[Chia sẻ] Giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ

Biếng ăn sinh lý là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Các mẹ cần nhận diện việc này sớm để khắc phục cho con, tránh tình trạng biếng ăn sinh lý trở thành bệnh lý, có thể ảnh hưởng sự phát triển của con yêu. Sự khác nhau giữa biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý của trẻ sơ sinh. Khi trẻ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu như không tăng cân trong 3 tháng, từ chối không muốn ăn, ngậm thức ăn lâu trong miệng hay ăn ít hơn một nửa khẩu phần ăn thông thường,... thì có khả năng con yêu của bạn đang ở trong giai đoạn biếng ăn. Tùy vào nguyên nhân và từng biểu hiện của trẻ mà mẹ có thể phân biệt được bé đang bị biếng ăn sinh lý hay là bệnh lý. Các mẹ cần phân biệt rõ hai loại tình trạng biếng ăn này để có thể tìm ra giải pháp cải thiện tình trạng ăn uống cho con. Đảm bảo cho con được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Biếng ăn sinh lý của trẻ sơ sinh xảy ra là do khi mang thai mẹ bầu không cung cấp đầy đủ các loại chất dinh dưỡng. Cơ thể bị thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như sắt, kẽm, canxi, vitamin,... Điều này dễ khiến cho thai phụ sinh non, con sinh ra bị suy dinh dưỡng, bú kém hoặc bỏ bú. Trẻ sơ sinh trong các giai đoạn tập lẫy, tập bò, tập đi cũng sẽ gặp phải tình trạng biếng ăn này. Còn biếng ăn bệnh lý ở trẻ sơ sinh xảy ra khi bé gặp phải những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, bị nhiễm ký sinh trùng, giun sán, bị nhiễm khuẩn hoặc trẻ đang mọc răng, viêm amidan, nấm lưỡi,... Giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ sơ sinh cần ghi nhớ Từ khi lọt lòng cho đến khoảng 12 tháng tuổi, trẻ sơ sinh thường có những giai đoạn biếng ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau mà cha mẹ nào cũng cần phải ghi nhớ: Tuần 4 - 5: Giai đoạn này trẻ đã biết quan sát và bắt đầu chú ý đến mọi vật xung quanh. Trẻ thường khó ngủ, quấy khóc nên hay bỏ bú. Mẹ hãy dỗ dành, âu yếm con hơn và tập dần cho trẻ thói quen ngủ sớm. Tuần 8 - 9: Trẻ bắt đầu hứng thú với việc cầm nắm những đồ vật xung quanh nên dễ lơ là đến việc ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ. Do đó, ngay trong giai đoạn này, cha mẹ hãy xây dựng đồng hồ sinh học cho con trẻ, tập cho bé thói quen ăn ngủ khoa học. Tuần 12: Đây là giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ sơ sinh gây nhiều khó khăn nhất với cha mẹ, các bé đã có thể phối hợp chân tay nhịp nhàng, say mê quan sát mọi âm thanh, sự vật xung quanh. Trẻ đã biết lật hay cáu gắt. Cha mẹ nên kiên nhẫn dỗ dành, làm giảm đi sự chú ý của trẻ để con yêu tập trung vào việc ăn uống. Tuần 19: Các bé ở độ tuổi này thường thích mút tay hoặc thích di chuyển về hướng có âm thanh từ người lớn. Cha mẹ chỉ cần cố gắng duy trì các cữ sữa và cho trẻ ngủ đúng giờ giấc để hạn chế xảy ra tình trạng biếng ăn. Tuần 23 - 26: Con yêu của bạn trong giai đoạn này đã bắt đầu tập bò, tập lăn. Cho nên, các bé sẽ lơ là hơn trong việc ăn uống mà chỉ chú tâm vào các hoạt động bò, lăn đầy thú vị. Tuần 33 - 37: Biếng ăn sinh lý của trẻ sơ sinh trong giai đoạn này là do các bé đang tập vịn, bám víu vào cái gì đó để tập đứng, tập đi. Trẻ hoạt động nhiều hơn, ham chơi hơn nên không còn hứng thú đến việc ăn uống. Tuần: 42 - 46: Cha mẹ nên hướng dẫn cho trẻ làm quen dần với các thói quen nhỏ trong cuộc sống và luôn đảm bảo duy trì giờ giấc ăn uống hợp lý cho trẻ. Tuần 52: Với trẻ sơ sinh bị biếng ăn trong giai đoạn này, cha mẹ nên chế biến thức ăn sao cho thật bắt mắt để thu hút sự chú ý của trẻ. Nhờ đó mà tình trạng biếng ăn sinh lý cũng sẽ được khắc phục đáng kể. Với những giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ sơ sinh được liệt kê trong bài viết trên, cha mẹ hãy cố gắng ghi nhớ và kiên trì xây dựng cho con yêu một thói quen ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh. Đảm bảo cho trẻ được phát triển trong điều kiện tốt nhất.

[Chia sẻ] Giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ
4 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

Thanks mom đã chia sẻ thông tin hữu ích quá

VIP Member

thông tin mom rất hữu ít

VIP Member

cảm ơn mom đã chia sẻ

TapFluencer

cảm ơn m