profile icon
BronzeBronze

, VietNam

Tác giả
My Orders
Posts(17)
Replies(0)
Articles(0)

Nguyên nhân vì sao chậm kinh thường gặp ở chị em phụ nữ?

Vì sao chậm kinh nguyệt hay xảy ra ở chị em? Chậm kinh (hay trễ kinh) là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ, là hiện tượng khi đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Thông thường, nếu quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì gọi là chậm kinh. Mặt khác, khi chị em lỡ mất ít nhất ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp thì được xem là vô kinh. Thật ra, tình trạng chậm kinh nguyệt rất thường gặp đối với đa số chị em phụ nữ, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì. 12 nguyên nhân chậm kinh nguyệt Mang thai Giảm cân quá mức Tăng cân đột ngột Vận động quá sức Căng thẳng, stress Tác dụng phụ của thuốc Sử dụng chất kích thích Mãn kinh sớm Bệnh phụ khoa U nang buồng trứng Bệnh tuyến giáp Rối loạn nội tiết tố Để giữ cho chu kỳ kinh nguyệt ổn định, hạn chế tình trạng trễ kinh và các nguyên nhân làm chậm kinh, chị em phụ nữ cần thay đổi những thói quen không tốt như uống rượu bia, hút thuốc lá, thức khuya, làm việc quá sức. Ngoài ra, chị em cần hạn chế vận động mạnh, tránh căng thẳng, duy trì cân nặng vừa phải, không tăng giảm cân đột ngột. Bên cạnh đó, cố gắng thiết lập chế độ sinh hoạt ăn uống hợp lý, luyện tập điều độ, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, đồng thời khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện các bệnh lý và có hướng điều trị kịp thời.

Read more
Nguyên nhân vì sao chậm kinh thường gặp ở chị em phụ nữ?
VIP Member
 profile icon
Write a reply

Kinh nguyệt ít hơn bình thường có phải mang thai không?

Kinh nguyệt ít hơn bình thường có phải mang thai không là nhiều thắc mắc của nhiều mẹ. Kinh nguyệt ra ít là thế nào? Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới thường diễn ra trong khoảng từ 21 - 35 ngày tính từ ngày bắt đầu có kinh. Lượng máu kinh trung bình khoảng 60 - 80ml và thời gian hành kinh từ 3 - 7 ngày. Nếu kinh nguyệt của bạn thay đổi đột ngột, thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày và lượng máu kinh ít hơn 20ml thì được gọi là kinh nguyệt ra ít. Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không? Như chia sẻ của chúng tôi ở trên đây, hiện tượng hành kinh ra ít là tác hại của việc nạo hút thai nhiều lần hoặc sử dụng thuốc tránh thai trong một thời gian dài. Chứ kinh nguyệt ra ít không phải mang thai - hầu như đa số các trường hợp đều là vậy. Tuy nhiên, bạn có thể tới gặp các bác sĩ phụ khoa để được kiểm tra và đánh giá một cách cụ thể. Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe & khả năng sinh sản của nữ giới. Nếu tình trạng này kéo dài thì các tác hại sẽ càng nghiêm trọng hơn: - Chị em bị suy nhược cơ thể, não bộ căng thẳng làm bạn trở nên mệt mỏi. - Kinh nguyệt quá ít làm cho mặt bị nổi ban đỏ, mụn trứng cá, ảnh hưởng đến nhan sắc. Ngoài ra kinh nguyệt ra ít còn là nguy cơ mắc một số bệnh phụ khoa. - Làm niêm mạc tử cung bong ra bất thường, đây là dấu hiệu cảnh báo chị em có nguy cơ mắc các bệnh lý: u xơ tử cung, viêm cổ tử cung… - Máu kinh ra ít sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc mang thai và khả năng sinh con của chị em. Nếu chị em bị kinh nguyệt ra ít do các bệnh lý như viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh về buồng trứng, tử cung… Khắc phục tình trạng kinh nguyệt ra ít Khi thấy hành kinh ra ít bất thường, chị em nên tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ, chị em cũng cần lưu ý những điều sau: - Tạo cho mình lối sống khoa học, luôn vui vẻ, thoải mái và có chế độ ăn uống, học tập, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. - Ngủ đúng giờ, đủ giấc để giúp cho cơ thể minh mẫn, cuộc sống lành mạnh hơn. - Thường xuyên vận động cơ thể, luyện tập thể dục thể thao để máu huyết lưu thông, tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng, áp lực trong cuộc sống, công việc. - Vệ sinh vùng kín đúng cách để tránh viêm nhiễm, nên thay băng vệ sinh sau 3 - 4h để vi khuẩn không xâm nhập và phát triển. - Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể của mình. Cần có chế độ ăn uống phù hợp, tăng cường chất đạm và vitamin, sắt… để bồ bổ máu. Kinh nguyệt ra ít có thể là dấu hiệu của căn bệnh phụ khoa nào đó. Do vậy, ngay khi thấy hành kinh ra ít đột ngột kèm theo các triệu chứng bất thường khác, chị em cần đi thăm khám phụ khoa nữ ngay, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của bản thân.

