Bệnh đường hô hấp: Hen phế quản và những lưu ý cần nhớ

Hen phế quản là một trong những bệnh về đường hô hấp rất phổ biến và thường gặp. Bệnh không chỉ xảy ra ở một lứa tuổi mà nó xuất hiện ở cả trẻ em. Vậy đâu là triệu chứng của bệnh hen phế quản ở trẻ? Và cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng đó là gì? Ba mẹ hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé. 𝐇𝐞𝐧 𝐩𝐡𝐞̂́ 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀? Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường hô hấp, gây tắc nghẽn đường thở từng cơn. Biểu hiện bằng những cơn khò khè, khó thở, tức ngực và ho kéo dài dai dẳng từ nhỏ đến lớn, thường xuất hiện về đêm và sáng sớm. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ < 5 tuổi, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi và thường hay tái phát các triệu chứng ho khò khè. Hen phế quản ở trẻ em có thể gây ra các triệu chứng khó chịu làm cản trợ việc vui chơi thể thao, học tập và giấy ngủ hằng ngày của bé. Ở một số trẻ em, bệnh nếu không được kiểm soát có thể gây ra các cơn hen suyễn nguy hiểm. 𝐁𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐜𝐮̉𝐚 𝐡𝐞𝐧 𝐩𝐡𝐞̂́ 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 Các biểu hiện hen phế quản ở mỗi cá nhân là mỗi khác nhau và có sự thay đổi theo thời gian. Triệu chứng thường thấy như thở khò khè có thể do một số vấn đề hô hấp khác gây ra nên khi gặp tình trạng này ba mẹ có thể khó biết liệu con trẻ có phải bị hen suyễn hay không. Dưới đây tổng hợp những triệu chứng 𝐡𝐞𝐧 𝐩𝐡𝐞̂́ 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 phổ biến ở trẻ em, bao gồm: - Đ𝐚̣̆𝐜 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧: Khò khè từng cơn, thoáng qua: do virus hoặc thay đổi thời tiết, dị ứng mùa,... không khò khè giữa các đợt, cơn ho khò khè xuất hiện trước 3 tuổi. Khò khè dai dẳng từng cơn, triệu chứng khò khè xuất hiện như trên nhưng kéo dài đến sau 6 tuổi. - 𝐇𝐞𝐧 đ𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐡𝐢̀𝐧𝐡: Bắt đầu viêm long đường hô hấp trên bằng hắt hơi xổ mũi,... Cơn hen khò khè xuất hiện nửa đêm về sáng, có tiếng rít cò cử. Khám: Nghe phổi có nhiều ran rít và ran ngáy. - 𝐇𝐞𝐧 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐡𝐢̀𝐧𝐡: Có viêm long đường hô hấp trên và thờ khò khè, khám phổi có ran rít và ran ngáy. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐠𝐚̂𝐲 𝐡𝐞𝐧 𝐩𝐡𝐞̂́ 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 Trẻ có thể lên cơn hen nếu tiếp xúc với các chất gây kích ứng. Biết được nguyên nhân gây bệnh hen phế quản sẽ giúp bé tránh được các cơn hen suyễn dễ dàng hơn. Một số tác nhân gây bệnh phổ biến gồm: -𝐕𝐢𝐫𝐮𝐬: Là nguyên nhân phổ biến nhất gặp trong 85% các trường hợp cơn hen cấp đó là Rhinovirus, Coronavirus, Influenza virus, virus hợp bào hô hấp RSV. - 𝐂𝐚́𝐜 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐤𝐡𝐚́𝐜 𝐠𝐚̂𝐲 𝐡𝐞𝐧 𝐩𝐡𝐞̂́ 𝐪𝐮𝐚̉𝐧: 𝐘𝐞̂́𝐮 𝐭𝐨̂́ 𝐦𝐨̂𝐢 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠: Những tác nhân bên ngoài tự nhiên gây ra cơn hen suyễn như bụi, bọ nhà, phấn hoa, lông hoặc vẩy da vật nuôi, nấm mốc, khói thuốc lá, khí thải nhà máy, than tổ ong,... Ngoài ra, một số chất tẩy rửa, hóa chất có mùi mạnh đều có thể dẫn đến kích ứng. Thực phẩm như trứng, sữa bò, đậu nành, cá, tôm,... cũng được xem như là điều kiện khởi phát cơn hen suyễn ở một số trẻ. 