Bác sĩ Trần Phạm Hồng Nhung profile icon
BronzeBronze

Bác sĩ Trần Phạm Hồng Nhung, VietNam

About Bác sĩ Trần Phạm Hồng Nhung

Thạc sĩ - Bác sĩ Nha khoa

My Orders
Posts(22)
Replies(1)
Articles(0)

Buổi trò chuyện chủ đề: "Các vấn đề xung quanh việc tẩy trắng răng"

🎥 𝑩𝒖𝒐̂̉𝒊 𝒕𝒓𝒐̀ 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒄𝒉𝒖̉ đ𝒆̂̀ 🎥: "𝑪𝒂́𝒄 𝒗𝒂̂́𝒏 đ𝒆̂̀ 𝒙𝒖𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒏𝒉 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄 𝒕𝒂̂̉𝒚 𝒕𝒓𝒂̆́𝒏𝒈 𝒓𝒂̆𝒏𝒈" 🦷Bản chất của phương pháp tẩy trắng răng là dùng các chất oxy hóa và năng lượng ánh sáng để tạo ra phản ứng oxy hóa làm cắt đứt các chuỗi phân tử màu trong ngà răng, làm răng trắng sáng hơn tình trạng ban đầu. 🦷Tẩy trắng răng ra đời đã giải quyết được nhu cầu của rất nhiều người, mong muốn cải thiện hàm răng ố màu để tăng tính thẩm mỹ và tự tin hơn trong giao tiếp. Hầu hết mọi người đều có thể tẩy trắng răng, tuy nhiên tẩy trắng răng có tốt không, có cho hiệu quả cao không thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 🦷Trong đó quan trọng nhất là xác định được tình trạng ố màu của hàm răng nguyên nhân do đâu, mức độ có nghiêm trọng không và tiếp theo là lựa chọn được phương pháp tẩy trắng răng phù hợp với tình trạng của răng. 🦷Trong buổi trò chuyện mang tên "CÁC VẤN ĐỀ XUNG QUANH VIỆC TẨY TRẮNG RĂNG", Thạc sĩ - Bác sĩ Nha khoa Trần Phạm Hồng Nhung cùng MC. Thanh Nguyên sẽ chia sẻ và giải đáp thắc mắc của các mẹ liên quan đến vấn đề này. -------------------- 𝑩𝒖𝒐̂̉𝒊 𝒕𝒓𝒐̀ 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒔𝒆̃ đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒕 𝒔𝒐́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀𝒐 𝒍𝒖́𝒄 𝟭𝟯𝒉𝟯𝟬', 𝒕𝒉𝒖̛́ 𝟱 𝒏𝒈𝒂̀𝒚 𝟮𝟱/𝟬𝟱/𝟮𝟬𝟮𝟯. 𝒕𝒂̣𝒊 👇👇👇 📍𝑭𝒂𝒏𝒑𝒂𝒈𝒆 𝑩𝒂́𝒄 𝒔𝒊̃ 𝑻𝒓𝒂̂̀𝒏 𝑷𝒉𝒂̣𝒎 𝑯𝒐̂̀𝒏𝒈 𝑵𝒉𝒖𝒏𝒈 📍𝑲𝒆̂𝒏𝒉 𝒀𝒐𝒖𝒕𝒖𝒃𝒆 𝑩𝒂́𝒄 𝒔𝒊̃ 𝑻𝒓𝒂̂̀𝒏 𝑷𝒉𝒂̣𝒎 𝑯𝒐̂̀𝒏𝒈 𝑵𝒉𝒖𝒏𝒈 📍𝑭𝒂𝒏𝒑𝒂𝒈𝒆 𝑾𝒆𝒃𝒕𝒓𝒆𝒕𝒉𝒐 & 𝑭𝒂𝒏𝒑𝒂𝒈𝒆 𝑩𝒆́ 𝒀𝒆̂𝒖 🥰HÃY CÙNG CHỜ ĐÓN NHÉ 🥰 #drtranphamhongnhung #webtretho_beyeuambassador

Read more
Buổi trò chuyện chủ đề: "Các vấn đề xung quanh việc tẩy trắng răng"
 profile icon
Write a reply

Đi thăm khám nha khoa trong thai kỳ có an toàn hay không?

