Ngôi thai đầu là gì và dấu hiệu để nhận diện

Ngôi thai đầu là gì và liệu có ảnh hưởng đến việc sinh nở, vượt cạn của mẹ hay không? Thai ngôi đầu (ngôi thuận) là tư thế mà đầu em bé sẽ hướng xuống âm hộ (lối ra khi sinh thường) và mông hướng về phía ngực của mẹ. Trong đó, thai ngôi đầu gồm 2 tư thế chính bao gồm: - Thai ngôi đầu chỏm trước: Đây là tư thế mà em bé cúi đầu và lưng của em bé sẽ hướng về phía bụng mẹ. Trên thực tế, khoảng 95% thai nhi nằm ở tư thế này để chào đời. - Thai ngôi đầu chỏm sau: Ở tư thế này, đầu em bé cúi xuống và mặt sẽ quay về phía bụng mẹ. Điều này có thể khiến cho việc sinh nở khó khăn hơn một chút so với mẹ có Thai ngôi đầu chỏm trước. Cách nhận biết thai ngôi đầu cho mẹ bầu tự cảm nhận Khi mẹ bầu đi khám thai trong những tuần cuối thai kỳ, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác ngôi thai qua siêu âm, sờ nắn bụng của mẹ hoặc lắng nghe nhịp tim thai nhi. Mặt khác, mẹ bầu cũng có thể tự mình kiểm tra ngôi thai bằng cách xoa bóp vùng bụng và cảm nhận được bộ phận nào của cơ thể em bé đang chuyển động. Trong đó, vùng dài nhẵn có thể là lưng em bé, vùng cứng tròn là đầu, phần mông sẽ mềm hơn một chút, phần gồ ghề là tay, chân, bàn tay, bàn chân hoặc vai. Nếu trẻ là thai ngôi đầu mẹ sẽ nhận ra qua những đặc điểm sau: Thai ngôi đầu chỏm trước: Mẹ có thể cảm nhận những cú đá của trẻ diễn ra ở vùng dưới xương sườn. Phần lưng của trẻ sẽ cứng và tròn khi mẹ sờ vào một bên bụng. Khi thai nhi ở tư thế này, rốn của mẹ thường bị lồi ra ngoài. Thai ngôi đầu chỏm sau: Mẹ thường cảm thấy bị đạp nhiều hơn ở phía trước bụng, rốn có thể bị lõm xuống, vùng bụng thường mềm hơn và dễ ấn xuống hơn thay vì căng tròn. Đối với ngôi thai này, quá trình chuyển dạ có thể kéo dài hơn, đau đớn hơn và có nhiều nguy cơ sinh mổ khẩn cấp. Nói tóm lại, ngôi thai đầu mà đặc biệt là ngôi chỏm trước là tư thế tốt nhất khi sinh thường vì có thể đảm bảo những yếu tố như: - Làm giảm nguy cơ sinh mổ khẩn cấp trong quá trình sinh con - Giúp em bé ra ngoài dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi hơn - Thai ngôi đầu chỏm trước có thể giúp mẹ cảm thấy ít đau hơn khi sinh thường. Nói tóm lại, việc trẻ có xoay về ngôi thai đầu trong những tuần cuối của thai kỳ hay không có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc sinh nở. Vì vậy, mẹ hãy lưu ý nhiều hơn đến ngôi thai nếu sắp đến ngày sinh dự kiến nhé! Nếu phát hiện ngôi thai bất thường, bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ và có kế hoạch sinh con an toàn, thuận lợi.

Ngôi thai đầu là gì và dấu hiệu để nhận diện
8 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

hữu ích ạ, bổ sung kiến thức cho thai kỳ mạnh khỏe nha các mom

TapFluencer

thông tin hữu ích

TapFluencer

cảm ơn mom nhé

Hữu ích ạ

hữu ích ạ

VIP Member

Hữu ích

VIP Member

hữu ích

VIP Member

Hữu ích