Mơ profile icon
BronzeBronze

Mơ, VietNam

Tác giả
My Orders
Posts(11)
Replies(0)
Articles(0)

Mẹ bầu bị phù nề tay chân phải làm sao?

Mẹ bầu bị phù nề tay chân ở tháng cuối có thể là do mặc đồ quá chật, thai lớn, tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng.. Bà bầu 9 tháng bị phù nề tay chân là chuyện thông thường nhưng đi kèm đau bụng, buồn nôn nên đi khám bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất các mẹ nhé! Bà bầu ăn ít kali cũng là một trong những nguyên nhân. Vì Kali giúp duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể. Do khối lượng máu tăng thêm 50% khi mang thai nên cơ thể cũng cần tăng chất điện giải, giữ cân bằng các hóa chất trong hàm lượng chất lỏng tăng thêm. Tiêu thụ nhiều caffein, ăn nhiều natri (muối), làm việc vất vả, đứng lâu, thời tiết nóng bức… cũng là nguyên nhân gây phù chân.. Bà bầu 9 tháng bị phù nề ở chi dưới bao gồm bàn chân, bắp chân, mắt cá và thậm chí cả ở tay là khá phổ biến trong thai kỳ. Với những trường hợp này, nếu nghỉ ngơi hợp lý, các dấu hiệu sưng sẽ giảm dần. Tuy nhiên, nếu mẹ bị sưng phù lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt thậm chí kèm theo đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng…thì khả năng cao là mẹ nằm trong 10% các mẹ bầu có hiện tượng sưng phù chân là tín hiệu của tiền sản giật. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng này, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện, các bác sĩ sẽ kiểm tra nước tiểu để xác định chính xác mẹ có mắc tiền sản giật hay không. Chân sưng phù nhưng nước tiểu của mẹ không chứa protein và huyết áp cao thường là lành tính. Còn nếu như mẹ mắc chứng tiền sản giật, bác sĩ có thể áp dụng một số biện pháp như nghỉ ngơi tại giường hoặc thậm chí nhập viện nếu tình hình nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, các mẹ đừng chủ quan, hãy quan sát các dấu hiệu của cơ thể và đến ngay bác sĩ nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường đi kèm với phù chân tay để có được sự điều trị kịp thời nhất nhé.

Read more
Mẹ bầu bị phù nề tay chân phải làm sao?
TapFluencer
 profile icon
Write a reply

Khó chịu khi mang thai, làm sao để đối phó hiệu quả?

Khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu Tình trạng thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu. Cơ thể bạn đang sản xuất nhiều máu hơn để mang chất dinh dưỡng đến em bé. Ngoài ra, chỉ số đường huyết và huyết áp cũng trở nên thấp hơn. Thêm vào đó, sự thay đổi của các nội tiết tố, đặc biệt là progesterone chính là nguyên nhân lý giải vì sao bà bầu thường cảm thấy buồn ngủ. Thực tế là việc mang thai lần này có nằm trong kế hoạch hay không thì mẹ bầu cũng sẽ co s những lo lắng về sức khỏe của em bé và trải nghiệm những điều mới lạ của thai kỳ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng cảm xúc của bạn sẽ đóng góp một phần vào sức khỏe thể chất của cả mẹ lẫn bé. Bạn càng lạc quan, vui tươi thì cơ thể dường như cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Khó chịu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng giữa Trong tam cá nguyệt thứ hai, mức năng lượng có thể sẽ tăng lên làm cho mẹ bầu không còn quá khó chịu như trước. Nhiều phụ nữ sẽ tận dụng thời gian này trong thai kỳ để tăng cường vận động nhằm cải thiện sức đề kháng cho bản thân. Dẫu cho tình trạng mệt mỏi đôi lúc vẫn sẽ xuất hiện nhưng mức độ không quá nghiêm trọng. Khó chịu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối Bước vào tam cá nguyệt thứ ba, bạn rất dễ dàng cảm thấy mệt mỏi khi mang thai vì những lý do như sau: Sưng phù ở tay chân Gặp khó khăn trong vấn đề tiêu hóa Mắc phải hội chứng chân không yên ở bà bầu Bạn đang mang trên người một lượng cân nặng đáng kể và em bé cũng không ngừng phát triển Bạn đang gặp khó khăn với chứng mất ngủ khi mang thai do thiên thần nhỏ dường như trở nên năng động hơn vào buổi đêm và thường đá vào bụng mẹ những lúc bạn muốn nghỉ ngơi. Ngoài ra, mẹ bầu có cảm giác kiệt sức còn có thể do những nguyên nhân tiềm ẩn, chẳng hạn như: Mất nước Đau cơ xơ Thiếu máu Nhiễm trùng Viêm cơ xương khớp Stress khi mang thai Đái tháo đường thai kỳ Hội chứng mệt mỏi mạn tính Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) Thiếu vitamin cần bổ sung khi mang thai, chẳng hạn như vitamin B phức hợp Chế độ ăn uống không đáp ứng được những yêu cầu dinh dưỡng dành cho bà bầu. Ngoài tình trạng mệt mỏi, bạn còn gặp thêm các triệu chứng khác nữa, hãy đi khám ngay. Mẹ bầu có thể cảm thấy năng lượng tràn đầy hơn một khi những tình trạng gây hào mòn sức lực được khắc phục hay điều trị. Mẹ bầu mệt mỏi phải làm sao? Ưu tiên giảm bớt hoạt động Việc giảm bớt hoạt động sẽ phần nào ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi khi mang thai. Mẹ bầu không cần phải ra ngoài nếu không thật sự cần thiết, nhờ người thân làm những việc nhà. Lên giường nghỉ ngơi sớm Ngoài ra, hãy tranh thủ chợp mắt từ 15 – 20 phút vào giờ trưa hoặc những lúc mệt mỏi nếu như bạn không thể yên giấc vào đêm trước đó. Việc cố gắng làm việc quá mức chỉ khiến mẹ bầu nhanh chóng kiệt sức mà thôi. Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý Trang chủ Mang thai Thai kỳ Chăm sóc mẹ bầu Khó chịu mệt mỏi khi mang thai - Làm sao để "đối phó" hiệu quả? Khó chịu mệt mỏi khi mang thai - Làm sao để "đối phó" hiệu quả? Nhiều bà bầu sẽ cảm thấy khó chịu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu nhưng thực chất là tình trạng này có thể kéo dài đến tận 3 tháng cuối thai kỳ. Khó chịu mệt mỏi khi mang thai là tình trạng hoàn toàn bình thường, cảm giác này xuất hiện nhiều trong lúc mang thai 3 tháng đầu và ở tam cá nguyệt thứ ba. Một số mẹ bầu miêu tả rằng bản thân dường như đang kiệt sức và luôn cảm thấy thiếu sức sống, một số phụ nữ mang thai khác lại may mắn không gặp quá nhiều sự khó chịu do tình trạng tương đối nhẹ. Nhưng dẫu cho quá trình này diễn ra như thế nào đi chăng nữa, đây vẫn là một phần gắn liền với thai kỳ. Khó chịu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu Tình trạng thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu. Cơ thể bạn đang sản xuất nhiều máu hơn để mang chất dinh dưỡng đến em bé. Ngoài ra, chỉ số đường huyết và huyết áp cũng trở nên thấp hơn. Thêm vào đó, sự thay đổi của các nội tiết tố, đặc biệt là progesterone chính là nguyên nhân lý giải vì sao bà bầu thường cảm thấy buồn ngủ. Thực tế là việc mang thai lần này có nằm trong kế hoạch hay không thì mẹ bầu cũng sẽ co s những lo lắng về sức khỏe của em bé và trải nghiệm những điều mới lạ của thai kỳ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng cảm xúc của bạn sẽ đóng góp một phần vào sức khỏe thể chất của cả mẹ lẫn bé. Bạn càng lạc quan, vui tươi thì cơ thể dường như cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Khó chịu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng giữa Trong tam cá nguyệt thứ hai, mức năng lượng có thể sẽ tăng lên làm cho mẹ bầu không còn quá khó chịu như trước. Nhiều phụ nữ sẽ tận dụng thời gian này trong thai kỳ để tăng cường vận động nhằm cải thiện sức đề kháng cho bản thân. Dẫu cho tình trạng mệt mỏi đôi lúc vẫn sẽ xuất hiện nhưng mức độ không quá nghiêm trọng. Khó chịu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối mệt mỏi khi mang thai Bước vào tam cá nguyệt thứ ba, bạn rất dễ dàng cảm thấy mệt mỏi khi mang thai vì những lý do như sau: Sưng phù ở tay chân Gặp khó khăn trong vấn đề tiêu hóa Mắc phải hội chứng chân không yên ở bà bầu Bạn đang mang trên người một lượng cân nặng đáng kể và em bé cũng không ngừng phát triển Bạn đang gặp khó khăn với chứng mất ngủ khi mang thai do thiên thần nhỏ dường như trở nên năng động hơn vào buổi đêm và thường đá vào bụng mẹ những lúc bạn muốn nghỉ ngơi. Ngoài ra, mẹ bầu có cảm giác kiệt sức còn có thể do những nguyên nhân tiềm ẩn, chẳng hạn như: Mất nước Đau cơ xơ Thiếu máu Nhiễm trùng Viêm cơ xương khớp Stress khi mang thai Đái tháo đường thai kỳ Hội chứng mệt mỏi mạn tính Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) Thiếu vitamin cần bổ sung khi mang thai, chẳng hạn như vitamin B phức hợp Chế độ ăn uống không đáp ứng được những yêu cầu dinh dưỡng dành cho bà bầu. Ngoài tình trạng mệt mỏi, bạn còn gặp thêm các triệu chứng khác nữa, hãy đi khám ngay. Mẹ bầu có thể cảm thấy năng lượng tràn đầy hơn một khi những tình trạng gây hào mòn sức lực được khắc phục hay điều trị. Điều trị và cải thiện cảm giác khó chịu mệt mỏi Việc có được một giấc ngủ ngon dường như trở nên xa xỉ trong lúc này. Tuy nhiên, để tránh bị kiệt sức, mẹ bầu có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: 1. Mẹ bầu mệt mỏi phải làm sao? Ưu tiên giảm bớt hoạt động Việc giảm bớt hoạt động sẽ phần nào ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi khi mang thai. Mẹ bầu không cần phải ra ngoài nếu không thật sự cần thiết, nhờ người thân làm những việc nhà nặng nhọc hoặc trông con giúp. 2. Lên giường nghỉ ngơi sớm mệt mỏi khi mang thai Dẫu không thể ngủ ngay lập tức, mẹ bầu vẫn nên sắp xếp lịch trình sinh hoạt sao cho bạn có nhiều thời gian để thư giãn trên giường nhất. Trong thời gian bầu bí, việc nghỉ ngơi đầy đủ là điều rất quan trọng nhằm tăng mức năng lượng cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên tránh uống nhiều nước trước khi ngủ bởi bạn có nguy cơ phải tỉnh dậy giữa đêm để đi vệ sinh Ngoài ra, hãy tranh thủ chợp mắt từ 15 – 20 phút vào giờ trưa hoặc những lúc mệt mỏi nếu như bạn không thể yên giấc vào đêm trước đó. Việc cố gắng làm việc quá mức chỉ khiến mẹ bầu nhanh chóng kiệt sức mà thôi. Cuối cùng, một lưu ý khi ngủ nữa dành cho bạn là hãy thay đổi tư thế ngủ từ nằm ngửa chuyển sang nằm nghiêng. Việc nằm nghiêng sang một bên sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn và giảm bớt áp lực lên các mạch máu đang nuôi dưỡng bé yêu. Một chiếc gối đặt dưới chân hoặc bên dưới bụng bầu có thể làm giảm chứng đau thắt lưng khi mang thai. 3. Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý là cách giảm mệt mỏi khi mang thai Khi mang thai, mẹ bầu cần tăng thêm lượng calo hấp thụ mỗi ngày nhằm phục vụ cho quá trình nuôi dưỡng em bé. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn phải ăn quá nhiều một lúc mà nên chia nhỏ khẩu phần thành 5 – 6 bữa. Đây là biện pháp thiết thực, giúp mẹ bầu giữ mức năng lượng ổn định, hạn chế cảm giác thờ ơ do tình trạng ăn uống không đủ chất gây nên. Tập thể dục đều đặn Mẹ bầu tập thể dục trong ít nhất 20 – 30 phút từ 3 – 4 lần mỗi tuần cũng giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng tích cực vào nhiệm vụ bảo vệ bé yêu trong bụng.

