé, thời gian time-out bằng số tuổi của 1 bé. Hiệu quả time-out đồ vật vẫn giữ nguyên giá trị nếu bạn vẫn làm tốt các bước như time-out trẻ.

Read more
VIP Member
 profile icon
Write a reply

NHỮNG CÂU HỎI XUNG QUANH PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT "TIME OUT"

Đây là những băn khoăn của cha mẹ trong quá trình thực hiện time-out cho trẻ. ❓ Trẻ đòi đi vệ sinh lúc thực hiện time-out, tôi phải làm sao? 🧏‍♀️ Bố mẹ không cần chú ý đến những gì trẻ nói trong lúc time-out vì thực tế thời gian time-out là rất ngắn, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cá nhân của trẻ. Một điều mà chắc chắn bạn sẽ gặp nếu bạn cho trẻ đi vệ sinh lúc time-out là trẻ sẽ biết dùng lý do này để ra khỏi time-out sớm hơn quy định cho những lần sau. Trong trường hợp, trẻ thật sự cần thiết đi vệ sinh, bạn có thể cho bé đi vệ sinh, nhưng bạn không nói hoặc hành động gì, chỉ hỗ trợ bé đi vệ sinh. Sau khi kết thúc, bạn đưa bé vào vùng time-out lại và thời gian được tính tiếp tục. ❓ Trẻ đòi hoặc tự ý ra khỏi vùng time-out trước khi bạn cho phép thì phải làm sao? 🧏‍♀️ Bạn yêu cầu hoặc bế bé vào lại vùng time-out. Bên cạnh đó, bạn cho trẻ biết điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ phá luật time-out. Ví dụ, trẻ sẽ không được sử dụng chiếc xe đạp ngày hôm nay hoặc cuối tuần này con sẽ không được ra nhà sách để mua.... Điều này sẽ cho bé sự tự lựa chọn, một quy trình cần thiết cho phát triển nhận thức. Ví dụ, sau khi bạn bế bé vào lại time-out, bạn có thể nói với giọng nghiêm: "Nếu con ra ngoài 1 lần nữa, time-out sẽ kết thúc và con sẽ không được sử dụng chiếc xe đạp hôm nay. Nếu con im lặng đợi hết thời gian time-out, con có thể sử dụng chiếc xe đạp". Khi bạn đưa ra luật này, thì phải giữ đúng luật này hết cả ngày, hoặc đúng giao kèo. Bài học trẻ học được là phải chọn 1 lựa chọn và chịu trách nhiệm với lựa chọn đó, dù nó là xấu nhất. ❓ Trẻ lấy đồ chơi ra chơi hoặc lên giường giả vờ nằm ngủ trong thời gian time-out, tôi nên làm gì? 🧏‍♀️ Một nguyên tắc quan trọng mà bạn cần tuân thủ và cũng cần cho trẻ biết sự tồn tại của nguyên tắc này để trẻ tôn trọng nó trong suốt time-out. Nguyên tắc đó là: Trẻ không được có bất kỳ món đồ chơi hoặc có yếu tố nào làm trẻ sao nhãng trong thời gian time-out, ví dụ như TV, giường, điện thoại hoặc ghế sofa. Trẻ cần 1 khoảng lặng đủ lâu, mà không có bất kỳ thứ gì làm trẻ sao nhãng, lúc này nó sẽ làm trẻ rơi vào khoảng thời gian "chán nhất". Điều này sẽ kích thích tầng 2 của não bộ cho các hoạt động kiểm soát cảm xúc và phát triển nhận thức đúng sai cho một hành vi. Để đảm bảo nguyên tắc này được thực thi, bạn chọn vùng time-out không có các yếu tố gây sao nhãng ở trên và tránh nơi mà mọi người trong nhà thường xuyên sinh hoạt, nói chuyện. Bạn có thể quy ước với thành viên trong gia đình là họ có thể tạo điều kiện im lặng khi trẻ đang vào time-out, điều này rất cần thiết cho con trẻ chúng ta học hỏi tốt hơn về kiểm soát cảm xúc. ❓ Trẻ ương bướng nơi công cộng, làm sao tôi có thể tìm vùng time-out? 🧏‍♀️ Cũng rất thường khi trẻ thể hiện cơn lốc ăn vạ nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng, nhà sách hoặc nhà thờ. Đầu tiên, bạn hãy tìm góc nào đó mà cơn lốc ăn vạ của trẻ không gây quá nhiều phiền phức cho mọi người, như khu vực bên ngoài hoặc khu vực gần nhà vệ sinh. Nếu trẻ vẫn giữ thái độ không đúng, hãy dùng time-out và nhìn bức tường là vùng time-out. ❓ Nhà có hai con, cả hai con thường dành đồ chơi và đánh chọc ghẹo nhau, tôi nên làm sao? 🧏‍♀️ Đầu tiên bạn nên xác định trẻ nào là nguyên nhân của vấn đề và có thể áp dụng time-out lên trẻ đó và món đồ chơi sẽ được cất đến cuối ngày và cả hai anh em không ai được chơi. Nếu bạn không xác định được con nào là nguyên nhân hoặc cả hai đều có tương tác chọc ghẹo qua lại, bạn hãy time-out món đồ chơi và cho lý do ngắn gọn tại sao. Điều này sẽ cho hai trẻ hiểu được cách kiểm soát bản thân. ❤ Phương pháp “góc bình yên” dành cho trẻ được phần lớn bố mẹ ngày nay lựa chọn, còn chúng mình thì nghĩ phương pháp giáo dục phù hợp nhất trẻ là khi có sự thống nhất giữa các thành viên trong gia đình, là khi bố mẹ kiên nhẫn với con mỗi ngày và luôn trò chuyện thẳng thắn với con.

