Mình đang tham gia cuộc thi của công ty trên facbook , mà bạn bè trên fb của mình ít ạ. Mình lên đây nhờ mọi người bớt chút thời gian ghé qua link này thả cho mình xin 1 nút like. Mình xin cảm ơn ạ, nếu thấy phiền thì mình xin lỗi ạ https://www.facebook.com/1333976860078854/posts/2420303304779532/
Read moreSữa HiPP Nhóm sữa có thể sử dụng cho những bé thiếu men G6PD
Nhân tiện đây mình chia chia sẻ kinh nghiệm của bé nhà mình bị bệnh thiếu men g6pd và đang uống sữa HiPP. _Lúc mới sinh ở viện bé nhà mình có lấy 5 giọt máu ở gót chân đi xét nghiệm và phát hiện bé mắc bệnh thiếu men G6PD( là bệnh thiếu men glucose-6 phosphate dehydrogenase khiến tế bào hồng cầu hoạt động không bình thường. Người bệnh thiếu men G6PD thường dễ dị ứng khi ăn đậu tằm hoặc sử dụng một số dược hóa chất có khả năng oxy hóa.).bị thiếu men G6PD khi ăn đậu tằm hoặc sử dụng các loại thuốc, thực phẩm có chất oxy hóa cao sẽ đột ngột bị dị ứng với các biểu hiện như sốt cao, nhức đầu, đau bụng, đau thắt lưng, tim đập nhanh, khó thở, vàng da...gây thiếu máu dẫn đến vàng da, vàng mắt, suy thận. _Thời điểm đó mình đã rất lo lắng vì nếu không kiêng được các thực phẩm từ đậu và một số nhóm thuốc kháng sinh thì con mình sẽ gặp nguy hiểm.Vốn dĩ mình sinh mổ lượng sữa mẹ khá ít không đủ cho con bú, lúc ấy mình có gọi điện cho trung tâm xét nghiệm và họ gửi cho mình danh sách những loại sữa được dùng cho bé ,mình cũng tìm hiểu thêm và quyết định mua sữa Hipp cho con uống. _Bé nhà mình bú sữa mẹ và bú thêm sữa công thức Hipp thấy trộm vía bé tăng cân đều đặn khỏe khoắn và nhanh nhẹn. Trong 4 tháng đầu mỗi tháng bé tăng đều hơn 1kg và tiêu hóa tốt không bị bón. Vì con nhà mình đã dùng nên mình chia sẻ để những mẹ có con Thiếu men G6pd có thể tham khảo ạ #HiPPOrganicCombiotic #ƯơmMầmCùngHiPP
Read moreThạch dừa vị lá dứa chồng e làm
#tapmonan Nguyên liệu: 3 quả dừa,lá dứa,đường,nước cốt dừa Cách làm: bổ dừa lấy nước, còn vỏ thì chồng e chặt như hình ạ( 3 quả mà chồng em làm vỡ 1 quả chỉ còn 2). Lá dứa rửa sạch xay nhuyễn lọc lấy nước. Cho hỗn hợp nước dừa,nc lá dứa và nêm đường vừa ăn, đun sôi lên rồi cho vào quả dừa, đợi nguội là e cho vào ngăn mát và thưởng thức thôi. Cơ mà ck bảo làm cho con ăn chứ vk không dc ké miếng nào
Read moreTham gia cuộc thi( mẹ hiểu về star kombucha)
#hieuveStarKombucha đau cơ và triệu chứng mệt mỏi. - Vì là men tiêu hóa, trà kombucha giúp gia tăng lượng vi khuẩn bifida có lợi trong ruột, nhờ sản sinh axit lactic. Vi khuẩn này tác động giống như vi khuẩn acidophilus thường có trong các loại sữa chua lên men (yoghurt). Trà kombucha sản sinh hai loại acid lactic và acid axetic giúp tăng nhanh quá trình lên men trong ruột. Trà kombucha giúp ngừa táo bón, nhiễm trùng đường ruột, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa, chữa viêm loét ruột và dạ dày. - Cải thiện làn da, trà kombucha tăng tính đàn hồi cho da, làm màu da tươi sáng hơn. Trà Kombucha còn có tác dụng chữa bệnh vảy nến, chàm, mụn nước, mụt cóc, viêm da, sừng da và giúp mọc tóc nhiều hơn. - Giải độc cơ thể, nhờ acid glycuronic kết hợp với các độc tố trong gan và làm chúng dễ tan trong nước, sau đó bài tiết qua đường tiểu. - Chữa đau khớp, sản phẩm chuyển hóa của acid glycuronic là glucosamin rất tốt cho hệ keo giúp bôi trơn các khớp xương và sụn, nhất là ở những người lớn tuổi hay bị đau khớp. - Tác dụng kháng sinh, trà kombucha còn sản sinh acid usnic, có thể chống lại các vi trùng gây bệnh như streptococci, diplococci, flexner và shigella; giúp cân bằng hệ acid baz cho cơ thể khi chúng ta ăn uống không đúng cách. - Chống trầm cảm và chữa chứng thiếu ngủ. - Giúp gia tăng thị lực, chữa bệnh quáng gà, chảy nước mắt và chứng đục thủy tinh thể ở người cao tuổi. Trà kombucha còn giải cơn ghiền rượu cho những người có thói quen uống Cần chú ý vì lượng acid axetic chứa trong trà kombucha khá cao (giống như giấm), không nên uống nhiều quá mặc dù bạn thấy hợp khẩu vị hoặc uống cho đã cơn khát. Liều lượng sử dụng thay đổi tùy người, có người uống vào sáng sớm trước bữa điểm tâm, tuy nhiên sau khi dùng cần chú ý các triệu chứng xuất hiện. Trà kombucha giải độc cơ thể rất tốt, nhưng khi bắt đầu uống để bồi bổ chỉ nên uống một lượng nhỏ chừng 50-60ml lúc sáng sớm và uống kèm nhiều nước trong ngày. Có thể tăng lên nửa lít hoặc 1 lít nếu để điều trị bệnh nhưng phải có sự chỉ dẫn chuyên môn.
