Bác Sĩ Trần Huỳnh Tấn profile icon
BronzeBronze

Bác Sĩ Trần Huỳnh Tấn, VietNam

About Bác Sĩ Trần Huỳnh Tấn

Bác sĩ Nhi khoa - Bé Yêu & Webtretho Ambassador

My Orders
Posts(30)
Replies(0)
Articles(0)

Buổi trò chuyện cùng Bs.Tấn : "NHỮNG BỆNH TRẺ THƯỜNG GẶP VÀO MÙA HÈ"

CHỦ ĐỀ LIVESTREAM THÁNG 6: "𝑵𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒄𝒂̆𝒏 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒕𝒓𝒆̉ 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝒈𝒂̣̆𝒑 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒎𝒖̀𝒂 𝒉𝒆̀" Vào mùa hè, độ ẩm không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi,... bùng phát. Trẻ em trở thành đối tượng dễ mắc bệnh vì sức đề kháng còn yếu kém. Bên cạnh đó, nhiệt độ mùa hè rất cao, khoảng 3️⃣8️⃣, 3️⃣9️⃣ độ 🇨 thậm chí có thời điểm lên tới 4️⃣0️⃣ độ 🇨. Trong khi đó, trẻ thường ở trong nhà với nhiệt độ khoảng 2️⃣5️⃣, 2️⃣6️⃣ độ. Khi ra ngoài, sự chênh lệch nhiệt độ quá cao khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi dẫn tới sự giãn nở không đều của phế quản. Từ đó gây ra bệnh viêm đường hô hấp. Ngoài ra, vi khuẩn, virus, nấm cũng là tác nhân gây bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè. Chính vì vậy, phụ huynh cần lưu ý đến các bệnh thường gặp vào mùa hè để có biện pháp phòng tránh và xử trí an toàn. Trong buổi trò chuyện mang tên "NHỮNG CĂN BỆNH TRẺ THƯỜNG GẶP TRONG MÙA HÈ", Bác sĩ Nhi khoa Trần Huỳnh Tấn cùng MC. Mai Anh sẽ chia sẻ và giải đáp thắc mắc của các mẹ về vấn đề này. Buổi trò chuyện sẽ được phát sóng vào lúc 1️⃣3️⃣h3️⃣0️⃣', thứ 5 ngày 08/06/2023. Mời các bạn cùng đón xem tại 👇👇👇 📽Fanpage Bác sĩ Trần Huỳnh Tấn 📽Kênh Youtube Bác sĩ Trần Huỳnh Tấn 📽Fanpage Webtretho & Fanpage Bé Yêu #drtranhuynhtan #webtretho_beyeuambassador

Read more
Buổi trò chuyện cùng Bs.Tấn : "NHỮNG BỆNH TRẺ THƯỜNG GẶP VÀO MÙA HÈ"
TapFluencer
 profile icon
Write a reply

