Bệnh cúm mùa: Không nên xem thường và cách để phòng bệnh

Cúm mùa là một bệnh liên quan đến đường hô hấp mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Nhiều người thường lầm tưởng giữa cúm mùa và cảm lạnh thông thường do các triệu chứng giống nhau như sốt, ho, nghẹt mũi,... Tuy nhiên, nếu tình trạng sức khỏe kém hoặc đang mang thai thì bạn có nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn. 𝐂𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀? Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do virus cúm (influenza virus) gây nên và chúng xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới. Nhiều người cho rằng cúm mùa là bệnh cảm thông thường, tuy nhiên đây lại là 2 bệnh khác nhau. Khác với cảm, cúm mùa có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt bệnh cúm có thể diễn tiến nghiêm trọng ở những nhóm có nguy cơ cao như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai hay những người mắc các bệnh nền mạn tính như tim mạch, huyết áp, COPD, các bệnh về thận, thiếu máu, bệnh chuyển hóa hoặc người có hệ miễn dịch bị suy giảm. 𝐂𝐚́𝐜 𝐜𝐡𝐮̉𝐧𝐠 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 Cúm có thể lây lan thành đại dịch và trên lịch sử thế giới đã ghi nhận các đại dịch cúm cướp đi mạng sống của hàng triệu người. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh cúm, trong khi đó tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng cúm mới rất cao có thể lên tới 90% ở người lớn và trẻ em. Tại Việt Nam, 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 thường gây nên bởi virus A, B, C, trong đó thường gặp nhất ở người là chủng cúm A và B. 💥𝐕𝐞̂̀ 𝐜𝐮́𝐦 𝐀: Cúm A là một chủng của cúm mùa. Loại virus này được tìm thấy trên vật chủ tự nhiên là loài chim hoang dã nên còn được biết đến với tên gọi cúm gia cầm. Tỷ lệ mắc cúm A chiếm đa số trong tổng số các ca nhiễm cúm mùa hàng năm, ước tính lên tới 75%. Cúm A có khả năng tạo nên đại dịch bởi chủng này có khả năng biến đổi thành các chủng mới từ mùa dịch này sang mùa dịch khác. → Luôn khuyến cáo cần phải tiêm nhắc lại vắc xin cúm hằng năm để đối phó với chủng cúm mùa mới lưu hành mỗi năm. 💥𝐕𝐞̂̀ 𝐜𝐮́𝐦 𝐁: Cúm B là chủng cúm phổ biến nhưng ít nguy hiểm hơn nhiều so với cúm A. Nếu như cúm A có thể lây ở cả người và động vật thì cúm B chỉ gặp ở người và loại virus này không có khả năng gây ra đại dịch cúm ở người. → Virus gây cúm B rất lành tính và đa phần người bệnh có thể khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi. 💥𝐕𝐞̂̀ 𝐜𝐮́𝐦 𝐂: Cúm C là loại cúm rất ít gặp và nhẹ hơn hẳn so với cúm A, cúm B. Cúm C có ít các triệu chứng lâm sàng và cũng giống như cúm B, chúng không có khả năng gây đại dịch. → Virus cúm C thường gây bệnh ở đường hô hấp trên, các biến chứng ở đường hô hấp dưới rất hiếm gặp và hiện tại chưa có thuốc ngừa chủng virus này. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐠𝐚̂𝐲 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 𝐯𝐚̀ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ 𝐝𝐚̂́𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭 Cúm A, B và C là những loại phổ biến nhất lây nhiễm cho người và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh cúm mùa, cụ thể như sau: 👉𝐕𝐢𝐫𝐮𝐬 𝐈𝐧𝐟𝐥𝐮𝐞𝐧𝐳𝐚: Đây là nguyên nhân chính gây nên 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚, tình trạng bệnh có thể diễn tiến từ nhẹ cho tới nguy kịch. Đối với trường hợp nặng bệnh cúm có thể dẫn tới tử vong. Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng làm gia tăng nguy cơ mắc cúm mùa. 👉𝐓𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐭: Thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm không khí thấp cũng là điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập và gây bệnh cúm mùa ở người. 👉𝐌𝐚̆́𝐜 𝐜𝐚́𝐜 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐥𝐲́ 𝐧𝐞̂̀𝐧: Người mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, suy thận, suy gan, hen suyễn,… thường có hệ miễn dịch kém dễ tạo điều kiện cho virus cúm xâm nhập và gây bệnh. 👉𝐇𝐞̣̂ 𝐦𝐢𝐞̂̃𝐧 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐲𝐞̂́𝐮: Đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc có sức đề kháng yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người đang điều trị các loại thuốc kéo dài (ví dụ như bệnh nhân HIV/ AIDS),… 𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ 𝐝𝐚̂́𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐮̉𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐧𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐨́𝐧𝐠, 𝐛𝐚𝐨 𝐠𝐨̂̀𝐦: 🤦Bị sốt hoặc cảm thấy ớn lạnh 🤦Đau nhức cơ thể 🤦Nhức đầu 🤦Thường xuyên mệt mỏi 🤦Ho 🤦Đau họng 🤦Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi 🤦Một số người có thể xuất hiện mệt mỏi và tiêu chảy (thường gặp nhiều ở trẻ em). ➡️Tuy nhiên, không phải tất cả những người mắc cúm đều có đầy đủ các biểu hiện của cúm mùa kể trên, ước tính có khoảng 75% các ca nhiễm cúm không có triệu chứng điển hình. 