Read more
Kinh nguyệt ít hơn bình thường có phải mang thai không?
VIP Member
 profile icon
Write a reply
 profile icon
Write a reply

Nhức mỏi chân khi mang thai và cách xử lý

Nhức mỏi chân khi mang thai là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để những cơn đau nhức này không quá ảnh hưởng đến bản thân và em bé trong bụng. Nhức mỏi chân gặp ở giai đoạn nào trong thai kỳ? Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể gặp phải hiện tượng đau nhức chân từ khi kết thúc tam cá nguyệt thứ hai cho đến khi bắt đầu tam cá nguyệt thứ ba, kèm theo tình trạng phù, sưng nề đôi chân. Đặc biệt, vào 3 tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi ngày càng phát triển, áp lực đè nén lên chân tăng lên làm cho thai phụ càng dễ bị nhức mỏi hơn. Tình trạng này diễn ra thường xuyên vào ban đêm hơn ban ngày. Nhức mỏi chân khi mang thai biểu hiện ra sao? Trong nhiều trường hợp, cơn đau có thể kèm sưng phù, hoặc lan tỏa ra cả mặt sau của chân và phần hông. Sưng phù là hiện tượng phổ biến hay gặp ở thai phụ bị nhức mỏi chân. Các vị trí dễ bị sưng phù gồm mặt, chân, mắt cá chân và bàn chân. Đôi khi, sưng phù thường bị nhầm lẫn với việc tăng cân trong giai đoạn sau của thai kỳ. Nhức mỏi chân kèm sưng phù khiến việc di chuyển trở nên khó khăn làm mẹ bầu có xu hướng ngồi, nằm nhiều, hạn chế vận động đi lại. Nhức mỏi chân có hết sau khi sinh con không? Tùy theo cơ địa và quá trình sinh hoạt của mỗi người mà sau khi sinh nở, hiện tượng nhức mỏi chân có thể biến mất, giảm nhẹ đi hoặc vẫn tiếp diễn và thậm chí nặng thêm. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe thai phụ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Khi nào cần đi khám bác sĩ? Khi những cơn đau nhức xảy ra quá thường xuyên và không thể tự khắc phục, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ giảm đau. Hiện tượng nhức mỏi chân cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng như u xơ tử cung hay tụ máu ở chân, do đó bạn nên báo cho bác sĩ về đặc điểm và tần suất đau nhức để được kịp thời chẩn đoán và xử lý. Phòng ngừa nhức mỏi chân khi mang thai Để phòng ngừa nhức mỏi chân khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý. Về chế độ dinh dưỡng, bạn nên hạn chế ăn muối, uống nước thường xuyên, tránh xa các chất kích thích chứa Cafein như cafe, chè… Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp bạn cung cấp đủ Canxi và các chất cần thiết cho cơ thể, phòng ngừa đau nhức chân. Chế độ tập thể dục và nâng cơ đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa đau mỏi chân khi mang thai. Hầu hết các bài thể dục nhẹ nhàng đều đem lại tác dụng tốt, đặc biệt là đi bộ và đạp xe thường xuyên. Yếu tố tinh thần cũng góp phần nhất định giúp hạn chế những cơn đau nhức. Bạn nên tránh làm việc quá sức gây căng thẳng, mệt mỏi. Hãy ngủ đủ giấc, suy nghĩ lạc quan để giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.