Câu hỏi: “Đi thăm khám nha khoa khi đang mang thai có an toàn hay không?” là một câu hỏi phổ biến ở các mẹ bầu. Việc làm sạch răng và khám răng định kỳ trong thời gian mang thai không chỉ an toàn mà còn được khuyến khích. Do sự thay đổi hormone khiến nướu sưng lên và các vấn đề về răng miệng khác mẹ bầu dễ gặp phải nên việc vệ sinh răng định kỳ và thăm khám nha khoa là điều cần thiết để tránh nhiễm trùng răng miệng. 𝐓𝐚̣𝐢 𝐬𝐚𝐨 𝐜𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠, 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐧𝐡𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐤𝐡𝐢 𝐦𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚𝐢 𝐥𝐚̣𝐢 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐫𝐨̣𝐧𝐠? Thay đổi nội tiết tố và một số loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu và khô miệng. Vì vậy, các mẹ bầu nên chải răng và sử dụng chỉ nha khoa ít nhất hai lần mỗi ngày trong thời kỳ mang thai để ngăn ngừa sâu răng và giảm nguy cơ gặp các vấn đề về nướu răng. Ngoài ra, tình trạng nôn mửa, ốm nghén nặng có thể gây ra axit ăn mòn răng. Một số trường hợp hiếm gặp, hormone thai kỳ có thể gây ra một vài vấn đề về răng miệng, tuy không gây nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu cho mẹ bầu. Cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe răng miệng là thăm 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐧𝐡𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 trước khi có thai để kiểm tra và vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, thai phụ cũng nên điều trị bệnh nha chu trước khi mang thai. Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐧𝐡𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐚𝐧 𝐭𝐨𝐚̀𝐧 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐨̛̉ 𝐭𝐚𝐦 𝐜𝐚́ 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐭 𝐭𝐡𝐮̛́ 𝐡𝐚𝐢 Đi 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐧𝐡𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 là việc làm cần thiết đối với mẹ bầu trong mỗi giai đoạn của thai kỳ. Trong đó, tam cá nguyệt thứ hai là khoảng thời gian lý tưởng nhất để thực hiện các công việc nha khoa chẳng hạn như trám răng sâu, bọc răng,... Nếu có thể, hãy hoãn lại các thủ thuật thẩm mỹ với liệu trình phức tạp như phục hình răng, phẫu thuật răng và tẩy trắng răng cho đến sau khi sinh bé để đảm bảo sự phát triển của thai nhi không gặp bất kỳ rủi ro nào, ngay cả khi rủi ro rất nhỏ. Đặc biệt, một lời khuyên dành cho các mẹ bầu đó là hãy lên lịch làm sạch răng trong tam cá nguyệt thứ hai. Vì hormone thai kỳ, tăng lưu lượng máu và kích ứng do ốm nghén là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nướu khi mang thai. Trong một số trường hợp, tình trạng viêm và nhiễm trùng có thể lan rộng và có nhiều rủi ro. Phần lớn các nha sĩ đều đồng ý rằng việc làm sạch răng trong thời kỳ mang thai là một biện pháp phòng ngừa tốt chống lại bệnh viêm nướu khi mang thai và các rủi ro liên quan. 