Read more
VIP Member
 profile icon
Write a reply

BỐ MẸ BIẾT GÌ VỀ PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT CON KIỂU "TIME OUT"

TIME OUT hay còn gọi là “góc bình yên” là hình thức kỷ luật khi trẻ làm sai việc gì đó sẽ được yêu cầu ngồi lặng yên trên ghế hoặc trong phòng riêng để bình tĩnh và suy nghĩ về những gì chúng đã làm trong khoảng thời gian nhất định. Đây là phương pháp giáo dục mà ngày nay được nhiều bố mẹ lựa chọn bởi ít gây tổn thương so với đánh đòn, mắng nhiếc vì nó không liên quan tới lạm dụng thể chất hay qua lời nói. Rất nhiều bố mẹ đặt câu hỏi áp dụng phương pháp "time-out" (góc bình yên) cho trẻ thì cần lưu ý điều gì? Time-out bắt nguồn từ nghiên cứu hành vi của nhà tâm lý học B.F.Skinner. Lý thuyết về điều hoà hành vi/ hoạt động của ông khẳng định rằng trẻ sẽ cư xử theo những cách nhất định nếu chúng nhận được phần thưởng khi làm như vậy (gọi là "củng cố tích cực") và hành vi không mong muốn có thể được giảm bớt bằng cách giữ lại phần thưởng hoặc hình phạt không đòn roi. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BỐ MẸ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT NÀY HIỆU QUẢ? 1️⃣ Cha mẹ bình tĩnh yêu cầu trẻ vào khu vực time-out và cho trẻ 1 lý do ngắn gọn với giọng nghiêm trầm, không tranh luận hay la mắng kiểu "hổ báo", không chấp nhận xin lỗi khi lệnh "time-out" được ban ra. 2️⃣ Trẻ sẽ ở vùng time-out với kiểm soát của bạn với số phút bằng số tuổi của trẻ. Không đồ chơi, không tranh luận, bỏ qua hết những hành vi của trẻ trong lúc time-out như khóc, la hét, nằm lăn ăn vạ… nhưng bạn vẫn ở sát trẻ để kiểm soát những hành vi của trẻ. Chọn khu vực time-out cần đảm bảo không có các yếu tố gây sao nhãng như TV, đồ chơi, giường, ghế sofa hoặc nơi có nhiều người sinh hoạt. Khu vực time-out là nơi làm cho trẻ có cảm giác "chán nhất", chính sự chán này làm não bộ trẻ hoạt động suy nghĩ về nhận thức. 3️⃣ Kết thúc time-out là lúc bạn và trẻ cần nói chuyện. Câu chuyện nên gồm 3 nội dung: Tại sao con lại phải ngồi vào đây? Làm sao để con không phải vào khu vực này nữa? Cách mà con cho mẹ biết con gặp khó khăn để mẹ hỗ trợ thay vì con cư xử bằng thái độc ương bướng hay hành động la hét, khóc lóc?".

Read more
VIP Member
 profile icon
Write a reply