Lưu ý ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh hiệu quả

Như ở buổi livestream trước cũng đã chia sẻ rất kỹ về 2 vấn đề là ngộ độc thực phẩm cũng như các loại bệnh liên quan đến tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Nhưng Tấn vẫn sẽ nhấn mạnh lại vấn đề này ở bài sau đây để bố mẹ có thể chăm sóc tốt cho các bé của mình. 𝐗𝐮̛̉ 𝐥𝐲́ 𝐤𝐡𝐢 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐧𝐠𝐨̛̀ 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐛𝐢̣ 𝐧𝐠𝐨̣̂ đ𝐨̣̂𝐜 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜 𝐚̆𝐧 Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra bất cứ lúc nào và kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày sau khi ăn phải những thực phẩm không tốt. Các loại vi trùng và độc tố khác nhau gây ra các loại triệu chứng khác nhau nhưng chúng thường gây nôn mửa và tiêu chảy. Sau đây là những hướng dẫn cụ thể khi nghi ngờ trẻ gặp phải tình trạng ngộ độc thức ăn: 👉Khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc, cha mẹ phải quan sát kỹ xung quanh để tìm những vật nghi ngờ gây độc và liên hệ điện thoại đến bệnh viện để được hướng dẫn cách sơ cứu thích hợp từ các bác sĩ. Khi đưa trẻ đến bệnh viện, phải đem theo những vật nghi ngờ gây độc để bác sĩ dễ xác định tình trạng hiện tại của trẻ và nguồn gốc gây ra. 👉Đ𝐚̣̆𝐜 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐥𝐮̛𝐮 𝐲́: Nếu ở trẻ xuất hiện bất kỳ triệu chứng lạ nào thì cha mẹ cần chú ý theo dõi. Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, vã mồ hôi, đau bụng dữ dội, nôn ói liên tục và kéo dài hơn 12 giờ, đi tiêu nhiều, phân có nhầy máu là những dấu hiệu đòi hỏi phải được các bác sĩ thăm khám và điều trị ngay lập tức. Bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. 👉Nếu có thể, nên mang mẩu thức ăn theo để tiện cho việc chẩn đoán và điều trị. 👉Đối với các bệnh về đường tiêu hóa Tấn đã chia sẻ cũng khá chi tiết bố mẹ có thể xem lại để biết thêm nhiều thông tin hơn nữa tại kênh youtube của Tấn nhé. 𝐓𝐫𝐞̉ 𝐛𝐢̣ 𝐧𝐠𝐨̣̂ đ𝐨̣̂𝐜 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜 𝐚̆𝐧 𝐧𝐞̂𝐧 𝐭𝐫𝐚́𝐧𝐡 𝐚̆𝐧 𝐠𝐢̀? Để giúp bạn hiểu rõ hơn về ngộ độc thức ăn ở trẻ em, dưới đây là một số loại thực phẩm trẻ nên tránh khi gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm: 🌾Các loại thực phẩm khó tiêu hóa như đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, các loại rau củ quả chưa được rửa sạch, nấu chín… 🌾Bơ, sữa cũng là câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị ngộ độc thức ăn nên tránh ăn gì; bởi cơ thể đang duy trì trạng thái chống lại các độc tố nên sẽ khó dung nạp được lactose, dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu. 🌾Thức uống lợi tiểu như nước ngọt có ga không tốt cho quá trình phục hồi của trẻ. Vì những loại thức uống này kích thích sự bài tiết nước tiểu, từ đó dẫn đến tình trạng mất nước càng nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, các loại nước ngọt có ga cũng chứa một lượng đường đáng kể, không tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ. Thay vào đó, cha mẹ có thể cho bé uống nước đun sôi để nguội hoặc bù nước khoáng thông thường và nước điện giải. 𝐏𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮̛̀𝐚 𝐧𝐠𝐨̣̂ đ𝐨̣̂𝐜 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐩𝐡𝐚̂̉𝐦 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨? Bậc phụ huynh nên lưu ý tuân thủ một số hướng dẫn sau để giúp bảo vệ bé khỏi ngộ độc thực phẩm ngay tại nhà: 🙅Không tự ý chẩn đoán và mua thuốc cho con uống khi con bị đau bụng, nôn ói kéo dài,... 🙅Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm bày bán trên vỉa hè, lề đường. Nên ăn uống ở những nơi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo qui định. 🙅Không dùng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, quá hạn sử dụng. Trong bảo quản thức ăn cần chú ý hạn sử dụng của thức ăn. Nếu nhận thấy thực phẩm đã quá hạn sử dụng, có vị lạ hoặc mùi lạ, hãy vứt bỏ ngay nhé! 💁Thịt cá, trứng, sữa .. nên mua ở những cửa hàng, lựa chọn nhãn hiệu uy tín và có kiểm định chất lượng thực phẩm sạch, an toàn để đảm bảo rằng hàng hóa, sản phẩm đạt chất lượng. Chế biến, bảo quản thức ăn phải bảo đảm vệ sinh và tuân thủ quy tắc “ăn chín uống sôi”. 💁Ngoài ra, các bậc cha mẹ nên chia khu vực thức ăn sống với thức ăn đã nấu chín, không để lẫn hai loại này vào nhau (đặc biệt là thịt, thịt gia cầm và hải sản). 💁Nếu chế biến thức ăn, đối với rau củ quả cần rửa sạch và ngâm nước muối để loại bỏ bùn đất, thuốc trừ sâu và các chất cặn bã không mong muốn trên bề mặt của chúng. 💁Hạn chế cho trẻ dùng thức ăn không được nấu chín (gỏi, cá sống, thịt tái...). Không dùng thức ăn đông lạnh, thực phẩm ôi thiu. 💁Rửa tay sạch trước khi ăn là một lưu ý quan trọng mà bé có thể chủ động thực hiện giúp hạn chế lây nhiễm vi khuẩn. Cha mẹ cần tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau mỗi khi ho, hắt hơi hay chạm vào động vật,... để phòng một số bệnh liên quan đến lây truyền chẳng hạn như tiêu chảy, viêm phổi,... 💁Môi trường sống của trẻ cần thông thoáng, sạch sẽ, vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên bằng dung dịch chứa ít nhất 60% cồn để khử khuẩn. Khuyến cáo của bác sĩ vẫn là khi thấy trẻ có dấu hiệu đau bụng, nôn mửa, nhức đầu chóng mặt cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. Tránh việc tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì như vậy có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hoặc phản ứng phụ nếu không chẩn đúng bệnh, uống đúng thuốc. 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐞̂́𝐭 Khi thấy trẻ có các biểu hiện gặp tình trạng ngộ độc thức ăn ở mức độ nhẹ, hãy đảm bảo rằng bé được nghỉ ngơi nhiều và uống đủ nước để tránh mất nước. Các bậc cha mẹ lưu ý tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sĩ ngay lập tức nếu tình trạng của bé không được cải thiện sau 24 giờ hoặc nếu bé có các triệu chứng nghiêm trọng. #drtranhuynhtan #webtretho_beyeuambassador

2 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
TapFluencer

chia sẻ hữu ích, cảm ơn bsi

VIP Member

cảm ơn bs