Bệnh đường hô hấp: Hen phế quản và những lưu ý cần nhớ

Hen phế quản là một trong những bệnh về đường hô hấp rất phổ biến và thường gặp. Bệnh không chỉ xảy ra ở một lứa tuổi mà nó xuất hiện ở cả trẻ em. Vậy đâu là triệu chứng của bệnh hen phế quản ở trẻ? Và cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng đó là gì? Ba mẹ hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé. 𝐇𝐞𝐧 𝐩𝐡𝐞̂́ 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀? Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường hô hấp, gây tắc nghẽn đường thở từng cơn. Biểu hiện bằng những cơn khò khè, khó thở, tức ngực và ho kéo dài dai dẳng từ nhỏ đến lớn, thường xuất hiện về đêm và sáng sớm. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ < 5 tuổi, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi và thường hay tái phát các triệu chứng ho khò khè. Hen phế quản ở trẻ em có thể gây ra các triệu chứng khó chịu làm cản trợ việc vui chơi thể thao, học tập và giấy ngủ hằng ngày của bé. Ở một số trẻ em, bệnh nếu không được kiểm soát có thể gây ra các cơn hen suyễn nguy hiểm. 𝐁𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐜𝐮̉𝐚 𝐡𝐞𝐧 𝐩𝐡𝐞̂́ 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 Các biểu hiện hen phế quản ở mỗi cá nhân là mỗi khác nhau và có sự thay đổi theo thời gian. Triệu chứng thường thấy như thở khò khè có thể do một số vấn đề hô hấp khác gây ra nên khi gặp tình trạng này ba mẹ có thể khó biết liệu con trẻ có phải bị hen suyễn hay không. Dưới đây tổng hợp những triệu chứng 𝐡𝐞𝐧 𝐩𝐡𝐞̂́ 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 phổ biến ở trẻ em, bao gồm: - Đ𝐚̣̆𝐜 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧: Khò khè từng cơn, thoáng qua: do virus hoặc thay đổi thời tiết, dị ứng mùa,... không khò khè giữa các đợt, cơn ho khò khè xuất hiện trước 3 tuổi. Khò khè dai dẳng từng cơn, triệu chứng khò khè xuất hiện như trên nhưng kéo dài đến sau 6 tuổi. - 𝐇𝐞𝐧 đ𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐡𝐢̀𝐧𝐡: Bắt đầu viêm long đường hô hấp trên bằng hắt hơi xổ mũi,... Cơn hen khò khè xuất hiện nửa đêm về sáng, có tiếng rít cò cử. Khám: Nghe phổi có nhiều ran rít và ran ngáy. - 𝐇𝐞𝐧 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐡𝐢̀𝐧𝐡: Có viêm long đường hô hấp trên và thờ khò khè, khám phổi có ran rít và ran ngáy. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐠𝐚̂𝐲 𝐡𝐞𝐧 𝐩𝐡𝐞̂́ 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 Trẻ có thể lên cơn hen nếu tiếp xúc với các chất gây kích ứng. Biết được nguyên nhân gây bệnh hen phế quản sẽ giúp bé tránh được các cơn hen suyễn dễ dàng hơn. Một số tác nhân gây bệnh phổ biến gồm: -𝐕𝐢𝐫𝐮𝐬: Là nguyên nhân phổ biến nhất gặp trong 85% các trường hợp cơn hen cấp đó là Rhinovirus, Coronavirus, Influenza virus, virus hợp bào hô hấp RSV. - 𝐂𝐚́𝐜 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐤𝐡𝐚́𝐜 𝐠𝐚̂𝐲 𝐡𝐞𝐧 𝐩𝐡𝐞̂́ 𝐪𝐮𝐚̉𝐧: 𝐘𝐞̂́𝐮 𝐭𝐨̂́ 𝐦𝐨̂𝐢 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠: Những tác nhân bên ngoài tự nhiên gây ra cơn hen suyễn như bụi, bọ nhà, phấn hoa, lông hoặc vẩy da vật nuôi, nấm mốc, khói thuốc lá, khí thải nhà máy, than tổ ong,... Ngoài ra, một số chất tẩy rửa, hóa chất có mùi mạnh đều có thể dẫn đến kích ứng. Thực phẩm như trứng, sữa bò, đậu nành, cá, tôm,... cũng được xem như là điều kiện khởi phát cơn hen suyễn ở một số trẻ. 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐤𝐡𝐚́𝐜: Trào ngược dạ dầy thực quản, sốt, mất nước,... 𝐘𝐞̂́𝐮 𝐭𝐨̂́ 𝐝𝐢 𝐭𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧: Nếu bố hoặc mẹ có tiền sử hen hoặc dị ứng thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐡𝐞𝐧 𝐩𝐡𝐞̂́ 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 Bạn có nhiều lựa chọn để giúp kiểm soát bệnh hen suyễn của con trẻ. Các bác sĩ có thể kê đơn để kiểm soát các triệu chứng tùy thuộc vào mức độ của cơn hen như sau: 𝐂𝐨̛𝐧 𝐡𝐞𝐧 𝐧𝐡𝐞̣: Khí dung Ventolin 0,05-0,15mg/kg/ nhắc lại sau 30 phút hoặc cho uống thuốc mở phế quản nhóm salbutamon (Ventolin, Solmux Broncho,...), Terbutaline sunphate ( Bricanyl,...) làm sạch mũi, thông thoáng đường thở ( Sterimar, sofmer,...) . 𝐂𝐨̛𝐧 𝐡𝐞𝐧 𝐯𝐮̛̀𝐚: Khí dung kết hợp giữa ventolin làm mở phế quản với thuốc nhóm corticoid dạng phun sương như Fluticason propionate ( Flixotide), Budesonide (Pulmicort, Symbicort,...) 𝐂𝐨̛𝐧 𝐡𝐞𝐧 𝐧𝐚̣̆𝐧𝐠: Khí dung và thở oxy , cho kháng sinh nếu có bội nhiễm. 𝐂𝐨̛𝐧 𝐡𝐞𝐧 𝐚́𝐜 𝐭𝐢́𝐧𝐡: Phải nằm cấp cứu tại bệnh viện, thở oxy, khí dung hoặc tiêm tĩnh mạch thuốc giãn phế quản và corticoid, nặng hơn có thể phải đặt nội khí quản và thở máy. 𝐏𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐚́𝐧𝐡 𝐡𝐞𝐧 𝐩𝐡𝐞̂́ 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 Tùy thuộc vào nguyên nhân gây hen mà ba mẹ có thể lập kế hoạch để bé tránh một số yếu tố kích ứng giúp ngăn chặn cơn hen suyễn. - Nếu do Virus: cần cách ly trẻ hắt hơi xổ mũi với trẻ khỏe mạnh. - Nếu do các yếu tố thời tiết, thay đổi mùa, viêm mũi dị ứng, tiền sử gia đình có bố mẹ bị hen hoặc trẻ bị chàm (phát ban do dị ứng) cần điều trị dự phòng hen. Điều trị dự phòng hen ở trẻ em theo hướng dẫn của chương trình kiểm soát hen toàn cầu GINA. Thuốc dạng hít là cơ bản trong điều trị hen cho trẻ em ở tất cả các lứa tuổi. 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐞̂́𝐭 Việc tìm hiểu về bệnh 𝐡𝐞𝐧 𝐩𝐡𝐞̂́ 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 và cách kiểm soát bệnh này ở con trẻ nếu gặp phải là vô cùng quan trọng cho tương lai của bé. Tuy bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi nhưng vẫn có thể kiểm soát được. Nếu trẻ bị hen suyễn, bé vẫn được vui chơi và tham gia vào các hoạt động thể thao phù hợp hằng ngày. Bác sĩ sẽ xây dựng một phát đồ điều trị để kiểm soát các triệu chứng, tìm hiểu yếu tố kích ứng và kê đơn thuốc để ngăn chặn hoặc hạn chế các cơn hen suyễn xảy ra với trẻ. #drtan #drtranhuynhtan #webtreotho_beyeuambassador

