Privacy PolicyCommunity GuidelinesSitemap HTML
Download our free app
Thủy Châu, Hương Thủy, Huế
CHỌN BÌNH SỮA CHO BÉ
1. Tốc độ chảy của bình - Ở giai đoạn sơ sinh, có thể mẹ sẽ thấy bình nào cũng na ná nhau. Nhưng đến khi các con lớn hơn, khoảng 3-4 tuần tuổi, lực mút của con khoẻ hơn, đây là lúc dần thấy sự khác biệt. - Đặc biệt, với các bé háu ăn, bú. khoẻ, thì cần một chiếc bình có tốc độ chảy nhanh, chảy tốt, để đáp ứng kịp thời nhu cầu của con - Còn một số các bạn nhạy cả, dòng chảy quá nhanh có thể làm con sợ bình 2. Khả năng thoát hơi của bình - Một chiếc bình thoát hơi tốt, sẽ giúp con ăn một nữa ăn êm ái, thoát khỏi cảnh khổ sở vì đầy hơi - Chiếc bình này cũng sẽ hỗ trợ mẹ rất nhiều trong việc vỗ ợ đó, do lượng hơi con nuốt phải, được giảm thiểu đáng kể 3. Độ mềm của núm - Núm mềm như ti mẹ chưa chắc đã là lựa chọn tối ưu. Bởi với các bạn bú khoẻ, thì chiếc núm quá mềm sẽ bị xẹp lép (do con mút mạnh và chặt). Mà núm xẹp thì sữa không xuống hoặc xuống rất chậm, gây ức chế cho bé và khiến bữa ăn kéo dài lê thê. - Núm cứng quá cũng làm các bé khó chịu, mỏi miệng - Nên tuỳ vào con, mà mẹ có thể chọn loại núm phù hợp nha
TRẺ NHÈ THỨC ĂN
Con chẳng ăn mấy, toàn nhè thôi. Không lẽ chuyển về đồ xay cho dễ nuốt? Khoan đã mẹ ơi, nếu chưa đánh giá được lí do cụ thể, mà chuyển luôn về đồ xay nhuyễn, sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tăng thô của con đó! Vậy tại sao con nhè, và cách khắc phục là gì? 1. Con ốm: Trường hợp con ốm, hoặc đau họng, loét miệng, mọc răng,… mẹ hãy cho con ăn theo nhu cầu của con, kèm thêm các lưu ý của bác sĩ nếu có nha. 2. Con không muốn ăn: - Con chưa đói, do sắp xếp bữa ăn chưa phù hợp -> Mẹ cần điều chỉnh lại lịch ăn cho con - Con không thích vị của món ăn đó -> Có thể giới thiệu vào tuần sau - Con bị ép ăn, dẫn tới sợ ăn -> Mẹ cần thay đổi cách cho con ăn - Con không muốn ăn theo phương pháp này (một số bạn chọn ăn thô, ăn tự chỉ huy chứ không thích ăn nhuyễn) 3. Con mới ăn dặm: Đây là giai đoạn mà con làm quen với thức ăn và tập nuốt (khoảng 5-6 tháng tuổi). Với trường hợp này, mẹ hãy kiên trì mời con ăn theo lộ trình và để con làm quen với thức ăn và tập cách nuốt nhé! 4. Độ thô không phù hợp: Khi thức ăn vào miệng, con nhè luôn mà không nhai, mẹ hãy kiểm tra ngay lại độ thô của thức ăn nhé. - Khi mẹ tăng thô quá nhanh: đồ ăn cứng quá, con không xử lý được -> Nhè - Khi mẹ tăng thô quá chậm: đồ ăn nhuyễn, loãng, con chẳng có gì để nhai -> Nhè. Với trường hợp này, mẹ điều chỉnh lại độ thô cho bé nhé! 5. Con đang tập nhai hoặc mới tăng độ thô: Con chưa xử lý thức ăn thành thạo nên sẽ nuốt một phần, một phần con nhè ra (trường hợp này có nuốt mẹ nha). Giai đoạn này mình cũng kiên trì đợi con làm quen với độ thô của giai đoạn này. (Nếu con nhè luôn mà không nuốt chút nào, mình quay lại điều 4 nha mẹ ơi) 6. Định lượng thức ăn trong miệng quá lớn: - Với ăn đút, mẹ đút quá nhiều - Với ăn tự chỉ huy, con bốc thật nhiều vào miệng Khi trong khoang miệng quá đầy đồ ăn, con rất khó để nhai và nuốt, loay hoay một lúc thì nhè hết ra. Nên với ăn đút thì mẹ xúc vơi đi, và với ăn tự chỉ huy, mẹ cho con ăn từng miếng thôi nha, ăn hết mới cho thêm. Với các bạn ăn blw, đây cũng chính là giai đoạn con học cách định lượng miếng ăn khi đưa vào miệng đó ❤️