Read more
Khó chịu khi mang thai, làm sao để đối phó hiệu quả?
VIP Member
 profile icon
Write a reply

Bà bầu bị cao huyết áp nên ăn gì?

Những nhóm thực phẩm mà mẹ bầu bị tăng huyết áp thai kỳ nên ăn bao gồm: Thực phẩm chứa đạm có nguồn gốc thực vật Thực phẩm chứa đạm có nguồn gốc thực vật cung cấp lượng protein cần thiết. Đồng thời rất thuận lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Thai phụ có thể tìm thấy nhóm thực phẩm này trong các loại: Đậu nành và các sản phẩm liên quan, thực phẩm họ đậu,… Chất béo có nguồn gốc thực vật Chất béo cũng là một trong những nhóm thực phẩm cần thiết dành cho mẹ bầu bị tăng huyết áp. Chất béo có nguồn gốc thực vật có thể sử dụng bao gồm: Đậu phộng, dầu oliu, dầu mè, dầu đậu nành,… Thực phẩm giàu canxi Nhóm thực phẩm giàu canxi giúp bổ sung lượng canxi cần thiết cho cả mẹ bầu và thai nhi trong quá trình mang thai. Việc bổ sung những thực phẩm giàu canxi giúp cho mẹ bầu không bị co giật, mệt mỏi do hạ canxi máu. Đồng thời giúp cho hệ xương của thai nhi phát triển tốt. Những thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa tươi, sò huyết, hải sản,… Thực phẩm giàu vitamin C Thực phẩm giàu vitamin C giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng và bền thành mạch. Các thực phẩm giàu vitamin C mà mẹ bầu bị tăng huyết áp có thể sử dụng bao gồm: cam, bưởi, đu đủ, cà chua, nước trái cây,… Thực phẩm giàu kali Nhóm thực phẩm giàu kali có tác dụng góp phần ổn định huyết áp, ổn định tình trạng toan kiềm và điện giải trong máu. Bên cạnh đó, việc bổ sung đầy đủ kali còn giúp mẹ bầu hạn chế những tình trạng có thể xảy ra do quá trình mang thai. Bao gồm: Ốm nghén, mệt mỏi, chướng bụng, vọp bẻ,… Nhóm rau củ giàu chất xơ Chất xơ là một trong những nhóm thực phẩm cần thiết trong bữa ăn hàng ngày. Mẹ bầu bị tăng huyết áp thai kỳ nên cung cấp đầy đủ chất xơ. Điều này sẽ giúp mẹ bầu ổn định huyết áp. Đồng thời phòng chống được một số rối loạn do mang thai và thiếu chất xơ gây nên, bao gồm: Ăn uống đầy bụng, khó tiêu, chậm tiêu. Táo bón, tiêu khó. Nóng trong người. Trĩ do quá trình mang thai. Đái tháo đường thai kỳ.