Read more
Nhức mỏi chân khi mang thai và cách xử lý
TapFluencer
 profile icon
Write a reply

Bà bầu uống cà phê suốt thai kỳ, coi chừng con sau này thấp bé nhẹ cân

Thực ra bà bầu uống cà phê trong thời gian mang thai là một chủ đề gây tranh cãi từ trước đến nay. Nhiều bác sĩ khuyến cáo là mẹ nên hạn chế lượng caffein xuống dưới 200mg (khoảng 2 cốc mỗi ngày). Nhưng cho dù như vậy, lượng cà phê cũng có ảnh hưởng nhất định tới em bé, có thể làm giảm trọng lượng khi sinh của em bé. 1. Mang thai 3 tháng uống cà phê được không? Câu trả lời là có, bà bầu có thể uống cà phê trong thời kỳ đầu mang thai. Tuy nhiên, bạn nên tính toán lượng cà phê cần uống để lượng caffeine hấp thụ không vượt quá 200mg mỗi ngày. 2. Bà bầu uống cà phê sữa được không? Bạn hoàn toàn có thể uống cà phê sữa. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý đến lượng cà phê cho mỗi lần uống. 3. Uống cà phê có gây sẩy thai không? Uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. 4. Khi nào không nên uống cà phê? Nếu mắc phải một số tình trạng như khó ngủ, khó tiêu hoặc các bệnh liên quan đến huyết áp, bạn không nên uống cà phê. 5. Uống cà phê có ảnh hưởng đến kết quả thử thai không? Uống cà phê sẽ không ảnh hưởng đến kết quả thử thai. Tuy nhiên, uống nhiều cà phê hoặc đồ uống có chứa caffeine sẽ làm tăng tần suất đi tiểu, từ đó ảnh hưởng kết quả xét nghiệm mang thai do nước tiểu bị pha loãng và lượng hormone hCG cũng bị giảm xuống. 6. Bà bầu 3 tháng cuối uống cà phê được không? Nếu quá thèm cà phê, mẹ bầu có thể uống 1 ly nhỏ cà phê pha loãng cùng đá, sữa tươi để trung hòa bớt lượng caffeine. Mẹ bầu uống quá nhiều cà phê sẽ khiến thai nhi chậm phát triển. 7. Uống cà phê có làm lan da em bé bị đen không? Làn da của bé là do di truyền chứ không do bạn uống cái gì khi mang thai.

Read more
Bà bầu uống cà phê suốt thai kỳ, coi chừng con sau này thấp bé nhẹ cân
VIP Member
 profile icon
Write a reply

Bà bầu bị đau gót chân và các bài tập giúp phòng tránh

Bà bầu bị đau gót chân khi mang thai là tình trạng rất thường hay gặp. Các bài tập giúp phòng tránh tình trạng đau gót chân ở bà bầu Để hạn chế tình trạng đau gót chân khi mang thai bạn có thể thực hiện một số bài tập sau: Bài tập 1 Ngồi một cách thoải mái trên ghế, có thể lót thêm một chiếc khăn lông mềm dưới sàn nhà. Sử dụng các ngón chân để làm trụ và nâng hai gót chân lên một cách nhẹ nhàng. Sau đó, từ từ hạ chân xuống rồi quay về tư thế hai bàn chân đặt trên khăn lông. Mỗi buổi các mẹ tập từ 10-20 lần sẽ tránh đau gót chân hiệu quả. Bài tập 2 Các mẹ vẫn ngồi trên ghế và lót khăn dưới sàn nhà, rồi dùng sức ở các ngón chân thực hiện tư thế “cào bấu” lấy chiếc khăn lông. Bên dưới chân lưu ý gót chân vẫn phải đặt vững vàng trên sàn. Mỗi lần các mẹ có thể tập luyện từ 1 đến 3 phút cho động tác này. Bài tập 3 Các mẹ cũng có thể tự mình massage màng gân lòng bàn chân tại nhà. Nhưng chú ý tránh để chỗ xương lồi ra, mỗi lần thực hiện từ 30 giây đến 1 phút là được. Và mẹ bầu có thể tập luyện xen kẽ khoảng 1-3 lần trong ngày. Bài viết trên cũng đã cho bạn biết đau gót chân khi mang thai là bệnh gì. Có thể thấy, đây là tình trạng do nhiều bệnh lý gây nên ở mẹ bầu và cần phải lưu ý. Khi bị đau gót chân các mẹ nên đến bệnh viện để gặp bác sĩ và kết hợp các biện pháp tại nhà. Để tránh hiện tượng này xảy ra, bạn có thể thực hiện thường xuyên các bài tập nêu trên.

