Các mũi tiêm phòng cho bé mà mẹ cần nhớ

Các mũi tiêm phòng cho bé cần được thực hiện đúng lịch để có thể bảo vệ bé một cách tốt nhất, giúp bé khỏe mạnh để phát triển. Do vậy mẹ cần nắm vững lịch tiêm phòng và các mũi tiêm của bé nha. Phân loại các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng Đối với trẻ mới sinh: Đối với trẻ mới sinh, bé cần được tiêm phòng 2 mũi phòng bệnh lao và viêm gan B càng sớm càng tốt. Với mũi 1 cho viêm gan B, mẹ cần đảm bảo trẻ được tiêm trễ nhất là 24 giờ sau sinh. Và mũi phòng bệnh lao phải được tiêm trước khi trẻ bước sang tháng tuổi thứ 2; Trẻ 2 tháng tuổi: Ngoài mũi tiêm viêm gan B, trẻ cũng nên được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và các bệnh do vi khuẩn Hib gây ra. Mẹ có thể chọn số lần tiêm với liều lượng phù hợp với sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ tư vấn kỹ hơn cho mẹ về việc này; Trẻ 3 tháng tuổi: Ở tháng này, nhà mình cần tiếp tục đưa trẻ đi tiêm phòng các mũi tiếp theo của những loại vắc xin đã tiêm. Đồng thời, mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ vắc xin phòng tiêu chảy Rota; Trẻ 4 tháng tuổi: Trẻ cần được tiêm và cho uống vắc xin các liều tiếp theo của bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib – bại liệt. Trong quá trình trước và sau tiêm các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng, gia đình nên thường xuyên theo dõi bé và kịp thời báo ngay cho bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường; Các mũi tiêm phòng cho trẻ 9 – 12 tháng tuổi: Song song với các mũi tiêm phòng cho bé trước đó, cha mẹ nên đưa con đi tiêm thêm vắc xin sởi Rubella cho bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ cho việc chỉ định tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản không; Các mũi tiêm phòng cho trẻ 15 – 24 tháng tuổi: Trong giai đoạn phát triển này, mẹ nên kết hợp tiêm phòng vắc xin phối hợp MMR, viêm gan A, thương hàn. Mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm chủng lại các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng dựa vào thời gian đã được chỉ định, chẳng hạn như vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt nên được tiêm nhắc lại khi trẻ được 4 – 6 tuổi, 10 – 11 tuổi. Vắc xin viêm màng não cần được tiêm 3 năm/ lần hoặc theo chỉ định khi có dịch…. Một số lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm chủng Đối với các mẹ lần đầu đưa con đi tiêm chủng, bạn hãy nhớ những lưu ý sau và thực hiện đầy đủ cho bé mỗi khi đi nhé: Trước khi đi tiêm, hãy cho bé mặc đồ rộng rãi, thoáng mát. Mẹ cũng nên tắm rửa sạch sẽ cho bé trước, nhằm đề phòng trường hợp vết tiêm bị nhiễm khuẩn; Luôn luôn nhớ mang theo sổ tiêm chủng để xuất trình cho bác sĩ khi cần thiết. Đặc biệt, khi bác sĩ xem khám thì mẹ phải báo cáo ngay các tiền sử dị ứng của trẻ. Sau khi tiêm thì cha mẹ nên nán lại tại bệnh viện theo dõi trong vòng 30 phút trước khi về nhà; Nếu trẻ bị sốt dưới 38-38,5 độ C là điều bình thường, không cần phải quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ nên lập tức dùng nước ấm hoặc dùng thuốc để hạ sốt cho trẻ. Nếu nhiệt độ vượt quá 39 độ C thì nên đưa trẻ trở lại bệnh viện trong thời gian sớm nhất để được theo dõi và xử lý kịp thời. Mong rằng, thông qua bài viết các bậc phụ huynh đã có được cái nhìn tổng quan, nắm rõ hơn về việc tiêm chủng cho trẻ. Dẫn con đi tiêm theo định kỳ, và ghi nhớ những mũi tiêm quan trọng là điều vô cùng cần thiết trong những năm đầu đời của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì bất kỳ yếu tố nào trong các giai đoạn này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, thông minh, ‘trộm vía’ ăn mau chóng lớn nhé! Xem thêm: - Bà bầu uống nước lá tía tô có sao không: http://bitly.ws/A4aF - Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng: http://bitly.ws/A4aM

Các mũi tiêm phòng cho bé mà mẹ cần nhớ
12 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

cảm ơn mom đã chia sẻ

VIP Member

Thông tin hữu ích ạ

Thông tin hữu ích ạ

thông tin hữu ích

VIP Member

Thông tin hữu ích

TapFluencer

thông tin hữu ích

VIP Member

Hữu ích

hữu ích

TapFluencer

hữu ích

VIP Member

Hữu ích