𝐇𝐨𝐚̃𝐧 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐜𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐚𝐦 𝐜𝐚́ 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐭 đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐢𝐞̂𝐧 Trong tam cá nguyệt đầu tiên (ba tháng đầu của thai kỳ) là thời gian hầu hết hệ thống các cơ quan nội tạng của thai nhi đang phát triển và thai nhi rất nhạy cảm với những ảnh hưởng từ môi trường. Nếu đến gặp nha sĩ trong 13 tuần mang thai đầu tiên này, hãy nói với nha sĩ rằng bạn đang mang thai và chỉ khám tổng quát và làm sạch răng định kỳ. Nếu có thể, hãy hoãn bất kỳ công việc nha khoa lớn nào cho đến sau tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn gặp trường hợp khẩn cấp về nha khoa, đừng chờ đợi! Nhiễm trùng trong miệng có thể gây hại cho mẹ bầu và thai nhi. Hãy đến gặp nha sĩ của bạn ngay lập tức và đảm bảo rằng tất cả các chuyên gia nha khoa khám cho bạn đều biết bạn đang mang thai để có thể cung cấp một lộ trình tốt hơn và đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho việc chăm sóc răng miệng trong khoảng thời gian này. Trong nửa sau tam cá nguyệt thứ ba, thai phụ có thể phải đối mặt với nguy cơ sinh non vì tử cung rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài. Ngoài ra, khi gần cuối thai kỳ, thai phụ có thể cảm thấy không thoải mái khi phải ngồi trên ghế của nha sĩ. Ngoài ra, sau khoảng 20 tuần mang thai, các mẹ bầu không nên nằm ngửa trong một khoảng thời gian dài. Nằm ngửa có thể gây áp lực lên các mạch máu lớn và gây ra những thay đổi trong việc lưu thông máu như hạ huyết áp, giảm áp suất oxy động mạch,... Vị trí lý tưởng của bệnh nhân mang thai trên ghế nha khoa là tư thế nằm nghiêng bên trái với mông và hông phải nâng cao 15 độ. Bên cạnh đó, các mẹ bầu có thể duy trì sự lưu thông máu bằng cách không bắt chéo chân khi ngồi trên ghế nha sĩ. 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐞̂́𝐭 Mang thai là một giai đoạn đặc biệt với nhiều thay đổi về mặt sinh lý để tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của một mầm sống mới. Mọi thai phụ được khuyến khích đi 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐧𝐡𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 định kỳ 6 tháng/lần và tuân thủ theo các thói quen chăm sóc răng miệng trong thời gian này để đảm bảo cho sức khỏe răng miệng của cả mẹ và thai nhi. Bí quyết để có sức khỏe răng miệng tốt là đánh răng 2 lần/ngày bằng kem đánh răng có chất florua kết hợp sử dụng chỉ nha khoa. Các mẹ bầu cũng có thể sử dụng nước súc miệng có chất florua không chứa cồn. Một điều quan trọng không kém đó là chọn lựa nơi thăm khám uy tín cùng đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm các mẹ nhé! #drtranphamhongnhung #webtretho_beyeuambassador