Read more
Bà bầu bị đau gót chân và các bài tập giúp phòng tránh
VIP Member
 profile icon
Write a reply

Đau lưng khi mang thai tháng thứ 7 và cách bảo vệ lưng cho mẹ

Đau lưng khi mang thai tháng thứ 7 và cách giảm đau cho mẹ Dáng điệu Khi đứng, hãy tưởng tượng rằng bạn được đo chiều cao, tức là tư thế đứng thẳng khi dựa sát vào tường, sao cho lưng và đầu thẳng hàng, chạm vào tường. Căng cơ hông và cơ bụng cũng giúp lưng dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không nên đứng quá lâu trong tư thế này. Khi ngồi, thai phụ nên ngồi đúng. Thai phụ hãy đảm bảo là lưng luôn được nâng đỡ. Luôn đặt một gối nhỏ ở phía sau thắt lưng, hoặc ngồi trên gối lõm có hình chữ D. Ngồi ghế tựa dành cho bàn ăn cũng giúp bảo vệ lưng tốt hơn là ngồi ghế mềm, hay sofa vì lưng luôn được giữ thẳng. Nếu bị đau thắt lưng, hãy tập động tác nghiêng hông 5 – 10 lần (sau 10 – 15 phút ngồi). Nếu ngồi lâu, hãy đứng dậy và đi lại loanh quanh một chút. Khi nằm, thai phụ nên nằm giường, nệm bằng và chắc; không nên nằm giường và nệm mềm. Thai phụ nằm nệm quá mềm không tiện cho sự kéo dài của xương cột sống, làm cho triệu chứng đau lưng càng nặng hơn. Tránh nâng vật nặng Khi dây chằng trở nên lỏng lẻo hơn thì thai phụ cũng dễ bị tai nạn hơn. Nếu bạn nâng hay mang vác bất kỳ vật gì, hãy đưa nó sát về phía cơ thể, trùng đầu gối thay vì cúi lưng xuống và chớ có vặn người. Luyện tập thể dục đều đặn Luyện tập thể dục thích hợp khi mang thai có thể làm tăng sức cho cơ bắp xương chậu, cơ bắp lưng, đảm bảo tính co giãn tốt; đồng thời thúc đẩy việc cung cấp máu ở lưng và các bộ phận dưới lưng, giúp giảm đau lưng. Hãy thử bài tập sau: đứng dựa lưng vào tường. Để chân cách tường vài centimet và hơi nâng đầu gối lên. Để một tay vào vùng thắt lưng và nghiêng hông về phía đó, rồi đổi tay và làm lại động tác. Tiếp tục lặp đi lặp lại hai động tác này một cách nhẹ nhàng. Khi đã thành thục, thai phụ có thể tập ở bất kì đâu, không nhất thiết phải dựa vào tường. Bài tập này sẽ hiệu quả nhất khi thai phụ thực hiện thường xuyên và trước khi cơn đau xuất hiện. Nếu bị đau thắt lưng, bài tập nghiêng hông sẽ tốt hơn là ngồi xổm. Bài tập bò: Quỳ gối và chống tay xuống sàn nhà, sao cho lưng với đầu thẳng một đường thẳng. Bài tập này sẽ giúp giảm áp lực do thai nhi tạo ra cho lưng. Bạn có thể tập thường xuyên hằng ngày, giúp giảm đau thắt lưng rất hiệu quả. Không đi giày cao gót Giày cao gót ảnh hưởng tới tư thế đứng của bàn chân, toàn bộ trọng lượng của cơ thể được dồn vào phần ngón chân và tác động xấu tới dây thần kinh hai bên hông. Khi thai nhi càng phát triển, các dây thần kinh sẽ chịu áp lực ngày càng lớn, dẫn đến các cơn đau lưng ngày càng tăng. Do đó, không mang giày cao gót là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn vào thời điểm này. Thai phụ nên đi dày có đế bằng và thấp, có độ rộng và mềm mại, vừa chân là tốt nhất. Giày cao gót sẽ làm cho cơ thể hướng về phía trước nhiều hơn, gây đau lưng ở thai phụ. Chườm nước nóng Nếu đau lưng dữ dội, có thể dùng túi nước nóng chườm lên lưng sẽ giảm bớt triệu chứng đau lưng. Những thai phụ bị đau lưng nghiêm trọng nên đến bệnh viện để kiểm tra xem có phải do các bệnh khác gây ra hay không. Còn những người vốn đã bị bệnh cột sống, xương chậu, khớp xương đùi, nên theo bệnh tình cụ thể mà tiến hành điều trị. Tư thế nằm đúng Vào tuần thai thứ 17, bạn nên nằm nghiêng chứ không nên nằm ngửa khi ngủ để giảm bớt tình trạng đau lưng. Bạn cũng có thể đặt gối giữa hai đầu gối hay kê một chiếc dưới bụng. Cách làm này giúp tử cung không đè lên xương sống và tránh gây đau lưng sau khi ngủ dậy. Ngoài tư thế nằm, bạn cũng cần chú ý không nên đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ. Khi ngồi nên chọn ghế có phần tựa lưng và đặt có một chiếc gối nhỏ phần sau lưng. Massage lưng thường xuyên Buổi tối trước khi đi ngủ bạn nên nhờ chồng massage lưng hay bất cứ chỗ nào cảm thấy nhức mỏi. Xoa bóp nhẹ nhàng sẽ giúp kích thích sự lưu thông máu, các cơ được thoải mái và những cơn đau lưng sẽ dần biến mất. Đồng thời, bạn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh để thư giãn và giảm chứng đau lưng thai kỳ. Khi nào cần điều trị từ bác sĩ Nếu chứng đau lưng của bạn ngày càng nặng hơn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ, họ sẽ đưa ra một số lời khuyên về phương pháp điều trị đau lưng. Ngoài ra, đau lưng kèm theo chảy máu âm đạo, sốt hoặc đi tiểu nhiều lần, có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Trong một số ít trường hợp, đau lưng nghiêm trọng có thể liên quan đến các vấn đề như loãng xương liên quan đến thai kỳ, viêm xương khớp đốt sống hoặc viêm khớp nhiễm trùng. Những cơn đau nhịp nhàng có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non. Vì vậy, nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề nào trong số này, điều quan trọng là phải được bác sĩ kiểm tra. Sưu tầm

