Cách để giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2 hiệu quả
Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, con đã qua rồi cái thời kỳ sơ sinh, con đã bắt đầu đến tuổi thể hiện cái tôi, và muốn chứng tỏ bản thân. Vì thế rất nhiều cha mẹ đã rơi vào tình trạng khủng hoảng tuổi lên 2 của con, nhưng nói chính xác hơn, không phải con đang bị khủng hoảng, con chỉ đang thay đổi để lớn dần lên và chính ba mẹ đang khủng hoảng vì không biết hoặc không hiểu những tâm sinh lý bình thường mà mọi đứa trẻ đều phải trải qua. Đây chính là bước quan trọng được coi là dấu mốc trong quá trình phát triển của trẻ vì chính lúc này chính là giai đoạn con nhận thức được rằng con là một cá thể độc lập, con đã hiểu những lời người lớn nói và có những bé đã biết nói, biết thể hiện nhu cầu của mình. Mẹ nên hiểu tâm lý con trẻ để chăm sóc con cho phù hợp. Sau đây Bé Yêu xin gợi ý cách mẹ một số thay đổi tâm lý khi trẻ lên 2 Con sẽ có những lúc cáu giận Khi con bước vào giai đoạn 2 tuổi, con sẽ có những thay đổi nhất định, tâm lý con phát triển mạnh mẽ hơn nhưng con cũng rất dễ xúc động. Vì khi đó, tốc độ phát triển phát triển não, suy nghĩ của con nhanh hơn khả năng nói, nên con chưa thể bộc lộ được hết cảm xúc của mình thông qua lời nói, chưa thể diễn tả thành lời được các việc con đang suy nghĩ trong đầu. Vì thế nên con sẽ có những lúc cáu giận, người lớn hay gọi con “ăn vạ”, đừng vội gắn nhãn cho con mà thay vào đó ba mẹ hãy kiên nhẫn với con và nhẹ nhàng gọi tên các cảm xúc giúp con, đó cũng là một cách giúp con vượt qua cơn tức giận, giúp con biết cách kiềm chế và từ đó con học được các điều khiển cảm xúc của mình. Thể hiện tính tự lập Khi con còn nhỏ, mẹ còn bồng bế trên tay, lúc này mẹ chỉ mong con mau biết đứng, mau biết đi, mau biết chạy nhảy chơi cùng các bạn, thấm thoát con đã 2 tuổi, lúc này đây con muốn tự mình làm tất cả mọi thứ từ việc tự xúc cơm ăn đến việc chọn quần áo phù hợp. Vì lúc này những nhu cầu độc lập của con hoàn toàn phù hợp với kỹ năng vận động và sự phát triển của con. Dù các mẹ luôn muốn chăm bỏng cho những thiên thần bé nhỏ của mình, nhưng cũng hãy “thả lỏng” con một chút nhé, hãy cho con tự làm những việc con muốn trong sự quan sát của mẹ nhé. Cha mẹ nên làm gì trong giai đoạn này Hạn chế việc nói “Không” với con trẻ: giai đoạn trẻ lên 2 tuổi là giai đoạn trẻ muốn khẳng định mình vì con hiểu con có thể có ý kiến riêng của mình, thay vì trả lời “Không được chơi/ ăn cái này” với con thì ba mẹ có thể thay bằng những câu như “Mẹ nghĩ Su ăn cái này sẽ không tốt đâu” hay “Mẹ nghĩ sẽ có một trò chơi khác phù hợp với con hơn, mẹ cùng con chơi nhé”, hãy hạn chế việc nói “Không” với con trẻ trong giai đoạn này nhé. Thay đổi từ việc ra lệnh cho con thành nhờ con giúp một việc gì đó: Thay vì ra lệnh cho con “Dọn dẹp đồ chơi ngay” thì mẹ hãy thử thay bằng cách “Con có thể giúp mẹ dọn dẹp đồ chơi này được không? hay “Mẹ sẽ cùng con dẹp đồ chơi nhé” chắc chắn con trẻ sẽ rất thích những câu nói như vậy và sẽ làm theo hơn là mẹ ra lệnh cho con nhé. Cho con thêm nhiều sự lựa chọn: Đôi khi con chưa hiểu và chưa tìm được giải pháp giải quyết việc phù hợp, mẹ có thể giúp con đưa ra những sự lựa chọn và cho con chọn. Và hãy lưu ý những sự lựa chọn cũng phải nằm trong giới hạn mà bạn có thể quan sát được. Ví dụ như “Con muốn chơi lego hay muốn mẹ kể chuyện cho con nghe?”. Kiên nhẫn chờ đợi và theo dõi con: Việc quan trọng nhất để giữ bình tĩnh trong khi đối diện với giai đoạn con lên 2 là ba mẹ phải học cách kiên nhẫn chờ đợi. Hãy luôn nhớ rằng con còn nhỏ lắm và con chỉ đang phát triển một cột mốc bình thường thôi, không phải con “ương bướng” hay con “khó dạy” đâu. Cho con tự giải quyết một số việc theo cách riêng của con: trong tầm quan sát của mẹ, mẹ hãy để con tự làm một số việc phù hợp với con để rèn con thêm tính tự giác, tự lập, thay vì cấm con làm càng khiến cho con dễ nổi cáu, mẹ hãy nhờ con giúp mẹ làm một số việc và con có thể tự tay làm, như thế càng giúp con thêm tự tin vào bản thân và con sẽ cảm thấy rất vui vì giúp được cho bố mẹ. Chúc các mẹ vượt qua cơn khủng hoảng một cách nhẹ nhàng nhất nhé. Hãy luôn nhớ rằng cha mẹ chính là tấm gương đầu tiên của con, người thầy đầu tiên của con nhé. Xem thêm: - Thời điểm cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh: http://bitly.ws/Cs7G - Siêu âm nhiều có ảnh hưởng thai nhi không: http://bitly.ws/Cyaq