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐤𝐡𝐚́𝐜: Trào ngược dạ dầy thực quản, sốt, mất nước,... 𝐘𝐞̂́𝐮 𝐭𝐨̂́ 𝐝𝐢 𝐭𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧: Nếu bố hoặc mẹ có tiền sử hen hoặc dị ứng thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐡𝐞𝐧 𝐩𝐡𝐞̂́ 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 Bạn có nhiều lựa chọn để giúp kiểm soát bệnh hen suyễn của con trẻ. Các bác sĩ có thể kê đơn để kiểm soát các triệu chứng tùy thuộc vào mức độ của cơn hen như sau: 𝐂𝐨̛𝐧 𝐡𝐞𝐧 𝐧𝐡𝐞̣: Khí dung Ventolin 0,05-0,15mg/kg/ nhắc lại sau 30 phút hoặc cho uống thuốc mở phế quản nhóm salbutamon (Ventolin, Solmux Broncho,...), Terbutaline sunphate ( Bricanyl,...) làm sạch mũi, thông thoáng đường thở ( Sterimar, sofmer,...) . 𝐂𝐨̛𝐧 𝐡𝐞𝐧 𝐯𝐮̛̀𝐚: Khí dung kết hợp giữa ventolin làm mở phế quản với thuốc nhóm corticoid dạng phun sương như Fluticason propionate ( Flixotide), Budesonide (Pulmicort, Symbicort,...) 𝐂𝐨̛𝐧 𝐡𝐞𝐧 𝐧𝐚̣̆𝐧𝐠: Khí dung và thở oxy , cho kháng sinh nếu có bội nhiễm. 𝐂𝐨̛𝐧 𝐡𝐞𝐧 𝐚́𝐜 𝐭𝐢́𝐧𝐡: Phải nằm cấp cứu tại bệnh viện, thở oxy, khí dung hoặc tiêm tĩnh mạch thuốc giãn phế quản và corticoid, nặng hơn có thể phải đặt nội khí quản và thở máy. 𝐏𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐚́𝐧𝐡 𝐡𝐞𝐧 𝐩𝐡𝐞̂́ 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 Tùy thuộc vào nguyên nhân gây hen mà ba mẹ có thể lập kế hoạch để bé tránh một số yếu tố kích ứng giúp ngăn chặn cơn hen suyễn. - Nếu do Virus: cần cách ly trẻ hắt hơi xổ mũi với trẻ khỏe mạnh. - Nếu do các yếu tố thời tiết, thay đổi mùa, viêm mũi dị ứng, tiền sử gia đình có bố mẹ bị hen hoặc trẻ bị chàm (phát ban do dị ứng) cần điều trị dự phòng hen. Điều trị dự phòng hen ở trẻ em theo hướng dẫn của chương trình kiểm soát hen toàn cầu GINA. Thuốc dạng hít là cơ bản trong điều trị hen cho trẻ em ở tất cả các lứa tuổi. 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐞̂́𝐭 Việc tìm hiểu về bệnh 𝐡𝐞𝐧 𝐩𝐡𝐞̂́ 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 và cách kiểm soát bệnh này ở con trẻ nếu gặp phải là vô cùng quan trọng cho tương lai của bé. Tuy bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi nhưng vẫn có thể kiểm soát được. Nếu trẻ bị hen suyễn, bé vẫn được vui chơi và tham gia vào các hoạt động thể thao phù hợp hằng ngày. Bác sĩ sẽ xây dựng một phát đồ điều trị để kiểm soát các triệu chứng, tìm hiểu yếu tố kích ứng và kê đơn thuốc để ngăn chặn hoặc hạn chế các cơn hen suyễn xảy ra với trẻ. #drtan #drtranhuynhtan #webtreotho_beyeuambassador

10 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

Cảm ơn bsi đã chia sẻ ạ

VIP Member

Cảm ơn bác sĩ chia sẻ

VIP Member

Cảm ơn bác sĩ chia sẻ

TapFluencer

cảm ơn bs đã chia sẻ

Cảm ơn bác sĩ ạ

TapFluencer

Thông tin hữu ích

TapFluencer

Hữu ích ạ

VIP Member

cảm ơn BS

TapFluencer

Hữu ích

hữu ích