Read more
VIP Member
 profile icon
Write a reply

Buổi trò chuyện chủ đề: "Phụ nữ mang thai và các vấn đề về niềng răng"

𝗕𝘂𝗼̂̉𝗶 𝘁𝗿𝗼̀ 𝗰𝗵𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻 𝘀𝗲̃ đ𝘂̛𝗼̛̣𝗰 𝗽𝗵𝗮́𝘁 𝘀𝗼́𝗻𝗴 𝘁𝗮̣𝗶 𝗙𝗮𝗻𝗽𝗮𝗴𝗲 𝗕𝗮́𝗰 𝘀𝗶̃ 𝗧𝗿𝗮̂̀𝗻 𝗣𝗵𝗮̣𝗺 𝗛𝗼̂̀𝗻𝗴 𝗡𝗵𝘂𝗻𝗴, 𝗞𝗲̂𝗻𝗵 𝗬𝗼𝘂𝘁𝘂𝗯𝗲 𝗕𝗮́𝗰 𝘀𝗶̃ 𝗧𝗿𝗮̂̀𝗻 𝗣𝗵𝗮̣𝗺 𝗛𝗼̂̀𝗻𝗴 𝗡𝗵𝘂𝗻𝗴, 𝗙𝗮𝗻𝗽𝗮𝗴𝗲 𝗪𝗲𝗯𝘁𝗿𝗲𝘁𝗵𝗼 & 𝗙𝗮𝗻𝗽𝗮𝗴𝗲 𝗕𝗲́ 𝗬𝗲̂𝘂 𝘃𝗮̀𝗼 𝗹𝘂́𝗰 𝟭𝟯𝗵𝟯𝟬', 𝘁𝗵𝘂̛́ 𝟱 𝗻𝗴𝗮̀𝘆 𝟭𝟭/𝟬𝟱/𝟮𝟬𝟮𝟯. 𝗠𝗼̛̀𝗶 𝗰𝗮́𝗰 𝗯𝗮̣𝗻 𝗰𝘂̀𝗻𝗴 đ𝗼́𝗻 𝘅𝗲𝗺! 👩‍⚕️Niềng răng hay còn gọi là chỉnh nha chính là một thuật ngữ thường được sử dụng rộng rãi trong nha khoa; giúp dịch chuyển răng bằng cách dùng những khí cụ nha khoa có tính chất chuyên dụng, mang lại cho bạn một hàm răng cân đối và đều đặn. 👩‍⚕️Thông thường, quá trình niềng răng của một người có thể kéo dài trong 1-3 năm, thậm chí là lâu hơn, tùy theo cơ địa, mức độ lệch lạc của răng và kế hoạch chỉnh nha mà bạn và bác sĩ đã lựa chọn. 👩‍⚕️Mục đích của điều trị chỉnh nha là tạo ra khớp cắn khỏe mạnh — răng thẳng khớp với các răng đối diện ở hàm đối diện. Khớp cắn tốt giúp bạn cắn, nhai và nói dễ dàng hơn. 👩‍⚕️Đối với phụ nữ mang thai việc niềng răng hoàn toàn có thể được thực hiện nếu mẹ bầu có thể duy trì một chế độ ăn uống cân bằng cho sức khoẻ của răng. Tuy nhiên để thực hiện niềng răng trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần phải lưu ý rất nhiều vấn đề để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình và của em bé trong bụng. ------------------------ Trong buổi trò chuyện mang tên "PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ NIỀNG RĂNG", Thạc sĩ - Bác sĩ Nha khoa Trần Phạm Hồng Nhung cùng MC. Mai Anh sẽ chia sẻ và giải đáp thắc mắc của các mẹ liên quan đến vấn đề này. Buổi trò chuyện sẽ được phát sóng tại Fanpage Bác sĩ Trần Phạm Hồng Nhung, Kênh Youtube Bác sĩ Trần Phạm Hồng Nhung, Fanpage Webtretho & Fanpage Bé Yêu vào lúc 13h30', thứ 5 ngày 11/05/2023. Mời các bạn cùng đón xem! #drtranphamhongnhung #webtretho_beyeuambassador

Read more
Buổi trò chuyện chủ đề: "Phụ nữ mang thai và các vấn đề về niềng răng"
VIP Member
 profile icon
Write a reply

