Privacy PolicyCommunity GuidelinesSitemap HTML
Download our free app
sinh năm con hổ, ngủ như con ỉn
Cai sữa cho con
Các mẹ có con đã cai sữa cho em xin ít kinh nghiệm với ạ. Con 17th tồi mà không biết cai thế nào được
Góc Thắc mắc
Các mẹ đang cho con bú có thấy sợ chồng sờ vào người không ạ? Mình đang cho con bú mà ck nắm tay thôi cũng k muốn ạ.
Quà tặng mới 30.000 điểm.
Trội ôi. Cái sự mong manh của tôi
Ad nay nghỉ tết sớm ạ?
Không thấy có hoạt động gì luôn.
Góc thắc mắc
Mình đấu giá điểm là 2050 mà sao bị trừ 3050 điểm vậy nhỉ. Điểm trừ lớn hơn điểm đấu giá ạ?
XỬ TRÍ KHI TRẺ NÔN ÓI SAU UỐNG THUỐC?
⁉️ Bác sĩ thường xuyên nhận được cuộc gọi với câu hỏi: CON EM UỐNG THUỐC BỊ NÔN GIỜ PHẢI LÀM THẾ NÀO? CÓ ĐƯỢC UỐNG LẠI KHÔNG? Theo các hướng dẫn hiện có, việc xác định “thời gian kể từ khi uống thuốc đến khi trẻ nôn” là nội dung quan trọng nhất, sau đó áp dụng nguyên tắc chung sau đây (có thể không hoàn toàn đúng trong một số trường hợp cụ thể): 👉 Nôn xảy ra trong vòng 15 phút kể từ khi uống hoặc nhìn thấy thuốc còn nguyên vẹn (đối với thuốc dạng viên) trong dịch nôn: có thể cho trẻ uống lại một liều thuốc. 👉 Nôn xảy ra từ 15 - 60 phút kể từ khi uống: có thể cho trẻ uống lại một liều thuốc nếu cân nhắc lợi ích điều trị lớn hơn so với nguy cơ quá liều. 👉 Nôn xảy ra hơn 60 phút kể từ khi uống: không nên uống lại liều thuốc. ✅ Các nội dung trên có thể tóm tắt như hình minh hoạ đính kèm 🍀🍀 Một số biện pháp đảm bảo an toàn khi cho trẻ uống thuốc 1️⃣ Đối với trẻ dưới 6 tuổi, nên chọn các dạng thuốc dễ uống (dạng lỏng, bột) và mùi vị dễ chịu. Nếu thuốc dạng viên, nên nghiền và hòa với nước khi uống. Không nên pha thuốc với sữa vì có thể xảy ra tương tác thuốc-sữa, hoặc trẻ có thể không chịu uống sữa vì sữa đắng. 2️⃣ Nên cho trẻ uống thuốc cách xa bữa ăn/cữ sữa để hạn chế nôn, trừ trường hợp thuốc yêu cầu phải uống lúc no hoặc ngay sau/trước khi ăn. 3️⃣ Nếu phải uống nhiều loại thuốc, nên phân chia thời gian uống hợp lý. Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về phân chia thời gian uống để vừa đảm bảo hiệu quả của thuốc vừa hạn chế nôn do uống quá nhiều thuốc cùng một lúc. 4️⃣ Với thuốc loại sirô, không nên cho trẻ uống khi trẻ đang quấy khóc, nếu không trẻ sẽ bị ngạt hoặc sặc thuốc. Cố gắng tạo không khí vui tươi, dễ chịu, đối với trẻ lớn có thể giải thích cho trẻ hiểu uống thuốc để hết bệnh để trẻ “hợp tác” cùng ba mẹ. 5️⃣ Nếu trẻ không đứng hoặc ngồi uống thuốc được, nên cho trẻ nằm hơi dốc, đầu cao hơn một chút và hơi nghiêng để tránh việc trẻ bị sặc thuốc. 6️⃣ Trong trường hợp trẻ hít sặc, nếu trẻ dưới 1 tuổi, ba mẹ thực hiện thủ thuật vỗ lưng ấn ngực, trẻ từ 1 tuổi trở lên ba mẹ thực hiện thủ thuật Heimlich. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Bé mới ăn dặm.
Em bé mình mới ăn dặm hơn 20d mà ăn chán lắm. Ăn có tí là nhèm. Các mẹ có cách gì cho bé ăn ngon ạ?
Bé bị đập đầu xuống nền
Em bé bị đập đầu xuống nền có nên đi khám k ạ? Huhu
VACXIN NÀO MÀ PHỤ NỮ CHUẨN BỊ MANG THAI CẦN PHẢI TIÊM???
Tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất giúp chị em bảo vệ cho sức khỏe của mình cũng như thai nhi. Bởi thời kỳ mang thai là thời kỳ cơ thể phụ nữ dễ bị tác động và tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhiễm bệnh trong giai đoạn này nếu không điều trị tốt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối 1 Tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai Tiêm vắc-xin viêm gan B trước khi mang thai là rất cần thiết. Bởi đây là một bệnh lý truyền nhiễm, thai nhi mắc bệnh này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển sau này. 2 Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai Khi mang thai nếu không may nhiễm thủy đậu có thể nguy cơ cho thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh (0,4% nếu nhiễm trong 3 tháng đầu thai kỳ, 2% nếu nhiễm ở 3 tháng giữa: sẹo ở da, tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, ngắn chi, chậm phát triển tâm thần...). Nếu mẹ bị nhiễm trong vòng 5 ngày trước sinh, bé sơ sinh có thể bị nhiễm bệnh thủy đậu lan tỏa, tỷ lệ tử vong lên đến 20-30%. Do vậy phụ nữ chưa nhiễm bệnh này thì nên tiêm phòng trước mang thai ít nhất 3 tháng. 3 Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella trước khi mang thai Đặc biệt là thành phần rubella bởi vì bệnh Rubella rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Nó có khả năng gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi: như tim bẩm sinh, điếc do thần kinh cảm giác, mù hoàn toàn hay một phần, chậm phát triển tâm thần từ mức độ nhẹ đến trung bình.... Bệnh có thể truyền từ mẹ sang con qua đường máu. Do vậy, việc tiêm phòng sởi,quai bị, rubella trước khi mang là cần thiết, sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể để ngăn ngừa nguy cơ mắc phải những loại virus gây bệnh rất nguy hiểm cho mẹ và bé. 4 Tiêm phòng cúm trước khi mang thai Virus cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật (nhất là khi mẹ bị cúm trong vòng 13 tuần đầu của thai kỳ), mà khi sốt cao kết hợp với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Thai phụ bị cúm có thể dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi như hở hàm ếch, tim bẩm sinh (hở van tim), một số khiếm khuyết trên cơ thể. Vắc-xin phòng cúm có hiệu lực bảo vệ từ 70-80%. Cảm cúm là bệnh mà hầu hết phụ nữ đều mắc phải khi bước vào thai kỳ. Riêng vắc-xin cúm thường nên nhắc lại hằng năm, đặc biệt với những phụ nữ có tiền căn hen phế quản hay tiểu đường. 5 Tiêm phòng HPV trước khi mang thai Ngoài các mũi tiêm phòng trước khi mang thai trên, với phụ nữ dưới 26 tuổi trước khi mang thai cần tiêm thêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) theo chỉ định của bác sĩ 6 Bạch hầu, ho gà, uốn ván Đây là loại vacxin phối hợp có thể giúp phòng những bệnh trên hiệu quả cho con. Số lượng tiêm là 1 lần duy nhất. Bạch hầu và ho gà là những căn bệnh có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp nên khả năng mắc phải trong quá trình mang bầu là rất cao. Uốn ván có thể gặp nếu chủ quan trước những vết thương, vì loại vi khuẩn này tồn tại rất bền vững trong môi trường tự nhiên.
🧸CHUẨN BỊ KỸ NĂNG ĐỂ BÉ CÓ LỜI NÓI
Nếu bé chưa đạt được các “Kỹ năng của tiền lời nói” thì khả năng nói sẽ rất khó khăn, cho dù trẻ có nói được thì đó chỉ là những âm thanh vô nghĩa, không đúng với ngữ cảnh và độ hiểu ngôn ngữ sẽ không đạt.Khi trẻ đã hiểu, đã được dạy các “Kỹ năng của tiền lời nói” thì trẻ có thể nói đúng theo ngữ cảnh, hiểu được ngôn ngữ và phát ra âm đúng. ------ “Kỹ năng của tiền lời nói”: - Giao tiếp mắt. - Chú ý liên kết. - Sử dụng ngón trỏ. - Kiểm soát hơi thở. - Bắt chước. - Sự luân phiên. - Vui chơi – tương tác – tạo cảm xúc – xúc giác. ---------- Một số bài tập, trò chơi áp dụng các “Kỹ năng của tiền lời nói”. I. Giao tiếp bằng mắt: 1. Đáp lại khi gọi tên: ngồi trên ghế ngang với bé, gọi tên bé => đưa đồ chơi ngang tầm mắt mình, gọi tên bé=> bé nhìn vào mắt mình mới cho bé đồ chơi. Làm nhiều lần với nhiều đồ chơi khác nhau. 2. Trong 5 giây, nhắc lại bước 1 nhưng kéo dài thời gian trong 5 giây rồi mới đưa đồ chơi cho bé. 3. Vỗ mũi bé rồi vỗ mũi mình => để bé nhìn minh, tư tương tự vỗ miệng, vỗ trán. 4. Khi bé có sự giao tiếp từ 1=>5 giây, hãy gợi ý cho bé bằng lời “nhìn”. 