Read more
Đau lưng khi mang thai tháng thứ 7 và cách bảo vệ lưng cho mẹ
VIP Member
 profile icon
Write a reply

Buồn nôn khi mang thai, những thực phẩm cần tránh

1. Buồn nôn khi mang thai, những thực phẩm cần tránh Khoai tây chiên Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ thường có mùi nặng, hay gây nôn, ói, mẹ bầu nôn nghén nặng cần tránh xa các loại thức ăn này Thực phẩm nhiều mỡ thường rất khó tiêu hóa, mất nhiều thời gian di chuyển qua hệ tiêu hóa xuống dạ dày càng làm mẹ có cảm giác buồn nôn hơn. Gia vị cay, hạt tiêu Gia vị cay, hạt tiêu là một trong những thủ phạm hàng đầu gây chứng buồn nôn ở phụ nữ mang thai. Thực phẩm giàu chất béo Thực phẩm giàu chất béo là nguyên nhân chủ yếu làm phức tạp thêm căn bệnh nôn nghén vì vậy mẹ bầu nên tránh những loại thực phẩm này trong suốt ba tháng đầu mang thai. Loại thực phẩm này mất rất nhiều thời gian để tiêu hóa trong dạ dày của bạn làm mẹ càng có cảm giác khó chịu. Ốm nghén nên uống nước gì để giảm được cảm giác khó chịu Trà gừng Trà gừng chính là thức uống trị ốm nghén hữu hiệu, đứng đầu trong danh sách giúp mẹ giảm các cơn buồn nôn, khó chịu. Mẹ có thể cho vài lát gừng vào nước nóng và ngâm khoảng 10 - 15 phút trước khi uống. Nó không chỉ giúp tăng hương vị cho ly trà của mẹ, mà còn làm dịu dạ dày, giúp bạn giảm cảm giác buồn nôn rất hiệu quả. Nếu muốn sử dụng phương pháp này thì mẹ bầu cần lưu ý chỉ nên uống trà pha loãng, và kết hợp với gừng vào buổi sáng thôi nhé, vì đây là thời điểm gừng phát huy tác dụng nhiều nhất. Trà bạc hà Trà bạc hà là một loại thức uống phổ biến giảm đau dạ dày và buồn nôn rất tốt. Vị bạc hà tươi mát cũng đem lại cảm giác khá dễ chịu cho người dùng. Để có một ly trà bạc hà, mẹ bầu có thể cho 10 lá bạc hà vào nước trà nóng và ngâm khoảng 10-15 phút. Khoảng thời gian này sẽ giúp tinh dầu trong lá bạc hà được tiết ra hòa lẫn vào nước, giúp bạn có một ly trà thơm mát. Tuy nhiên, trà bạc hà không thích hợp cho thai phụ bị mắc chứng ợ nóng thai kỳ, vì nó có thể làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Trà chanh mật ong Trà chanh mật ong là loại trà mang lại hương vị tươi mát và ngọt ngào, đồng thời cũng kích thích vị giác rất tốt. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy việc ngửi tin dầu cũng giúp giảm buồn nôn hiệu quả. Hơn nữa mật ong ngoài giúpt cân bằng tính axit của chanh, thì còn có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, sẽ giúp mẹ tránh được các dạng nhiễm trùng nhẹ trong cơ thể. Chỉ cần cho thêm một muỗng cà phê nước cốt chanh và một muỗng cà phê mật ong vào tách trà là đã có một loại thức uống trị ốm nghén, giảm buồn nôn hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không nên cho chanh và mật ong vào trà khi nước còn quá nóng, vì sẽ làm giảm hương vị, cũng như dưỡng chất của chúng nhé. Nước lọc Việc uống đủ nước cực kỳ cần thiết khi mang thai, vì lưu lượng máu trong cơ thể sẽ tăng cao để đáp ứng nhu cầu của thai nhi phát triển, cho nên mẹ luôn cần phải đảm bảo bổ sung đủ nước cho cơ thể. Mỗi ly nước uống đều đặn trong mỗi giờ sẽ cung cấp chất lỏng cần thiết giúp giảm sự khó chịu do ốm nghén mang lại, vì thế hãy luôn để một ly nước trong tầm mắt của mình nhé. Nước chanh Nếu cảm thấy uống nước lọc quá nhạt miệng, mẹ có thể bỏ thêm vài lát chanh hoặc vài giọt chanh trực tiếp vào nước. Chúng vừa giúp cải thiện vị giác, vừa giúp mẹ bầu bổ sung thêm vitamin. Ngoài nước, thì nước chanh dạng này mẹ có thể uống bất kì lúc nào trong ngày mà không sợ tác dụng phụ nhé. Nước đá từ nước ép trái cây Dùng nước đá làm từ nước ép dưa hấu hay nước chanh để thêm vào nước uống là một cách giảm buồn nôn khá hiệu quả của một số mẹ bầu. Chúng giúp cải thiện hương vị nước, làm mẹ bầu thấy ly nước của mình bớt nhạt nhẽo hơn. Trong trường hợp uống nước khi buồn nôn không có tác dụng, bạn có thể ngậm một viên nước đá. Chúng sẽ vừa giúp giảm buồn nôn vừa giúp bạn bổ sung nước. Sinh tố Các loại sinh tố sẽ làm dịu cơn buồn nôn của bạn. Chúng giúp trung hòa axit dạ dày cũng như lượng đường trong máu, từ đó khiến mẹ mang thai thấy dễ chịu hơn. 2. Bên cạnh đó mẹ bầu bị nôn nghén nặng khi mang thai cũng cần lưu ý: Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và thư giãn càng nhiều càng tốt Uống nước thường xuyên để tránh mất nước, nên uống từng ngụm nhỏ và thường xuyên. Ưu tiên cho các loại thực phẩm dễ ăn như bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn. Gừng được xem là một trong những phương pháp giúp giảm buồn nôn Áp dụng cách bấm huyệt cũng có thể làm giảm buồn nôn và ói mửa. Tránh xa các loại thức uống chứa cồn và caffeine Ngoài ra, các liệu pháp bổ sung hương liệu như sử dụng tinh dầu chanh cũng có thể hiệu quả với mẹ bầu bị nôn nghén nặng. Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Read more
Buồn nôn khi mang thai, những thực phẩm cần tránh
VIP Member
 profile icon
Write a reply