Read moreLàm bánh trung thu bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu làm bánh Trung thu nướng bằng nồi cơm điện Nước đường làm bánh nướng 500 gram đường vàng 300ml nước lọc ½ quả chanh vàng 25 gram mạch nha 30ml nước tro tàu Cách nấu nước đường làm bánh nướng và kiểm tra nước đường đã đạt chuẩn chưa bạn có thể tham khảo tại đây. Phần nước đường làm bánh nướng rất quan trọng, nó quyết định mùi vị và màu sắc của phần vỏ bánh nướng. Nước đường để càng lâu thì khi nướng bánh lên màu càng đẹp. Vì nướng bánh bằng nồi cơm điện nên bạn cần phải chú ý phần này để chiếc bánh của bạn ngon và đẹp mắt hơn. Phần vỏ bánh 1 gói bột làm bánh Trung thu nướng 300 ml nước đường làm bánh nướng 50ml dầu dừa hoặc dầu ăn 1 quả trứng gà ½ thìa rượu mai quế lộ hoặc ngũ vị hương Phần nhân bánh 250 gram đậu xanh 100 gram đường 15 gram bột làm bánh dẻo 50 ml nước cốt dừa Cách làm bánh Trung thu nướng bằng nồi cơm điện Bước 1: Trộn vỏ bánh Hòa nước đường làm bánh nướng, lòng đỏ trứng gà, dầu ăn, rượu mai quế lộ trong một chiếc bát to. Rây từ từ bột làm bánh nướng vào hỗn hợp này. Nhào bột thật kỹ cho đến khi được một khối bột quyện đều với nhau, mịn và không dính tay. Bọc khối bột bằng màng bọc thực phẩm cho bột không bị khô rồi để bột nghỉ 30 phút. Trong thời gian này, ta sẽ đi làm nhân bánh. Bước 2: Làm nhân bánh Ngâm đậu xanh trong nước từ 2 – 3 tiếng để đậu xanh mềm. Nếu đậu chưa đãi vỏ thì các bạn đãi thật sạch vỏ để nhân bánh có màu vàng đẹp mắt. Cho đậu xanh vào nồi, đổ nước ngập đậu, thả vào 1 chút muối rồi đun cho đến khi nước cạn, đậu xanh chín nhừ. Nhân lúc đậu xanh còn nóng, nhanh tay nghiền thật nhuyễn. Hoặc bạn có thể cho đậu xanh vào máy xay sinh tố để xay cho đỡ mất thời gian. Trộn đậu xanh với đường, nước cốt dừa, bột làm bánh dẻo và dầu ăn rồi cho lên bếp sên với lửa nhỏ. Sên cho đến khi hơi nước bay đi hết và tạo thành một khối nhân quánh, dẻo, mịn, ngấm dầu ăn. Bước 3: Nặn bánh Chia nhân bánh và bột vỏ thành các viên tròn bằng nhau sao cho phần nhân bánh có trọng lượng bằng ½ phần vỏ bánh. Ấn dẹt phần vỏ bánh và đặt nhân đậu xanh vào giữa, sau đó nhẹ nhàng gói kín lại để nhân bánh không bị hở. Rắc một ít bột vào khuôn rồi cho bánh vào để tạo hình, gõ nhẹ để bánh rời ra và đem bánh đi nướng. Bước 4: Nướng bánh Trước khi nướng, bạn quyết một lớp hỗn hợp dầu ăn, lòng đỏ trứng gà, nước tro tàu lên mặt bánh để khi chín bánh sẽ có màu đẹp. Nếu nồi cơm điện nhà bạn có chức năng nướng thì bạn có thể cho vào nướng như bình thường. Nếu không thì trước khi nướng 15 phút, bạn bật nút cook của nồi cơm cho nồi thật nóng. Quyết một ít dầu ăn xung quanh nồi hoặc lót một lớp giấy bạc vào nồi cơm để bánh không bị dính. Cho bánh vào nồi rồi bật nút cook. Khi đạt đủ thời gian, nồi cơm sẽ tự nhảy sang nút warm, bạn chờ 15 phút rồi lại ấn nút cook. Cứ làm như vậy từ 2 – 3 lần cho đến khi bánh chín vàng đều. Chú ý trong khi nướng phải thường xuyên lật mặt bánh vì độ nóng của nồi cơm không đều, sẽ làm cho chiếc bánh của bạn có chỗ cháy nhưng có chỗ lại chưa vàng. Lấy bánh ra để nguội và thưởng thức. Chúc các bạn thành công! #tapmonan
Read more