Read more
 profile icon
Write a reply

Viêm mũi dị ứng: Các nguyên nhân bất ngờ và cách phòng tránh

Hắt hơi liên tục kèm nước mũi chảy giàn giụa, khô họng, ngạt mũi là những triệu chứng xảy ra thường xuyên, gây khó chịu cho người mắc viêm mũi dị ứng. Đây là một tình trạng rất phổ biến ở nhiều người, một số người chỉ bị viêm mũi dị ứng theo mùa, một số khác lại bị viêm mũi dị ứng quanh năm. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ và cách điều trị nếu bé gặp phải tình trạng này nhé! 𝐕𝐢𝐞̂𝐦 𝐦𝐮̃𝐢 𝐝𝐢̣ 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀? Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều người. Viêm mũi xảy ra khi niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm khi người bệnh hít phải dị nguyên (chất gây dị ứng) như bụi, khói, lông, tơ,... và hắt hơi là một dạng phản ứng của cơ thể nhằm chống lại dị nguyên này. Hầu hết những người bị viêm mũi dị ứng đều có triệu chứng nhẹ nhưng có một số triệu chứng có thể nghiêm trọng và dai dẳng, ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng cuộc sống hàng ngày. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐠𝐚̂𝐲 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̂𝐦 𝐦𝐮̃𝐢 𝐝𝐢̣ 𝐮̛́𝐧𝐠 Khi các triệu chứng viêm mũi dị ứng xảy ra dai dẳng quanh năm, chúng thường do các chất gây dị ứng thường xuyên có trong môi trường sống. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng còn do các tác nhân theo mùa gây ra. 𝐂𝐨̛ đ𝐢̣𝐚 𝐧𝐡𝐚̣𝐲 𝐜𝐚̉𝐦: Nền tảng di truyền về tiền sử gia đình mắc bệnh dị ứng là yếu tố lớn nhất dẫn đến sự phát triển của các triệu chứng viêm mũi dị ứng, đặc biệt là ở những trường hợp song sinh. 𝐓𝐢𝐞̂́𝐩 𝐱𝐮́𝐜 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐝𝐢̣ 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐡𝐚𝐲 𝐜𝐡𝐚̂́𝐭 𝐠𝐚̂𝐲 𝐝𝐢̣ 𝐮̛́𝐧𝐠: 👉Dị nguyên qua đường thở: bụi, con mọt, lông động vật, phấn hoa,... 👉Dị ứng qua đường ăn uống: các loại thực phẩm như trứng, sữa, hải sản 👉Dị ứng với các thành phần của thuốc: thường là kháng sinh, nhất là penicilline, aspirine, vaccine. 𝐒𝐮̛̣ 𝐦𝐚̂́𝐭 𝐜𝐚̂𝐧 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐝𝐢̣ 𝐮̛́𝐧𝐠: Sự tác động của các yếu tố môi trường và tính nhạy cảm của từng cá nhân cũng có thể dẫn đến viêm mũi dị ứng. Khi mất cân bằng dị ứng, bệnh viêm mũi dị ứng sẽ xuất hiện khi có các yếu tố thuận lợi như: ✔️𝐓𝐢𝐞̂́𝐩 𝐱𝐮́𝐜 𝐨̂̀ 𝐚̣𝐭 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐝𝐢̣ 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧, 𝐯𝐮̛𝐨̛̣𝐭 𝐪𝐮𝐚́ 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̃𝐧𝐠: Nguy cơ nhạy cảm với các chất gây dị ứng trong giai đoạn đầu sẽ tăng lên khi tiếp xúc một hoặc nhiều chất gây dị ứng với nồng độ cao. ✔️𝐘𝐞̂́𝐮 𝐭𝐨̂́ 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐧: căng thẳng, stress ✔️𝐑𝐨̂́𝐢 𝐥𝐨𝐚̣𝐧 𝐧𝐨̣̂𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐭: Các nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng do nội tiết bao gồm phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai,... ✔️𝐘𝐞̂́𝐮 𝐭𝐨̂́ 𝐤𝐡𝐢́ 𝐡𝐚̣̂𝐮: độ ẩm, nhiệt độ, nồng độ các ion trong khí quyển,... ảnh hưởng không tốt đến bệnh nhân dị ứng, nhất là dị ứng đường hô hấp. Ở vùng nhiệt đới, phần lớn tình trạng viêm mũi dị ứng có tính chất dai dẳng do khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của bụi và nấm mốc – các chất gây dị ứng phổ biến nhất trong không khí. ✔️𝐘𝐞̂́𝐮 𝐭𝐨̂́ 𝐨̂ 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̃𝐦 𝐦𝐨̂𝐢 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠: các tác nhân môi trường như ô nhiễm khói bụi gia tăng, nguồn nước bị ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân then chốt gây ra bệnh viêm mũi dị ứng cần phải kể đến. Lối sống thiếu vận động, béo phì, thiếu vitamin D do thiếu ánh nắng, chế độ ăn kiêng hoặc sử dụng nhiều rượu, thuốc lá. ✔️𝐕𝐢𝐫𝐮𝐬 𝐯𝐚̀ 𝐯𝐢 𝐤𝐡𝐮𝐚̂̉𝐧: niêm mạc bị phù nề, hệ lông chuyển bị tê liệt do viêm nhiễm làm tăng tính phản ứng với dị nguyên, giảm khả năng bảo vệ của niêm mạc. 𝐏𝐡𝐚̂𝐧 𝐥𝐨𝐚̣𝐢 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̂𝐦 𝐦𝐮̃𝐢 𝐝𝐢̣ 𝐮̛́𝐧𝐠 Bệnh viêm mũi dị ứng được phân loại theo Hiệp hội Viêm mũi dị ứng quốc tế dựa vào khoảng thời gian tồn tại của bệnh, triệu chứng cũng như ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống, bao gồm: 👉Viêm mũi dị ứng gián đoạn: Triệu chứng của bệnh tồn tại dưới 4 ngày/ tuần hoặc dưới 4 tuần/ năm. 👉Viêm mũi dị ứng dai dẳng: Triệu chứng của bệnh tồn tại nhiều hơn 4 ngày/ tuần và nhiều hơn 4 tuần/ năm. 𝐂𝐚́𝐜 𝐜𝐚́𝐜𝐡 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐯𝐢𝐞̂𝐦 𝐦𝐮̃𝐢 𝐝𝐢̣ 𝐮̛́𝐧𝐠 Các cách điều trị viêm mũi dị ứng sẽ tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người như điều trị đặc hiệu, điều trị bằng thuốc, điều trị phẫu thuật. Ngoài ra, bạn cần có chế độ sinh hoạt phù hợp như: 1️⃣Sử dụng máy lạnh thay vì để cửa sổ mở, việc làm này sẽ giúp bạn tránh tiếp xúc với phấn hoa, khói hoặc bụi. 2️⃣Cẩn thận khi thay đổi thời tiết, điều tiết độ ẩm, ấm, đề phòng viêm đường hô hấp. 3️⃣Chú ý giữ vệ sinh mũi, chữa viêm mũi dị ứng bằng cách trang bị nước muối sinh lý để rửa mũi. 4️⃣Tránh tổn thương niêm mạc mũi bằng việc không ngoáy mũi bằng tay. 5️⃣Ăn uống tránh đồ sống, lạnh, tanh; tránh uống rượu, tránh khói thuốc lá. Thay vào đó, cha mẹ nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày của bé những thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng. 6️⃣Tránh stress, các chất kích thích và giảm sử dụng thuốc aspirin. Có thể xem việc tập thể dục như một phương pháp làm giảm sự tích tụ của các hormone gây căng thẳng trong cơ thể. 7️⃣Kiên trì rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng cơ thể, giảm béo phì: Trẻ có thể rèn luyện thân thể bằng những bài tập nhẹ như đi bộ cũng có thể cải thiện các triệu chứng của mình. Lựa chọn nơi tập thể dục phù hợp, tránh một số nơi có tác nhân gây viêm mũi dị ứng như phấn hoa, nơi ẩm mốc, nơi sử dụng chất tẩy rửa mạnh,... 8️⃣Điều trị triệt để các ổ nhiễm trùng ở mũi xoang và vùng răng miệng. 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐞̂́𝐭 Bệnh viêm mũi dị ứng có tỷ lệ mắc phải gia tăng trong những năm gần đây như một tín hiệu đáng báo động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh này nhưng phần lớn là do các tác động của môi trường như mạt bụi, phấn hoa, lông động vật,... Để đảm bảo chất lượng cuộc sống, các bậc cha mẹ nên cải thiện điều kiện sống và tập cho trẻ các thói quen tốt để ngăn ngừa cũng như điều trị chứng viêm mũi dị ứng. #drtranhuynhtan #webtretho_beyeuambassador