Bà bầu cảnh giác các bệnh răng miệng thường gặp trong thai kỳ

Mang thai có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng ở một số phụ nữ, bao gồm các bệnh phổ biến như viêm nướu thai kỳ, men răng bị ăn mòn, khô miệng, tiết quá nhiều nước bọt, viêm lợi, sâu răng, u lợi, mòn răng, bệnh nha chu, u nướu thai nghén,... Vậy làm thế nào để ngăn ngừa bệnh răng miệng kể trên cho mẹ bầu? Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa cũng như cải thiện sức khỏe răng miệng trong thời kỳ mang thai là đánh răng hai lần một ngày với kem đánh răng có florua và đến gặp nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần. 1️⃣ 𝐍𝐡𝐚̣𝐲 𝐜𝐚̉𝐦 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 Mặc dù không phải tất cả phụ nữ bị răng ê buốt khi mang thai nhưng tình trạng này cũng không hiếm gặp do các yếu tố thường thấy gây ra. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧:Các hormon khi mang thai làm giãn các cơ vòng của thực quản dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản; kết hợp với hiện tượng nôn mửa do ốm nghén làm cho răng phải tiếp xúc thường xuyên với acid, làm xói mòn men răng, tăng nhạy cảm ngà răng. 𝐓𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠: Ê buốt răng, đặc biệt khi uống nước lạnh, ăn thực phẩm chua và khi đánh răng. Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣: Sử dụng kem đánh răng chống ê buốt (sensodine, lacalut,...) và các loại nước súc miệng có chứa fluoride. Cố gắng hạn chế các tác nhân kích thích (chua, ngọt, nóng, lạnh,...). Bước quan trọng nhất cần thực hiện khi bị ê buốt răng là đảm bảo thực hiện tất cả các biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng phù hợp. 2️⃣ 𝐂𝐚́𝐜 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐠𝐚̣̆𝐩 𝐨̛̉ 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮: 𝐒𝐚̂𝐮 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 Có thể nói, sâu răng là một trong 𝐜𝐚́𝐜 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠 dễ gặp nhất và đem lại cho mẹ bầu nhiều bận tâm trong thời kỳ mang thai. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧: Chế độ ăn trong thai kì có nhiều thay đổi do các mẹ bầu có xu hướng thay đổi hành vi ăn uống như thèm ăn vặt, thèm đồ ăn có đường,...; tình trạng tăng acid trong khoang miệng do trào ngược dạ dày, thực quản và nôn mửa do ốm nghén sẽ làm cho răng thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường acid; nồng độ calci trong máu của mẹ không đáp ứng đủ cho thai nhi làm giảm sự chắc khỏe của răng, dễ gây sâu răng; mắc các sai lầm trong chế độ chăm sóc răng miệng hằng ngày. Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣: Trám răng sâu, sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng chứa fluoride. Mẹ cũng đừng quên phải thường xuyên đi kiểm tra răng miệng 6 tháng/ lần hoặc khi có chỉ định của bác sĩ nhé. 3️⃣ 𝐏𝐡𝐢̀ đ𝐚̣𝐢 𝐥𝐨̛̣𝐢 𝐭𝐡𝐚𝐢 𝐧𝐠𝐡𝐞́𝐧 - 𝐔 𝐥𝐨̛̣𝐢 𝐭𝐡𝐚𝐢 𝐧𝐠𝐡𝐞́𝐧 (𝐄𝐩𝐮𝐥𝐢𝐬) Thông thường, tình trạng phì đại lợi thai nghém sẽ xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, thậm chí đôi khi xuất hiện lần đầu tiên vào tháng cuối cùng của thai kỳ mang lại nhiều lo lắng cho các mẹ bầu. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧: Đây là một tổ chức hạt tăng sinh ở lợi, do nồng độ progesteron và estrogen tăng trong máu, làm thay đổi tính thấm thành mạch, dẫn đến phù nề lợi và tăng đáp ứng với vi khuẩn mảng bám. Viêm lợi phì đại trong thai kỳ là sự nặng lên của viêm lợi có từ trước, nếu không có mảng bám thì không có phì đại lợi thai nghén. 𝐓𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠: Khối lợi phì đại đỏ rực, mềm, dễ chảy máu. Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣: Lấy sạch cao răng, đánh răng thường xuyên để loại bỏ mảng bám, súc miệng hoặc chấm tại chỗ bằng chlohexidine, cắt bỏ phần lợi phì đại. 4️⃣ 𝐂𝐚́𝐜 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐠𝐚̣̆𝐩: 𝐕𝐢𝐞̂𝐦 𝐥𝐨̛̣𝐢 Nếu có vấn đề về nướu khi mang thai, điều quan trọng là mẹ bầu phải đến nha sĩ kiểm tra trước khi sinh. Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng ở Việt Nam cho thấy có trên 90% người bị viêm lợi. Hầu hết các loại vấn đề về nướu do hormone thai kỳ gây ra sẽ tự khỏi sau khi sinh, tuy nhiên một số ít phụ nữ có thể phát triển bệnh nướu ở mức độ sâu hơn và cần được điều trị sau khi mang thai. Viêm lợi nếu không được điều trị sẽ thành bệnh mãn tính, thậm chí chuyển biến thành viêm nha chu. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧: do thay đổi nội tiết tố đột ngột trong máu sẽ dẫn đến tăng tính thấm mạch máu của lợi, làm tăng phản ứng của lợi đối với mảng bám. 𝐓𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠: Lợi sẽ bị sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng. Viêm lợi tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm quanh răng, mất răng. Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣: Làm sạch bề mặt răng và loại bỏ các mảng bám, vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày, hạn chế ăn đồ ngọt vào buổi tối, súc miệng sạch sẽ sau khi ăn,... 5️⃣ 𝐕𝐢𝐞̂𝐦 𝐪𝐮𝐚𝐧𝐡 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 (𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐚 𝐜𝐡𝐮) Viêm quanh răng là một trong 𝐜𝐚́𝐜 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠 có tỷ lệ người mắc rất cao. Có thể xem tình trạng viêm nha chu là giai đoạn nặng hơn của viêm lợi. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧: do các mảng bám và cao răng chứa nhiều vi khuẩn gây tổn thương lợi và quanh răng. Ngoài ra, yếu tố như răng mọc lệch cũng góp phần làm cho tình trạng viêm tiến triển nặng thêm. Bệnh cũng có thể do yếu tố bên trong như suy dinh dưỡng, thiếu vitamin C, thay đổi nội tiết ở tuổi dậy thì, sức đề kháng yếu,… 𝐓𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠: Bệnh viêm quanh răng gây tổn thương lợi, các dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương răng, có thể gây đau, hôi miệng, chảy máu khi đánh răng, nướu đỏ, sưng, răng bị lung lay khi nhai. Ngoài ra, bệnh còn gây một số biến chứng như đau vùng thái dương, gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc ăn uống, dễ dẫn đến đau dạ dày. Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣: Hiện nay vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu nào trị bệnh viêm quanh răng. Vì vậy, duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ăn uống hợp lý và tái khám định kỳ là cách tốt nhất để bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh và đưa ra các phương pháp xử lý kịp thời. 6️⃣ 𝐂𝐚́𝐜 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐠𝐚̣̆𝐩: 𝐇𝐨̂𝐢 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠 Cơ thể của các mẹ bầu đang trải qua những thay đổi to lớn khi mang thai. Trong đó, tình trạng hơi thở có mùi là một trong số những nhược điểm tạm thời xảy ra gây khó chịu trong thai kỳ cho mẹ bầu. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧: Nội tiết tố thay đổi có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như khô miệng, ốm nghén khiến vi khuẩn nhiều hơn trên lưỡi và trong miệng, gây ra hơi thở có mùi. Các nguyên nhân khác phải kể đến như thiếu canxi, mất nước, thay đổi lối sống, tiêu hóa kém, thực phẩm có chứa thành phần có mùi nồng, bệnh lý,... 𝐓𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠: Nướu đỏ, sưng và chảy máu, khô miệng hoặc giảm lượng nước bọt, bị tưa lưỡi, có vị kim loại hoặc vị đắng trong miệng Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣: Đánh răng hai lần/ngày đi kèm với sử dụng chỉ nha khoa; làm sạch lưỡi và răng miệng bằng cách dùng nước muối ấm hoặc nước súc miệng không chứa cồn. Về chế độ ăn uống, các mẹ bầu lưu ý tránh ăn các thực phẩm có mùi nồng hoặc đánh răng ngay sau khi ăn các món này, ăn thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, sử dụng thực phẩm chức năng bổ canxi giúp duy trì lượng canxi trong máu tối ưu (Lưu ý nên sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng) 💕𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐞̂́𝐭💕 Dù cho có một số sự thay đổi về tình trạng răng miệng rất phổ biến ở các mẹ bầu và sẽ tự khỏi sau thai kỳ nhưng cũng đừng xem nhẹ các triệu chứng đang gặp phải. Việc duy trì thói quen nha khoa thường xuyên hơn và có chế độ dinh dưỡng phù hợp là một cách giúp cải thiện vấn đề răng miệng, ngừa 𝐜𝐚́𝐜 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠 hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu nên gặp nha sĩ để làm sạch răng và kiểm tra răng miệng thường xuyên sáu tháng một lần nhé! #drtranphamhongnhung #webtretho_beyeuambassador

Read more
TapFluencer
 profile icon
Write a reply