NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT VỀ BỆNH LOẠN KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ NHỎ

1. Loạn khuẩn đường ruột là gì? Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh do hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ chưa hoàn thiện như người lớn và khi đã mắc bệnh sẽ rất nguy hiểm. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần có 85% vi khuẩn có lợi và 15% vi khuẩn có hại. Hai dạng vi khuẩn tác động qua lại tạo nên sự cân bằng giúp cơ thể không bị nhiễm khuẩn, quá trình tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng tốt, làm mất tác dụng của vi khuẩn có hại, gây bệnh ở ruột. Nếu vì một nguyên nhân nào đó, hệ cân bằng này bị phá vỡ sẽ dẫn tới loạn khuẩn đường ruột. 2. Nguyên nhân Trẻ nhỏ khi mới sinh ra dạ dày và đường ruột của bé hầu như không có vi khuẩn, khi tiếp xúc với môi trường, kết hợp với ăn uống nên các vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Những trẻ bị suy dinh dưỡng dễ bị loạn khuẩn đường ruột. Đặc biệt, khi trẻ dùng kháng sinh kéo dài với liều lượng cao sẽ dễ mắc bệnh loạn khuẩn đường ruột. Nguyên nhân khi uống kháng sinh, bên cạnh việc diệt vi khuẩn gây bệnh đồng thời cũng tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Lợi dụng thời điểm đó vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập và phát triển mạnh hơn, gây mất cân bằng đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa. 3. Biểu hiện khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột Khi gặp trường hợp loạn khuẩn đường ruột, trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi ngoài phân lỏng, có bọt, phân sống, có lẫn thức ăn không tiêu hóa được, xuất hiện hội chứng lỵ do tụ cầu khuẩn. Trẻ chán ăn, đau bụng, nôn ói, khả năng miễn dịch giảm. Nếu để tình trạng kéo dài, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, càng dễ bị loạn khuẩn đường ruột hơn, cứ như vậy tạo ra một vòng lẩn quẩn, không thoát ra được. Nhiều bậc cha mẹ khi con bị rối loạn tiêu hóa, lại kiêng ăn quá mức dẫn tới suy dinh dưỡng trầm trọng. 4. Dinh dưỡng cho trẻ bị loạn khuẩn đường ruột Các bác sỹ khuyên rằng: khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, ngoài uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ, các mẹ phải chú ý đến chế độ ăn uống. - Nếu bé còn bú mẹ thì phải tiếp tục cho bú bình thường, đồng thời các mẹ chú ý đến chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo chất lẫn lượng của sữa. - Trẻ đã uống sữa ngoài, ăn dặm nên giữ chế độ uống sữa, ăn bình thường. Thực đơn của trẻ phải đa dạng, phong phú, nên chọn thực phẩm dễ tiêu để chế biến món ăn. Cho trẻ ăn loãng hơn bình thường, chia nhỏ bữa ăn, hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt làm tình trạng nhiễm khuẩn nặng thêm. Lưu ý: Nếu Trường hợp trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, các mẹ nên chọn loại sữa không đường theo hướng dẫn bác sỹ. Phải bù nước cho trẻ khi bị tiêu chảy cũng như cho trẻ bú nhiều hơn (đối với trẻ đang bú mẹ). Trẻ đã ăn dặm thì cho trẻ uống nhiều nước (tốt nhất là oresol). Ngoài ra sử dụng các chế phẩm vi sinh để hỗ trợ ổn định vi khuẩn đường ruột theo chỉ định của bác sỹ. 5. Phòng bệnh Phòng bệnh cho trẻ vô cùng quan trọng: - Các mẹ lưu ý cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu. - Cho trẻ ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm. - Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày cho trẻ. - Sử dụng thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn. - Giữ vệ sinh cá nhân cho bé, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn. - Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh liều cao, kéo dài mà phải tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ khi bắt buộc phải sử dụng đến những loại kháng sinh.

6 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
TapFluencer

thông tin hữu ích

VIP Member

hữu ích

VIP Member

Hữu ích

TapFluencer

Hữu ích

VIP Member

hữu ích

TapFluencer

hữu ích