Read more
VIP Member
 profile icon
Write a reply

Bệnh cúm mùa: Không nên xem thường và cách để phòng bệnh

Cúm mùa là một bệnh liên quan đến đường hô hấp mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Nhiều người thường lầm tưởng giữa cúm mùa và cảm lạnh thông thường do các triệu chứng giống nhau như sốt, ho, nghẹt mũi,... Tuy nhiên, nếu tình trạng sức khỏe kém hoặc đang mang thai thì bạn có nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn. 𝐂𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀? Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do virus cúm (influenza virus) gây nên và chúng xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới. Nhiều người cho rằng cúm mùa là bệnh cảm thông thường, tuy nhiên đây lại là 2 bệnh khác nhau. Khác với cảm, cúm mùa có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt bệnh cúm có thể diễn tiến nghiêm trọng ở những nhóm có nguy cơ cao như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai hay những người mắc các bệnh nền mạn tính như tim mạch, huyết áp, COPD, các bệnh về thận, thiếu máu, bệnh chuyển hóa hoặc người có hệ miễn dịch bị suy giảm. 𝐂𝐚́𝐜 𝐜𝐡𝐮̉𝐧𝐠 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 Cúm có thể lây lan thành đại dịch và trên lịch sử thế giới đã ghi nhận các đại dịch cúm cướp đi mạng sống của hàng triệu người. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh cúm, trong khi đó tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng cúm mới rất cao có thể lên tới 90% ở người lớn và trẻ em. Tại Việt Nam, 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 thường gây nên bởi virus A, B, C, trong đó thường gặp nhất ở người là chủng cúm A và B. 💥𝐕𝐞̂̀ 𝐜𝐮́𝐦 𝐀: Cúm A là một chủng của cúm mùa. Loại virus này được tìm thấy trên vật chủ tự nhiên là loài chim hoang dã nên còn được biết đến với tên gọi cúm gia cầm. Tỷ lệ mắc cúm A chiếm đa số trong tổng số các ca nhiễm cúm mùa hàng năm, ước tính lên tới 75%. Cúm A có khả năng tạo nên đại dịch bởi chủng này có khả năng biến đổi thành các chủng mới từ mùa dịch này sang mùa dịch khác. → Luôn khuyến cáo cần phải tiêm nhắc lại vắc xin cúm hằng năm để đối phó với chủng cúm mùa mới lưu hành mỗi năm. 💥𝐕𝐞̂̀ 𝐜𝐮́𝐦 𝐁: Cúm B là chủng cúm phổ biến nhưng ít nguy hiểm hơn nhiều so với cúm A. Nếu như cúm A có thể lây ở cả người và động vật thì cúm B chỉ gặp ở người và loại virus này không có khả năng gây ra đại dịch cúm ở người. → Virus gây cúm B rất lành tính và đa phần người bệnh có thể khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi. 💥𝐕𝐞̂̀ 𝐜𝐮́𝐦 𝐂: Cúm C là loại cúm rất ít gặp và nhẹ hơn hẳn so với cúm A, cúm B. Cúm C có ít các triệu chứng lâm sàng và cũng giống như cúm B, chúng không có khả năng gây đại dịch. → Virus cúm C thường gây bệnh ở đường hô hấp trên, các biến chứng ở đường hô hấp dưới rất hiếm gặp và hiện tại chưa có thuốc ngừa chủng virus này. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐠𝐚̂𝐲 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 𝐯𝐚̀ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ 𝐝𝐚̂́𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭 Cúm A, B và C là những loại phổ biến nhất lây nhiễm cho người và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh cúm mùa, cụ thể như sau: 👉𝐕𝐢𝐫𝐮𝐬 𝐈𝐧𝐟𝐥𝐮𝐞𝐧𝐳𝐚: Đây là nguyên nhân chính gây nên 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚, tình trạng bệnh có thể diễn tiến từ nhẹ cho tới nguy kịch. Đối với trường hợp nặng bệnh cúm có thể dẫn tới tử vong. Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng làm gia tăng nguy cơ mắc cúm mùa. 👉𝐓𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐭: Thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm không khí thấp cũng là điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập và gây bệnh cúm mùa ở người. 👉𝐌𝐚̆́𝐜 𝐜𝐚́𝐜 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐥𝐲́ 𝐧𝐞̂̀𝐧: Người mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, suy thận, suy gan, hen suyễn,… thường có hệ miễn dịch kém dễ tạo điều kiện cho virus cúm xâm nhập và gây bệnh. 👉𝐇𝐞̣̂ 𝐦𝐢𝐞̂̃𝐧 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐲𝐞̂́𝐮: Đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc có sức đề kháng yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người đang điều trị các loại thuốc kéo dài (ví dụ như bệnh nhân HIV/ AIDS),… 𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ 𝐝𝐚̂́𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐮̉𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐧𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐨́𝐧𝐠, 𝐛𝐚𝐨 𝐠𝐨̂̀𝐦: 🤦Bị sốt hoặc cảm thấy ớn lạnh 🤦Đau nhức cơ thể 🤦Nhức đầu 🤦Thường xuyên mệt mỏi 🤦Ho 🤦Đau họng 🤦Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi 🤦Một số người có thể xuất hiện mệt mỏi và tiêu chảy (thường gặp nhiều ở trẻ em). ➡️Tuy nhiên, không phải tất cả những người mắc cúm đều có đầy đủ các biểu hiện của cúm mùa kể trên, ước tính có khoảng 75% các ca nhiễm cúm không có triệu chứng điển hình. 