Read more
Bà bầu bị cao huyết áp nên ăn gì?
VIP Member
 profile icon
Write a reply

Những cần nhớ đối với những bà bầu bị phù tay khi mang thai

Bà bầu bị phù tay khi mang thai là hiện tượng sinh lý không quá đáng lo. Nguyên nhân của tình trạng này là do tử cung của thai kỳ to ra, gây chèn ép các tĩnh mạch, cản trở sự lưu thông máu. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như sự thay đổi của hormone, gây giữ natri và nước trong cơ thể, tích nước, thiếu máu, protein huyết thấp… Bà bầu bị phù tay sinh lý thuyên giảm dần sau khi nghỉ ngơi và điều chỉnh phù hợp. Nhưng nếu tình trạng kéo dài và kèm theo tăng cân nhanh thì mẹ chú ý các vấn đề bệnh lý như cao huyết áp, protein niệu… Do đó mẹ cần theo dõi tình trạng phù tay của mình để có thể nghỉ ngơi phù hợp hoặc đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác và cso cách xử lý tốt hơn nhé. Cách cải thiện khi bà bầu bị phù tay Khi bị phù tay thì bà bầu cần vận động đúng cách, cải thiện lưu thông máu. Mẹ hãy tháo nhẫn và các phụ kiện khác ra khỏi tay để cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Đến sau khi sinh bé thì hiện tượng này sẽ giảm xuống và mẹ có thể đeo lại nhẫn, vòng bình thường. Mẹ hãy điều chỉnh lại nhịp độ làm việc và sinh hoạt của mình. Hãy đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, không quá căng thẳng, mệt mỏi. Mẹ bầu nên mặc đồ thoải mái, không mặc quần áo bó sát quá, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông máu. Nếu sức khỏe cho phép thì mẹ cần thực hiện các bài tập thể dục như bơi lội, yoga, tránh lao động thể lực gắng sức hay kéo dài… vì có thể khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. 7 cách ngừa việc bà bầu bị phù tay Dù phụ nữ mang thai khó tránh khỏi phù nề nhưng mẹ có thể áp dụng một số cách để làm giảm hoặc phòng ngừa tình trạng này. Cụ thể như: Tránh việc tăng cân quá nhiều. Chú ý chế độ ăn uống cân bằng và ăn ít thức ăn có chất béo. Uống nhiều nước để đảm bảo chức năng thận hoạt động bình thường, lượng nước dư thừa được đào thải một cách hiệu quả, tránh việc bà bầu bị phù tay. Ăn nhiều thực phẩm tốt cho thận như cần tây, cải xoong, táo, trái cây họ cam quýt. Ngoài ra, mẹ cũng có thể ăn thêm hành, tỏi sẽ giúp lưu thông khí huyết. Không ăn quá nhiều muối và thực phẩm đóng gói, đóng hộp… vì chúng có thể gây giữ nước. Thực phẩm chứa vitamin C và E như trái cây cam quýt, ớt xanh, khoai tây, cà chua, dâu tây, bắp cải, bông cải xanh, mầm lúa mì, ngô ngọt, hạnh nhân… cũng tốt cho bà bầu bị phù tay. Điều chỉnh nhịp độ công việc để không bị căng thẳng hay mệt mỏi. Chế độ ăn giàu protein, ít carbohydrate, nên ăn nhạt. Trên đây là một số lưu ý về việc bà bầu bị phù tay, hy vọng sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc thai kỳ. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và suôn sẻ nhé.

Read more
Những cần nhớ đối với những bà bầu bị phù tay khi mang thai
TapFluencer
 profile icon
Write a reply