[Góc Chia Sẻ] Tìm Hiểu một chút về Thai Ngôi Mông trc khi sinh các mom nhé!

Trong suốt quá trình mang thai, thai nhi sẽ thường xuyên chuyển động và thay đổi vị trí trong bụng của mẹ. Tuy nhiên, trước khi đến ngày dự sinh, hầu hết thai nhi đều xoay đầu xuống phần dưới của tử cung và đầu nằm trong khung chậu của mẹ. Nhưng có khoảng 4% thai nhi lại xoay phần mông (hoặc chân) xuống phía dưới. Khi thai nhi ở vị trí như vậy trước khi sinh, ta gọi là ngôi thai mông hoặc ngôi thai ngược. Thai ngôi mông gồm có 3 loại: Thai ngôi mông hoàn toàn: Mông của thai nhi hướng xuống đường dẫn sinh, hai đầu gối gập lại như đang ngồi bắt chéo chân. Thai ngôi mông không hoàn toàn - kiểu mông: Mông của bé hướng xuống đường dẫn sinh, hai chân duỗi thẳng ở ngay trước mặt của em bé, hai bàn chân rất gần nhau. Thai ngôi mông không hoàn toàn - kiểu bàn chân: Có nghĩa là một hoặc cả hai bàn chân của bé hướng xuống đường dẫn sinh. Vậy việc sinh thai ngôi mông có nguy hiểm không? Theo ý kiến của bác sĩ, sinh thai ngôi mông được cho là nguy hiểm, vì sẽ có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm và gây khó khăn cho mẹ bầu khi sinh nở. Trong các trường hợp xác định ngôi thai mông, bác sĩ thường sẽ chỉ định thai phụ phải sinh mổ có chọn lọc vì muốn an toàn cho cả mẹ và con, tức là không phải tất cả các trường hợp phải mổ. Trường hợp ngôi mông đủ và mông thiếu kiểu mông, thai phụ có thể sẽ được chỉ định sinh thường. Điều này còn tùy theo sức khỏe của mẹ, sự xoay trở của thai nhi trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ sẽ có giải pháp phù hợp cho sản phụ. Cụ thể, thai ngôi mông có thể được chỉ định đẻ thường khi: -Trường hợp là thai nhi ngôi mông đủ hoặc thiếu kiểu mông. -Khung chậu của người mẹ rộng, cổ tử cung mở lớn. -Đầu thai nhi cúi tốt. -Thai nhi có cân nặng nhỏ hơn hoặc bằng 3.200g. Trong trường hợp kèm theo các bất thường như sau thì các bác sĩ buộc phải tiến hành mổ lấy thai: -Trường hợp thai nhi ngôi mông thiếu kiểu chân. -Quá trình chuyển dạ kéo dài. -Khung chậu của người mẹ hẹp. -Đầu thai nhi cúi không tốt. -Vết mổ cũ trên tử cung. -Sinh con lần đầu và trọng lượng thai nhi lớn hơn 3.200g. Vậy trong trường hợp không thể sinh thường mà được bác sĩ chỉ định mổ lấy thai thì thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu? Theo đó, việc mổ ở tuần bao nhiêu sẽ dựa vào quá trình khám thai định kỳ của từng thai phụ. Điều quan trọng nhất với các mẹ bầu là cần khám và theo dõi thai nhi thường xuyên ở những tuần cuối của thai kỳ để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhé.

[Góc Chia Sẻ] Tìm Hiểu một chút về Thai Ngôi Mông trc khi sinh các mom nhé!
10 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

hữu ích lắm ạ, thím mình bầu những tuần cuối mà chưa thấy bé quay đầu, chia sẻ bài này cho đỡ lo. cảm ơn m đã chia sẻ ạ

TapFluencer

may bé mình ngôi đầu

hữu ích ạ

VIP Member

hữu ích

VIP Member

hữu ích

VIP Member

Hữu ích

TapFluencer

Hữu ích

TapFluencer

hữu ích

VIP Member

hay nè

VIP Member

hay