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 𝐥𝐚̂𝐲 𝐥𝐚𝐧 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨? Bệnh cúm lây lan chủ yếu thông qua những giọt bắn li ti tạo ra khi người mắc cúm hắt hơi, ho hoặc nói chuyện. Thông qua những giọt bắn này, bệnh cúm có thể lây lan từ người này sang người khác. Ngoài ra, cũng có trường hợp người mắc cúm khi chạm vào bề mặt hoặc vật thể nào đó chứa virus cúm sau đó chạm vào mắt, mũi, miệng của mình. 𝐓𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐮̉ 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 Cúm mùa thường ủ bệnh trong khoảng 2 ngày, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu sốt, cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi,… Về sau khi các triệu chứng ngạt mũi, ho và chảy nước mũi xuất hiện, trẻ nhỏ sẽ xuất hiện các triệu chứng ngạt, ăn không ngon, mệt mỏi,… Những người mắc cúm thường dễ lây lan trong khoảng 3-4 ngày đầu tiên khi bệnh bắt đầu. Một số trường hợp có thể lây bệnh cho người khác bắt đầu từ 1 ngày trước khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện và cho đến khoảng 5-7 ngày sau khi mắc. Trẻ nhỏ và người già do có hệ miễn dịch yếu sẽ lây virus cho người khác trong khoảng thời gian dài hơn. 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 𝐧𝐠𝐮𝐲 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐫𝐚 𝐬𝐚𝐨? Những căn bệnh cũ và quen thuộc như cúm vẫn là mối lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe với nhiều người. Cúm thường hay bị nhầm là cảm lạnh do có chung các triệu chứng nhưng với bệnh cúm, các triệu chứng thường nặng và kéo dài hơn. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh cúm có thể dẫn đến: 👉Xảy ra biến chứng nếu không kịp thời điều trị 👉Gây nguy hiểm cho thai phụ và trẻ nhỏ 👉Bệnh cúm có nguy cơ chuyển thành ác tính 👉Dễ lây lan thành đại dịch 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐩 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 Đối với bệnh nhân cúm mùa không thuộc nhóm nguy cơ cao ✔️Không cần dùng thuốc ✔️Bệnh nhân chỉ cần tập trung điều trị làm giảm các triệu chứng, lưu ý người bệnh nên ở nhà để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Đối với các bệnh nhân bị cúm nặng hoặc có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng ✔️Cần được điều trị bằng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt ✔️Các loại thuốc kháng virus có tác dụng làm giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian mắc bệnh và ngăn ngừa các biến chứng của cúm. Thuốc kháng virus có hiệu quả tốt nhất nếu bắt đầu sử dụng trong vòng 48 giờ đầu tiên khi mắc ⚠️⚠️⚠️Lưu ý: Với trường hợp các triệu chứng của cảm cúm kéo dài (thường quá một tuần), người bệnh sốt cao mặc dù đã sử dụng các loại thuốc hạ sốt, ho nhiều, tức ngực,… cần tới cơ sở y tế để được theo dõi và xử trí kịp thời. 𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐩𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 Dưới đây là các cách phòng 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 mà bạn có thể thực hiện để bảo vệ chính mình và những người xung quanh: 👉Đảm bảo vệ sinh cá nhân; che miệng khi hắt hơi; rửa tay đúng cách, đặc biệt là trước và sau ăn; vệ sinh mũi, - họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Lưu ý, rửa tay trong ít nhất 20 giây nhé! 👉Giữ ấm cơ thể vào mùa đông và sử dụng khẩu trang khi đi đường. 👉Xây dựng chế độ ăn uống và thể dục thể thao lành mạnh, phù hợp với thể trạng để tăng cường hệ thống miễn dịch. Một hệ thống miễn dịch mạnh sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. 👉Hạn chế tiếp xúc với người mắc cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ bệnh. Nếu phải chăm sóc cho người mắc cúm, hãy đeo khẩu trang y tế và găng tay khi chăm sóc họ. 👉Tránh dùng tay chạm vào mắt, miệng, mũi bởi đây là con đường chính gây giúp virus xâm nhập vào cơ thể. 👉Luôn giữ không gian sạch sẽ, làm sạch các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như điện thoại, tay nắm cửa,... có khả năng chứa virus cúm bằng dung dịch chứa cồn. 👉Duy trì nhiệt độ phòng trên 20ºC và giữ độ ẩm đạt ít nhất 50%. 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐞̂́𝐭 Cúm mùa là một bệnh có thể lây lan nhanh chóng giữa tiếp xúc giữa người với người khi người bệnh ho, hắt hơi,... Để tránh bị cúm mùa, mọi người cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hạn chế lây truyền. #DRTRANHUYNHTAN #webtretho_beyeuambassador #drtranhuynhtan

