Chân vòng kiềng là gì, chân bé bị cong thế nào mới là vòng kiềng

Chân vòng kiềng là gì, câu hỏi này khiến nhiều bậc cha mẹ cũng lo lắng, không biết nhận diện dấu hiệu vòng kiềng sớm ở trẻ thế nào. Nếu như thời gian đầu, chân bé bị cong một chút thì có được gọi là chân vòng kiềng hay không? Mình sẽ chia sẻ, giải đáp một số cho bố mẹ nha. Thế nào là chân vòng kiềng? Chân vòng kiềng (hay còn gọi là chân cong, chân hình chữ O), là tình trạng bất thường ở chân trẻ do xương đùi và 2 gối cong, không sát vào nhau (ngay cả khi áp sát 2 mắt cá chân thì 2 đầu gối trẻ vẫn cách xa nhau). Chân vòng kiềng ở trẻ được chia thành 2 dạng: chân vòng kiềng bệnh lý và sinh lý. Những trẻ bị chân vòng kiềng sinh lý không ảnh hưởng sức khỏe, do đó, bố mẹ không cần lo lắng tìm cách can thiệp. Tình trạng này sẽ tự điều chỉnh tự nhiên trong 2 năm đầu đời. Nguyên nhân có thể do trẻ nằm sai tư thế trong bụng mẹ. Còn đối với chân vòng kiềng bệnh lý ở trẻ cần phải có sự can thiệp y khoa. Nguyên nhân dẫn đến/ hoặc làm tăng nguy cơ chân vòng kiềng được xác định do di truyền (khá hiếm gặp); do trẻ tập đi quá sớm, do cân nặng vượt mức (hệ xương của trẻ chưa hoàn toàn cứng cáp lại phải nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể); trẻ mắc một số bệnh lý nguy hiểm như thiếu hụt vitamin D trong thời gian dài, mắc chứng xương thủy tinh/ giòn xương, rối loạn tăng trưởng… Chân trẻ cong thế nào mới lo vòng kiềng? Giải đáp thắc mắc chân trẻ cong thế nào mới lo vòng kiềng, chuyên gia cho biết, bố mẹ có thể kiểm tra, xác định tình trạng này ở trẻ tại nhà hoặc đưa trẻ đi khám tại các cơ sở, phòng khám về xương khớp như sau: Kiểm tra tại các cơ sở, phòng khám (nhằm loại trừ bệnh còi xương). Yêu cầu, trẻ từ 3 tuổi trở lên. Tại đây, trẻ có thể được yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang… từ đó cho ra kết quả chính xác và hướng điều trị đúng đắn. Kiểm tra tại nhà Với trẻ nhỏ: Đặt trẻ nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân, áp 2 mắt cá sát/chạm nhau và tiến hành đo khoảng cách giữa 2 đầu gối. Nếu khoảng cách < 10cm nghĩa là chân trẻ bình thường, còn nếu khoảng cách > 10cm bố mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh. Với trẻ lớn hơn (từ 3 - 6 tuổi): Đề nghị trẻ đứng thẳng, bàn chân hướng về phía trước, 2 mắt cá chân chạm vào nhau. Nếu thấy xuất hiện khoảng cách giữa 2 đầu gối nghĩa là trẻ đã bị chân vòng kiềng. Điều trị và phòng tránh chân vòng kiềng ở trẻ Chân vòng kiềng không gây nguy hiểm sức khỏe trẻ, nhưng có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý khi trẻ lớn lên. Nếu trẻ bị vòng kiềng bệnh lý, một số trường hợp có thể dẫn đến biến chứng viêm khớp, thoái hóa khớp ảnh hưởng đến việc đi lại… Do đó, khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở chân trẻ, bố mẹ không nên chủ quan, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân, và được tư vấn tốt nhất. Với tình trạng vòng kiềng bệnh lý nhẹ như thiếu hụt vitamin D trẻ sẽ được điều trị bằng thuốc bổ sung, kết hợp theo dõi và thăm khám khoảng 3 - 6 tháng/lần. Còn bị cong chân nhiều, trẻ có thể được chỉ định phẫu thuật để điều chỉnh. Để phòng tránh chân vòng kiềng ở trẻ thay vì băn khoăn chân trẻ cong thế nào mới lo vòng kiềng, các mẹ cần: cho trẻ bú mẹ đầy đủ ít nhất 6 tháng đầu đời; đảm bảo chế độ ăn của trẻ đầy đủ dưỡng chất, đa dạng các thực phẩm giàu vitamin D và canxi; thường xuyên đưa trẻ đi tắm nắng; không tập đi cho trẻ quá sớm… Khi nhận thấy chân trẻ có dấu hiệu bất thường nên đi khám bác sĩ ngay.

Chân vòng kiềng là gì, chân bé bị cong thế nào mới là vòng kiềng
12 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

Cảm ơn mom đaz chia sẻ. Thông tin hữu ích quá

VIP Member

cảm ơn m đã chia sẻ

VIP Member

Thông tin hữu ích ạ

VIP Member

thông tin hữu ích

TapFluencer

cảm ơn m nhé

TapFluencer

cảm ơn ad cs

Hữu ích ạ

đang cần.

VIP Member

hữu ích

VIP Member

Hữu ích