Dấu hiệu dính thắng lưỡi ở trẻ và cách điều trị

Dính thắng lưỡi là một tật ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ảnh hưởng khả năng nói hay bú của con. Tuy nhiên thì cha mẹ đừng quá lo lắng, vì cách điều trị cũng không quá phức tạp đâu. Dấu hiệu trẻ bị dính thắng lưỡi Khi bị dính thắng lưỡi thì dây thắng lưỡi của trẻ sẽ bị ngắn và làm cho các cử động lưỡi bi hạn chế hơn so với những em bé bình thường. Cha mẹ trong quá trình chăm sóc sẽ nhận ra tật dính thắng lưỡi ở trẻ nếu như có các dấu hiệu như sau: Việc bú mẹ của trẻ gặp khó khăn và khó thè lưỡi ra ngoài hoàn toàn. Lưỡi khó di chuyển ra xung quanh và mở miệng không đủ rộng. Đầu lưỡi không chạm được nóc vòm họng. Răng khi mọc lên thì dễ bị nghiêng và không đều. Bé khó phát âm. Nếu như cha mẹ nhận thấy có các dấu hiệu này thì có thể kiểm tra xem trẻ có bị dính thắng lưỡi không nhé. Và tùy vào mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ mà bác sĩ sẽ có cách điều trị thích hợp. Cách điều trị dính thắng lưỡi ở trẻ Dính thắng lưỡi sẽ gây phiền phức cho bé trong các hoạt động hằng ngày, nhất là khi bú mẹ lúc còn nhỏ hay là việc phát âm khi lớn lên. Thông thường thì tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ sẽ được điều trị đơn giản bằng cách phẫu thuật. Thủ thuật cắt dính thắng lưỡi cũng nhẹ nhàng và không gây nguy hiểm hay là đau đớn gì nhiều cho em bé. Khi thực hiện phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi ở trẻ thì bác sĩ sẽ thực hiện gây tê tại chỗ rồi mới cắt thắng lưỡi. Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, cho trẻ bú sữa mẹ hay sữa lạnh sau khi phẫu thuật chừng 30 phút và không cần phải nằm viện. Thời gian cắt và lành sau phẫu thuật dính thắng lưỡi thì tùy thuộc vào mức độ của dính thắng lưỡi cũng như độ tuổi của trẻ khi thực hiện phẫu thuật. Nhưng tốt nhất là nên phát hiện dính thắng lưỡi ở trẻ càng sớm càng tốt, vì như vậy sẽ giảm mức tổn thương xuống thấp nhất và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ. Cách chăm sóc sau khi phẫu thuật cắt thắng lưỡi ở trẻ Khi thực hiện xong phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi ở trẻ và đưa trẻ về nhà, cha mẹ có thể chú ý một số việc chăm sóc như sau: Trẻ sẽ bị đau và ăn uống khó khăn hơn một chút, có thể sốt nhẹ. Cha mẹ nên chủ động chăm sóc và khoảng sau một tuần thì các triệu chứng này sẽ thuyên giảm. Không để trẻ sờ vào vùng miệng đang bị thương để tránh nhiễm trùng. Tránh cho trẻ ăn thức ăn quá nóng hay đồ ăn cứng vì có thể làm trẻ bị chảy máu. Chăm sóc vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng hay cho trẻ bú mẹ nhiều hơn để nhanh hồi phục. Nếu như có các triệu chứng bất thường như trẻ bị sốt hay bị chảy máu nhiều thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để khám nhé. Trên đây là một số lưu ý về vấn đề dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ, hy vọng có thể giúp ích cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ nhé.

Dấu hiệu dính thắng lưỡi ở trẻ và cách điều trị
15 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

con mình 2 tháng rưỡi. bé máy tháng thì cắt dc ạ,đưa bs khoa nhi hay răng hàm mặt ạ?

VIP Member

con mình bị lanh trên, đang phân vân có nên đi khám không ạ

Cháu mình bị và đi cắt nhanh lắm nha mọi người

VIP Member

Cảm ơn mom đã chia sẻ nha. Thật hữu ích

VIP Member

cảm ơn mom đã chia sẻ

Cảm ơnmom đã chia sẻ

VIP Member

cảm ơn mom chia sẽ nha

TapFluencer

Chia sẽ rất hữu ích

VIP Member

cảm ơn m đã chia se

TapFluencer

cảm ơn m nha