Read more
VIP Member
 profile icon
Write a reply

Lưu ý ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh hiệu quả

Như ở buổi livestream trước cũng đã chia sẻ rất kỹ về 2 vấn đề là ngộ độc thực phẩm cũng như các loại bệnh liên quan đến tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Nhưng Tấn vẫn sẽ nhấn mạnh lại vấn đề này ở bài sau đây để bố mẹ có thể chăm sóc tốt cho các bé của mình. 𝐗𝐮̛̉ 𝐥𝐲́ 𝐤𝐡𝐢 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐧𝐠𝐨̛̀ 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐛𝐢̣ 𝐧𝐠𝐨̣̂ đ𝐨̣̂𝐜 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜 𝐚̆𝐧 Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra bất cứ lúc nào và kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày sau khi ăn phải những thực phẩm không tốt. Các loại vi trùng và độc tố khác nhau gây ra các loại triệu chứng khác nhau nhưng chúng thường gây nôn mửa và tiêu chảy. Sau đây là những hướng dẫn cụ thể khi nghi ngờ trẻ gặp phải tình trạng ngộ độc thức ăn: 👉Khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc, cha mẹ phải quan sát kỹ xung quanh để tìm những vật nghi ngờ gây độc và liên hệ điện thoại đến bệnh viện để được hướng dẫn cách sơ cứu thích hợp từ các bác sĩ. Khi đưa trẻ đến bệnh viện, phải đem theo những vật nghi ngờ gây độc để bác sĩ dễ xác định tình trạng hiện tại của trẻ và nguồn gốc gây ra. 👉Đ𝐚̣̆𝐜 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐥𝐮̛𝐮 𝐲́: Nếu ở trẻ xuất hiện bất kỳ triệu chứng lạ nào thì cha mẹ cần chú ý theo dõi. Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, vã mồ hôi, đau bụng dữ dội, nôn ói liên tục và kéo dài hơn 12 giờ, đi tiêu nhiều, phân có nhầy máu là những dấu hiệu đòi hỏi phải được các bác sĩ thăm khám và điều trị ngay lập tức. Bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. 👉Nếu có thể, nên mang mẩu thức ăn theo để tiện cho việc chẩn đoán và điều trị. 👉Đối với các bệnh về đường tiêu hóa Tấn đã chia sẻ cũng khá chi tiết bố mẹ có thể xem lại để biết thêm nhiều thông tin hơn nữa tại kênh youtube của Tấn nhé. 𝐓𝐫𝐞̉ 𝐛𝐢̣ 𝐧𝐠𝐨̣̂ đ𝐨̣̂𝐜 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜 𝐚̆𝐧 𝐧𝐞̂𝐧 𝐭𝐫𝐚́𝐧𝐡 𝐚̆𝐧 𝐠𝐢̀? Để giúp bạn hiểu rõ hơn về ngộ độc thức ăn ở trẻ em, dưới đây là một số loại thực phẩm trẻ nên tránh khi gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm: 🌾Các loại thực phẩm khó tiêu hóa như đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, các loại rau củ quả chưa được rửa sạch, nấu chín… 🌾Bơ, sữa cũng là câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị ngộ độc thức ăn nên tránh ăn gì; bởi cơ thể đang duy trì trạng thái chống lại các độc tố nên sẽ khó dung nạp được lactose, dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu. 🌾Thức uống lợi tiểu như nước ngọt có ga không tốt cho quá trình phục hồi của trẻ. Vì những loại thức uống này kích thích sự bài tiết nước tiểu, từ đó dẫn đến tình trạng mất nước càng nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, các loại nước ngọt có ga cũng chứa một lượng đường đáng kể, không tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ. Thay vào đó, cha mẹ có thể cho bé uống nước đun sôi để nguội hoặc bù nước khoáng thông thường và nước điện giải. 𝐏𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮̛̀𝐚 𝐧𝐠𝐨̣̂ đ𝐨̣̂𝐜 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐩𝐡𝐚̂̉𝐦 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨? Bậc phụ huynh nên lưu ý tuân thủ một số hướng dẫn sau để giúp bảo vệ bé khỏi ngộ độc thực phẩm ngay tại nhà: 🙅Không tự ý chẩn đoán và mua thuốc cho con uống khi con bị đau bụng, nôn ói kéo dài,... 🙅Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm bày bán trên vỉa hè, lề đường. Nên ăn uống ở những nơi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo qui định. 🙅Không dùng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, quá hạn sử dụng. Trong bảo quản thức ăn cần chú ý hạn sử dụng của thức ăn. Nếu nhận thấy thực phẩm đã quá hạn sử dụng, có vị lạ hoặc mùi lạ, hãy vứt bỏ ngay nhé! 💁Thịt cá, trứng, sữa .. nên mua ở những cửa hàng, lựa chọn nhãn hiệu uy tín và có kiểm định chất lượng thực phẩm sạch, an toàn để đảm bảo rằng hàng hóa, sản phẩm đạt chất lượng. Chế biến, bảo quản thức ăn phải bảo đảm vệ sinh và tuân thủ quy tắc “ăn chín uống sôi”. 💁Ngoài ra, các bậc cha mẹ nên chia khu vực thức ăn sống với thức ăn đã nấu chín, không để lẫn hai loại này vào nhau (đặc biệt là thịt, thịt gia cầm và hải sản). 💁Nếu chế biến thức ăn, đối với rau củ quả cần rửa sạch và ngâm nước muối để loại bỏ bùn đất, thuốc trừ sâu và các chất cặn bã không mong muốn trên bề mặt của chúng. 💁Hạn chế cho trẻ dùng thức ăn không được nấu chín (gỏi, cá sống, thịt tái...). Không dùng thức ăn đông lạnh, thực phẩm ôi thiu. 💁Rửa tay sạch trước khi ăn là một lưu ý quan trọng mà bé có thể chủ động thực hiện giúp hạn chế lây nhiễm vi khuẩn. Cha mẹ cần tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau mỗi khi ho, hắt hơi hay chạm vào động vật,... để phòng một số bệnh liên quan đến lây truyền chẳng hạn như tiêu chảy, viêm phổi,... 💁Môi trường sống của trẻ cần thông thoáng, sạch sẽ, vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên bằng dung dịch chứa ít nhất 60% cồn để khử khuẩn. Khuyến cáo của bác sĩ vẫn là khi thấy trẻ có dấu hiệu đau bụng, nôn mửa, nhức đầu chóng mặt cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. Tránh việc tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì như vậy có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hoặc phản ứng phụ nếu không chẩn đúng bệnh, uống đúng thuốc. 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐞̂́𝐭 Khi thấy trẻ có các biểu hiện gặp tình trạng ngộ độc thức ăn ở mức độ nhẹ, hãy đảm bảo rằng bé được nghỉ ngơi nhiều và uống đủ nước để tránh mất nước. Các bậc cha mẹ lưu ý tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sĩ ngay lập tức nếu tình trạng của bé không được cải thiện sau 24 giờ hoặc nếu bé có các triệu chứng nghiêm trọng. #drtranhuynhtan #webtretho_beyeuambassador