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 𝐥𝐚̂𝐲 𝐥𝐚𝐧 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨? Bệnh cúm lây lan chủ yếu thông qua những giọt bắn li ti tạo ra khi người mắc cúm hắt hơi, ho hoặc nói chuyện. Thông qua những giọt bắn này, bệnh cúm có thể lây lan từ người này sang người khác. Ngoài ra, cũng có trường hợp người mắc cúm khi chạm vào bề mặt hoặc vật thể nào đó chứa virus cúm sau đó chạm vào mắt, mũi, miệng của mình. 𝐓𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐮̉ 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 Cúm mùa thường ủ bệnh trong khoảng 2 ngày, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu sốt, cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi,… Về sau khi các triệu chứng ngạt mũi, ho và chảy nước mũi xuất hiện, trẻ nhỏ sẽ xuất hiện các triệu chứng ngạt, ăn không ngon, mệt mỏi,… Những người mắc cúm thường dễ lây lan trong khoảng 3-4 ngày đầu tiên khi bệnh bắt đầu. Một số trường hợp có thể lây bệnh cho người khác bắt đầu từ 1 ngày trước khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện và cho đến khoảng 5-7 ngày sau khi mắc. Trẻ nhỏ và người già do có hệ miễn dịch yếu sẽ lây virus cho người khác trong khoảng thời gian dài hơn. 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 𝐧𝐠𝐮𝐲 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐫𝐚 𝐬𝐚𝐨? Những căn bệnh cũ và quen thuộc như cúm vẫn là mối lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe với nhiều người. Cúm thường hay bị nhầm là cảm lạnh do có chung các triệu chứng nhưng với bệnh cúm, các triệu chứng thường nặng và kéo dài hơn. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh cúm có thể dẫn đến: 👉Xảy ra biến chứng nếu không kịp thời điều trị 👉Gây nguy hiểm cho thai phụ và trẻ nhỏ 👉Bệnh cúm có nguy cơ chuyển thành ác tính 👉Dễ lây lan thành đại dịch 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐩 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 Đối với bệnh nhân cúm mùa không thuộc nhóm nguy cơ cao ✔️Không cần dùng thuốc ✔️Bệnh nhân chỉ cần tập trung điều trị làm giảm các triệu chứng, lưu ý người bệnh nên ở nhà để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Đối với các bệnh nhân bị cúm nặng hoặc có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng ✔️Cần được điều trị bằng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt ✔️Các loại thuốc kháng virus có tác dụng làm giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian mắc bệnh và ngăn ngừa các biến chứng của cúm. Thuốc kháng virus có hiệu quả tốt nhất nếu bắt đầu sử dụng trong vòng 48 giờ đầu tiên khi mắc ⚠️⚠️⚠️Lưu ý: Với trường hợp các triệu chứng của cảm cúm kéo dài (thường quá một tuần), người bệnh sốt cao mặc dù đã sử dụng các loại thuốc hạ sốt, ho nhiều, tức ngực,… cần tới cơ sở y tế để được theo dõi và xử trí kịp thời. 𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐩𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 Dưới đây là các cách phòng 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐮́𝐦 𝐦𝐮̀𝐚 mà bạn có thể thực hiện để bảo vệ chính mình và những người xung quanh: 👉Đảm bảo vệ sinh cá nhân; che miệng khi hắt hơi; rửa tay đúng cách, đặc biệt là trước và sau ăn; vệ sinh mũi, - họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Lưu ý, rửa tay trong ít nhất 20 giây nhé! 👉Giữ ấm cơ thể vào mùa đông và sử dụng khẩu trang khi đi đường. 👉Xây dựng chế độ ăn uống và thể dục thể thao lành mạnh, phù hợp với thể trạng để tăng cường hệ thống miễn dịch. Một hệ thống miễn dịch mạnh sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. 👉Hạn chế tiếp xúc với người mắc cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ bệnh. Nếu phải chăm sóc cho người mắc cúm, hãy đeo khẩu trang y tế và găng tay khi chăm sóc họ. 👉Tránh dùng tay chạm vào mắt, miệng, mũi bởi đây là con đường chính gây giúp virus xâm nhập vào cơ thể. 👉Luôn giữ không gian sạch sẽ, làm sạch các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như điện thoại, tay nắm cửa,... có khả năng chứa virus cúm bằng dung dịch chứa cồn. 👉Duy trì nhiệt độ phòng trên 20ºC và giữ độ ẩm đạt ít nhất 50%. 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐞̂́𝐭 Cúm mùa là một bệnh có thể lây lan nhanh chóng giữa tiếp xúc giữa người với người khi người bệnh ho, hắt hơi,... Để tránh bị cúm mùa, mọi người cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hạn chế lây truyền. #DRTRANHUYNHTAN #webtretho_beyeuambassador #drtranhuynhtan

3 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

Cảm ơn bác sĩ chia sẻ

TapFluencer

Hữu ích quá ạ

VIP Member

cảm ơn bs