Chăm sóc răng miệng cho bầu: Kem đánh răng có ảnh hưởng đến thai không?
Việc chăm sóc răng miệng khi mang thai cần được các mẹ lưu tâm, vì có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thai kỳ đấy. Khi mang thai thì mẹ bầu cần chú ý giữ gìn sức khỏe của mình. Không chỉ chuyện dinh dưỡng mà những vấn đề thoạt nhìn, mẹ không để ý như chuyện 𝐜𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠 chẳng hạn. Chủ đề này sẽ giúp mẹ hiểu hơn về vai trò chăm sóc răng miệng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi nhé. 𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ 𝐯𝐚̂́𝐧 đ𝐞̂̀ 𝐬𝐮̛́𝐜 𝐤𝐡𝐨̉𝐞 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐠𝐚̣̆𝐩 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚𝐢 𝐤𝐲̀ Đi khám sức khỏe trong thời gian mang thai thì các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra qua tình trạng sức khỏe răng miệng của mẹ. Đồng thời, sự thay đổi của cơ thể, lối ăn uống… cũng sẽ góp phần không nhỏ ảnh hưởng tới răng miệng. Một số vấn đề răng miệng mà mẹ thường gặp trong thời gian này như: 𝐕𝐢𝐞̂𝐦 𝐥𝐨̛̣𝐢 Có thể là kết quả của sự thay đổi nội tiết làm tăng đáp ứng quá mức của mô lợi với vi khuẩn. Một số nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ của viêm nha chu và sinh non, trẻ thiếu cân, tiền sản giật. 𝐒𝐚̂𝐮 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 Có thể xảy ra do sự thay đổi của chế độ ăn uống ví dụ như tăng ăn vặt, tăng acid trong miệng do nôn, khô miệng hoặc vệ sinh răng miệng kém do buồn nôn và nôn. 𝐔 𝐥𝐨̛̣𝐢 Tổn thương tăng sinh ở mô lợi, có thể phát triển do thay đổi nội tiết tốt trong thời gian mang thai. 𝐌𝐨̀𝐧 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 Có thể xuất phát từ nôn nhiều do ốm nghén. Bà bầu được khuyên nên tránh đánh răng ngay sau khi nôn. Thay vào đó, nên lựa chọn súc miệng bằng dung dịch pha loãng 1 cốc nước với 1 thìa cà phê baking soda để trung hoà acid. 𝐃𝐮̀𝐧𝐠 𝐤𝐞𝐦 đ𝐚́𝐧𝐡 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐚̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚𝐢 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠? Nhiều mẹ bầu cũng khá nhạy cảm với các sản phẩm thường dùng, kể cả kem đánh răng. Việc dùng và thói quen đánh kem đánh răng liệu có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của thai nhi hay không? Thực ra thì chưa có một thông tin hay nghiên cứu nào chứng minh cụ thể ảnh hưởng của kem đánh răng đối với thai nhi. Chỉ có điều là mẹ mang thai, cơ thể nhạy cảm về mùi vị nhiều hơn bình thường, nên mẹ sẽ thay đổi và thận trọng hơn trong việc lựa chọn kem đánh răng. Mẹ sẽ tránh được việc sợ mùi, sợ đánh răng, từ đó sẽ ngăn ngừa được các vấn đề như viêm lợi, tụt nướu, sâu răng… trong thai kỳ. Cũng khuyến khích các mẹ bầu nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn và lành tính, lại có tác dụng 𝐜𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠 cho bà bầu tốt hơn. Ngoài ra thì cũng khuyên mẹ hạn chế đánh răng ngay sau khi nôn mửa, vì các thành phần trong kem đánh răng có thể khiến men răng bị suy yếu. Một số mẹ cũng sẽ thắc mắc ngoài kem đánh răng, thì liệu mẹ có được dùng nước súc miệng để chăm sóc răng miệng hay không. Thực tế thì mẹ vẫn có thể dùng. Nhưng lưu ý các loại nước súc miệng này không chứa florua và cồn. 𝐋𝐮̛𝐮 𝐲́ 𝐜𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚𝐢 𝐤𝐲̀ Nhiều mẹ thì thường chỉ chú ý tới vấn đề chăm sóc dinh dưỡng thai kỳ, hoặc vì quá mệt mỏi trong cơn ốm nghén… mà lơ là đi việc chăm sóc răng miệng. Nhưng mẹ cần ý thức là sức khỏe răng miệng đi liền với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế mà mẹ cần thực hiện đầy đủ các quy trìn chăm sóc sức khỏe răng miệng nhé. 𝐂𝐮̣ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐦𝐞̣ 𝐜𝐚̂̀𝐧: ✅Lau sạch răng và súc miệng lại bằng nước sạch sau khi nôn vì ốm nghén. ✅Thiết kế chế độ ăn phù hợp, bổ sung canxi cho cơ thể. ✅Hạn chế các thức ăn, nước uống chứa nhiều đường. ✅Không tự ý sử dụng các thuốc về răng miệng trong thời gian mang thai. ✅Chải răng 2 lần mỗi ngày (sáng và tối). ✅Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước 1 lần/ngày. ✅Súc miệng sạch sau khi ăn. ✅Thăm khám nha khoa định kỳ 2-3 tháng/lần. ✅Nếu như có vấn đề về sức khỏe răng miệng và cần điều trị nha khoa, thì tốt nhất mẹ nên thực hiện trong 3 tháng giữa thai kỳ và phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ. ✅Chú ý bổ sung thêm các thực phẩm chứa canxi và phốt pho 👉👉Ngoài các khâu chăm sóc răng miệng đúng cách kể trên thì bà bầu đừng quên bổ sung cho mình các thực phẩm chứa canxi, phốt pho để tăng cường sức khỏe cho răng nhé. Một số thực phẩm chứa canxi phổ biến có thể kể tới như cải bẹ, rong biển, bông cải xanh, cải xoăn, cá, tôm, các loại hải sản khác… Còn các thực phẩm chứa phốt pho cũng có trong một số thực phẩm quen thuộc như thịt gà, thịt lợn, sữa, hạt hướng dương, hạt bí ngô, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt… Trên đây là một số lưu ý về vấn đề 𝐜𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠 cho các mẹ trong thời gian thai kỳ. Nếu như có bất kỳ vấn đề nào về răng miệng, mẹ hãy nhờ bác sĩ của mình tư vấn và tìm cách khắc phục. Đừng chủ quan và cũng đừng tùy ý sử dụng bất kỳ phương pháp hay loại thuốc nào nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ nhé. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông! #drtranphamhongnhung #webtretho_beyeuambassador