5. Chơi trò chơi mặt hề trong gương-> bé có thể thiết lập tiếp xúc mặt với bạn trong gương. II. Bài tập - Chú ý liên kết mắt: 1. Chỉ vào đồ chơi mà bé thích và nói “nhìn” có thể quay đầu bé về phía đồ chơi cho bé nhìn-> cho bé chơi đồ chơi-> làm nhiều lần cho bé nhìn xuống đồ chơi. 2. Cầm 1 đồ chơi và nói “nhìn”-> bé phải nhìn bạn rồi nhìn đồ chơi. Yêu cầu bé nhìn mình rồi nhìn xuống đồ chơi. 3. Thổi bong bóng xà bông rồi nói “nhìn” để bé nhìn theo bong bóng. Thổi bong bóng nửa khi bé nhìn mình, lặp lại từ “nhìn” và chỉ. 4. Thổi bong bóng và thả bong bóng bay, nói bé “nhìn” cho bé nhìn theo bóng bay. 5. Khi một người nào đó bước và phòng, chỉ và nói bé “nhìn”. III. Sử dụng ngón tay trỏ: 1. Trò chơi chi chi chành chành. 2. Trò chơi ấn phím đàn. 3. Dùng ngón tay trỏ chỉ vào các hình ảnh con vật, đồ dùng, sơ đồ cơ thể… -> đồng thời cung cấp từ cho trẻ. => Dấu hiệu để trẻ nói được là sử dụng ngón tay trỏ, tuy trẻ chưa nói được nhưng đã có biểu hiện hiểu ngôn ngữ không lời. VD: Hỏi ba đâu? Trẻ : (không nói) nhưng chỉ vào ba -> trẻ đã hiểu được ba và thể hiện được ngôn ngữ không lời là hành vi chỉ ngón tay trỏ => thì giai đoạn để trẻ phát ra được âm “ba” là rất gần. Tương tự cho tất cả các danh từ đồ vật quen thuộc trong nhà. IV. Kiểm soát hơn thở: 1. Thổi bong bóng bằng nước xà phòng. 2. Thổi bông gòn bay. 3. Thổi con hạc giấy treo lơ lửng. 4. Thổi con tàu bằng giấy trên nước. 5. Thổi còi, kèn… V. Bắt chước: 1. Bắt chước các khuôn mặt và âm thanh: làm những mặt vui vẻ trước gương và phát ra những âm vui nhộn: Aaaa, Uuuu, Maaama, Baaaa. 2. Tiếng kêu của các con vật: mèo: meomeo, gà gáy ooo, bò kêu: um bò, gà con chíp chíp=> nếu bé có phát ra tiếng nào dù không đúng nhưng ta cũng phải bắt chước bé làm theo=> tạo sự bắt chước và hợp tác 3. Bắt chước tác động với đồ vật: để 3 vật: 2 xe lửa, 2 ca nhựa, 2 cây lược=> nên để bé làm trước rồi mình bắc chước bé làm. 4. Bắt chước động tác với đồ vật có ý thức phân biệt. Cái muỗng bỏ vào cái chén . Bút màu bỏ vào hộp 5. Bắt chước các động tác bằng bàn tay: vỗ tay, vỗ đầu, vỗ tay lên bàn. VI. Sự luân phiên: 1. Thay đồ chơi khác nhau: đưa 1 đồ chơi, để cho bé chơi trong chốc lát. Sau đó hãy tỏ ý muốn đưa cho bé đồ chơi kia. Đưa đồ chơi cho bé khi bé trả lại đồ chơi ban đầu=> giú bé học cách đưa và nhận. 2. Banh và túi cát: ngồi đối diện với bé và ném banh, túi cát=> trẻ ném lại. 3.Những chiếc xe lửa:luôn phiên lăn xe lửa về phía người đói diện. 4. Dùng xe hơi và cầu trượt nói để gợi ý cho bé “sẵn sàn, chuẩn bị, chạy”-> và nói: tới phiên con, tới phiên cô. 5. Chơi đồ chơi khối xây dựng-> nhớ nói tới phiên con, tới phiên mẹ… ->xây cao rồi cho bé làm sụp đổ. 6. Nhặt sỏi bỏ vào chai nước-> nhớ nói tới phiên con, tới phiên mẹ… 7. Chơi luân phiên xếp chồng- xếp nối tiếp, trên những khối gỗ. VII. Vui chơi- Tương tác- Tạo cảm xúc, xúc giác Dành thời gian chơi cùng bé, chơi những trò chơi tương tác tiếp xúc với da , cảm giác xúc giác, giao tiếp mắt, cường độ lời nói trong từng trò chơi. Những yều tố này sẽ góp phần làm cho trẻ chú ý và là cầu nối cho sự tương tác giữa bé và gia đình. Vd: Trò chơi ú à, kéo cưa lừa sẻ, tung hứng, các trò chơi vận động, các trò chơi thư giãn. Nguồn: st