Read more
VIP Member
 profile icon
Write a reply

Buổi trò chuyện chủ đề: "Thuỷ đậu, Sởi - Quai bị - Rubella vào mùa: Nguy hiểm chớ xem thường"

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do một loại virus gây nên. Bệnh thủy đậu xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gặp nhất ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Theo một thống kê cho thấy có tới 90% bệnh nhân bị nhiễm bệnh thủy đậu là trẻ em có độ tuổi từ 2-7 tuổi. ⚡Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm xảy ra theo mùa, ở nước ta xảy ra quanh năm nhưng thời gian số người mắc bệnh thường tăng cao vào mùa xuân. ⚡Bệnh quai bị, sởi và rubella cũng là các bệnh nhiễm lây qua đường hô hấp do virus, chưa có thuốc điều trị đặc. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, mù lòa thậm chí có thể tử vong. ⚡Người có nguy cơ mắc bệnh sởi - quai bị - rubella hiện nay đó chính là trẻ nhỏ, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, người làm việc và tiếp xúc với những nơi có dịch bệnh đang bùng phát. Trong buổi trò chuyện mang tên "THỦY ĐẬU, SỞI - QUAI BỊ - RUBELLA VÀO MÙA: NGUY HIỂM CHỚ XEM THƯỜNG", 𝐁𝐚́𝐜 𝐬𝐢̃ 𝐍𝐡𝐢 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐓𝐫𝐚̂̀𝐧 𝐇𝐮𝐲̀𝐧𝐡 𝐓𝐚̂́𝐧 cùng MC. Sunnie sẽ chia sẻ và giải đáp thắc mắc của các mẹ về các căn bệnh này. Buổi trò chuyện sẽ được phát sóng tại 𝐅𝐚𝐧𝐩𝐚𝐠𝐞 𝐁𝐚́𝐜 𝐬𝐢̃ 𝐓𝐫𝐚̂̀𝐧 𝐇𝐮𝐲̀𝐧𝐡 𝐓𝐚̂́𝐧, 𝐊𝐞̂𝐧𝐡 𝐘𝐨𝐮𝐭𝐮𝐛𝐞 𝐁𝐚́𝐜 𝐬𝐢̃ 𝐓𝐫𝐚̂̀𝐧 𝐇𝐮𝐲̀𝐧𝐡 𝐓𝐚̂́𝐧, 𝐅𝐚𝐧𝐩𝐚𝐠𝐞 𝐖𝐞𝐛𝐭𝐫𝐞𝐭𝐡𝐨 & 𝐅𝐚𝐧𝐩𝐚𝐠𝐞 𝐁𝐞́ 𝐘𝐞̂𝐮 vào lúc 𝟏𝟑𝐡𝟑𝟎', 𝐭𝐡𝐮̛́ 𝟓 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝟐𝟎/𝟎𝟒/𝟐𝟎𝟐𝟑. ♥️ Mời các bạn cùng đón xem ♥️

Read more
Buổi trò chuyện chủ đề: "Thuỷ đậu, Sởi - Quai bị - Rubella vào mùa: Nguy hiểm chớ xem thường"
VIP Member
 profile icon
Write a reply