Viêm mũi dị ứng: Các nguyên nhân bất ngờ và cách phòng tránh

Hắt hơi liên tục kèm nước mũi chảy giàn giụa, khô họng, ngạt mũi là những triệu chứng xảy ra thường xuyên, gây khó chịu cho người mắc viêm mũi dị ứng. Đây là một tình trạng rất phổ biến ở nhiều người, một số người chỉ bị viêm mũi dị ứng theo mùa, một số khác lại bị viêm mũi dị ứng quanh năm. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ và cách điều trị nếu bé gặp phải tình trạng này nhé! 𝐕𝐢𝐞̂𝐦 𝐦𝐮̃𝐢 𝐝𝐢̣ 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀? Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều người. Viêm mũi xảy ra khi niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm khi người bệnh hít phải dị nguyên (chất gây dị ứng) như bụi, khói, lông, tơ,... và hắt hơi là một dạng phản ứng của cơ thể nhằm chống lại dị nguyên này. Hầu hết những người bị viêm mũi dị ứng đều có triệu chứng nhẹ nhưng có một số triệu chứng có thể nghiêm trọng và dai dẳng, ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng cuộc sống hàng ngày. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐠𝐚̂𝐲 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̂𝐦 𝐦𝐮̃𝐢 𝐝𝐢̣ 𝐮̛́𝐧𝐠 Khi các triệu chứng viêm mũi dị ứng xảy ra dai dẳng quanh năm, chúng thường do các chất gây dị ứng thường xuyên có trong môi trường sống. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng còn do các tác nhân theo mùa gây ra. 𝐂𝐨̛ đ𝐢̣𝐚 𝐧𝐡𝐚̣𝐲 𝐜𝐚̉𝐦: Nền tảng di truyền về tiền sử gia đình mắc bệnh dị ứng là yếu tố lớn nhất dẫn đến sự phát triển của các triệu chứng viêm mũi dị ứng, đặc biệt là ở những trường hợp song sinh. 𝐓𝐢𝐞̂́𝐩 𝐱𝐮́𝐜 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐝𝐢̣ 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐡𝐚𝐲 𝐜𝐡𝐚̂́𝐭 𝐠𝐚̂𝐲 𝐝𝐢̣ 𝐮̛́𝐧𝐠: 👉Dị nguyên qua đường thở: bụi, con mọt, lông động vật, phấn hoa,... 👉Dị ứng qua đường ăn uống: các loại thực phẩm như trứng, sữa, hải sản 👉Dị ứng với các thành phần của thuốc: thường là kháng sinh, nhất là penicilline, aspirine, vaccine. 𝐒𝐮̛̣ 𝐦𝐚̂́𝐭 𝐜𝐚̂𝐧 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐝𝐢̣ 𝐮̛́𝐧𝐠: Sự tác động của các yếu tố môi trường và tính nhạy cảm của từng cá nhân cũng có thể dẫn đến viêm mũi dị ứng. Khi mất cân bằng dị ứng, bệnh viêm mũi dị ứng sẽ xuất hiện khi có các yếu tố thuận lợi như: ✔️𝐓𝐢𝐞̂́𝐩 𝐱𝐮́𝐜 𝐨̂̀ 𝐚̣𝐭 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐝𝐢̣ 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧, 𝐯𝐮̛𝐨̛̣𝐭 𝐪𝐮𝐚́ 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̃𝐧𝐠: Nguy cơ nhạy cảm với các chất gây dị ứng trong giai đoạn đầu sẽ tăng lên khi tiếp xúc một hoặc nhiều chất gây dị ứng với nồng độ cao. ✔️𝐘𝐞̂́𝐮 𝐭𝐨̂́ 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐧: căng thẳng, stress ✔️𝐑𝐨̂́𝐢 𝐥𝐨𝐚̣𝐧 𝐧𝐨̣̂𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐭: Các nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng do nội tiết bao gồm phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai,... ✔️𝐘𝐞̂́𝐮 𝐭𝐨̂́ 𝐤𝐡𝐢́ 𝐡𝐚̣̂𝐮: độ ẩm, nhiệt độ, nồng độ các ion trong khí quyển,... ảnh hưởng không tốt đến bệnh nhân dị ứng, nhất là dị ứng đường hô hấp. Ở vùng nhiệt đới, phần lớn tình trạng viêm mũi dị ứng có tính chất dai dẳng do khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của bụi và nấm mốc – các chất gây dị ứng phổ biến nhất trong không khí. ✔️𝐘𝐞̂́𝐮 𝐭𝐨̂́ 𝐨̂ 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̃𝐦 𝐦𝐨̂𝐢 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠: các tác nhân môi trường như ô nhiễm khói bụi gia tăng, nguồn nước bị ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân then chốt gây ra bệnh viêm mũi dị ứng cần phải kể đến. Lối sống thiếu vận động, béo phì, thiếu vitamin D do thiếu ánh nắng, chế độ ăn kiêng hoặc sử dụng nhiều rượu, thuốc lá. ✔️𝐕𝐢𝐫𝐮𝐬 𝐯𝐚̀ 𝐯𝐢 𝐤𝐡𝐮𝐚̂̉𝐧: niêm mạc bị phù nề, hệ lông chuyển bị tê liệt do viêm nhiễm làm tăng tính phản ứng với dị nguyên, giảm khả năng bảo vệ của niêm mạc. 𝐏𝐡𝐚̂𝐧 𝐥𝐨𝐚̣𝐢 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̂𝐦 𝐦𝐮̃𝐢 𝐝𝐢̣ 𝐮̛́𝐧𝐠 Bệnh viêm mũi dị ứng được phân loại theo Hiệp hội Viêm mũi dị ứng quốc tế dựa vào khoảng thời gian tồn tại của bệnh, triệu chứng cũng như ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống, bao gồm: 👉Viêm mũi dị ứng gián đoạn: Triệu chứng của bệnh tồn tại dưới 4 ngày/ tuần hoặc dưới 4 tuần/ năm. 👉Viêm mũi dị ứng dai dẳng: Triệu chứng của bệnh tồn tại nhiều hơn 4 ngày/ tuần và nhiều hơn 4 tuần/ năm. 𝐂𝐚́𝐜 𝐜𝐚́𝐜𝐡 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐯𝐢𝐞̂𝐦 𝐦𝐮̃𝐢 𝐝𝐢̣ 𝐮̛́𝐧𝐠 Các cách điều trị viêm mũi dị ứng sẽ tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người như điều trị đặc hiệu, điều trị bằng thuốc, điều trị phẫu thuật. Ngoài ra, bạn cần có chế độ sinh hoạt phù hợp như: 1️⃣Sử dụng máy lạnh thay vì để cửa sổ mở, việc làm này sẽ giúp bạn tránh tiếp xúc với phấn hoa, khói hoặc bụi. 2️⃣Cẩn thận khi thay đổi thời tiết, điều tiết độ ẩm, ấm, đề phòng viêm đường hô hấp. 3️⃣Chú ý giữ vệ sinh mũi, chữa viêm mũi dị ứng bằng cách trang bị nước muối sinh lý để rửa mũi. 4️⃣Tránh tổn thương niêm mạc mũi bằng việc không ngoáy mũi bằng tay. 5️⃣Ăn uống tránh đồ sống, lạnh, tanh; tránh uống rượu, tránh khói thuốc lá. Thay vào đó, cha mẹ nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày của bé những thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng. 6️⃣Tránh stress, các chất kích thích và giảm sử dụng thuốc aspirin. Có thể xem việc tập thể dục như một phương pháp làm giảm sự tích tụ của các hormone gây căng thẳng trong cơ thể. 7️⃣Kiên trì rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng cơ thể, giảm béo phì: Trẻ có thể rèn luyện thân thể bằng những bài tập nhẹ như đi bộ cũng có thể cải thiện các triệu chứng của mình. Lựa chọn nơi tập thể dục phù hợp, tránh một số nơi có tác nhân gây viêm mũi dị ứng như phấn hoa, nơi ẩm mốc, nơi sử dụng chất tẩy rửa mạnh,... 8️⃣Điều trị triệt để các ổ nhiễm trùng ở mũi xoang và vùng răng miệng. 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐞̂́𝐭 Bệnh viêm mũi dị ứng có tỷ lệ mắc phải gia tăng trong những năm gần đây như một tín hiệu đáng báo động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh này nhưng phần lớn là do các tác động của môi trường như mạt bụi, phấn hoa, lông động vật,... Để đảm bảo chất lượng cuộc sống, các bậc cha mẹ nên cải thiện điều kiện sống và tập cho trẻ các thói quen tốt để ngăn ngừa cũng như điều trị chứng viêm mũi dị ứng. #drtranhuynhtan #webtretho_beyeuambassador

1 Trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

cảm ơn bs ạ