TRẺ SƠ SINH BỊ NẤC
Trẻ sơ sinh có bé nào mà không nấc! Nấc là một hiện tượng thường xuyên xảy ra, hay gặp ở các trẻ dưới 1 tuổi. Nấc cụt (gọi đơn giản là nấc) được tạo ra do cơ hoành bị kích thích không liên tục đồng thời nắp thanh âm bị đóng lại đột ngột. Đa số nấc ở trẻ em là hiện tượng sinh lý bình thường, không cần điều trị gì đâu mẹ ơi. KHI TRẺ NẤC, MẸ CẦN: 👉 Vỗ ợ cho trẻ để giảm sự đầy hơi 👉 Vỗ ợ cho con giữa bữa ăn cũng là một cách hữu hiệu để giải thoát hơi, khiến bữa bú của con êm ái hơn, và giảm khả năng bị nấc sau khi bú 👉 Cho con ngậm ti giả. Đây là cách giúp con thư giãn và cơ hoành được thả lỏng ⚠️ LƯU Ý SỐ 1: 🔹 Khi trẻ nấc, không nên cho bé bú thêm sữa hoặc cho trẻ uống nước, có khả năng làm con sặc 🔹 Trẻ dưới 6 tháng không khuyến khích uống nước ba mẹ nhé! ⚠️ LƯU Ý SỐ 2: 🔹 Khi trẻ nấc nhiều kéo dài và mạnh khiến trẻ mệt, nôn trớ và quấy. Mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được khám kịp thời nha!
CÁC BÀ MẸ NÊN BIẾT MỘT SỐ LỜI KHEN GÂY HẠI CHO TRẺ
Làm ba mẹ, ai cũng thấy con mình thật xịn, thật tuyệt, nhất quả đất này luôn ấy chứ. Nhưng sự cưng nựng và những lời khen + phần thưởng không phù hợp sẽ mang lại hậu quả lớn hơn những gì ba mẹ có thể tưởng tượng. ❗️Khen bằng cách so sánh con với bạn khác Nếu thấy con làm tốt, hãy tập trung vào thành tựu cũng như sự tiến bộ của trẻ. Sự so sánh có thể làm bé có sự đánh giá lệch lạc về bản thân cũng như về người khác. Trẻ có thể coi thường bạn. Nếu lần tới bạn làm tốt hơn trẻ, con sẽ thất vọng về bản thân hoặc đố kị, ghét bạn. ❗️ Những lời tán dương quá mức và khen thưởng dễ dãi Con người khi ở đỉnh vinh quang thì sẽ thiếu đi động lực. Những em bé của chúng ta cũng vậy. Tâng bốc sẽ khiến trẻ kiêu căng và không còn động lực. Cách khen thưởng chung chung hướng về định danh, cũng khiến trẻ lạc lôi: “Con của mẹ thông minh quá” => Ồ ta vốn thông minh rồi, không cần làm gì vẫn thông minh. “Oa, con siêu thế” => Mãi siêu mãi đỉnh, không phải cố làm gì. Cha mẹ cũng không nên quá dễ dãi trong việc trao thưởng cho con, Không phải cứ thấy khi nào con làm đúng thì cha mẹ liền thưởng cho con, hãy thưởng cho con khi con đã có những nỗ lực thực sự và đạt được những tiến bộ vượt bậc trong một việc so với những lần trước đây. Có mỗi việc khen thưởng thôi mà khó thế nhở. Đúng rồi ba mẹ ơi, khó nhưng EBE có giải pháp đây này: Quy tắc khen thưởng đúng cách dành cho cha mẹ: Trọng tâm thông điệp của cha mẹ nên NHẤN MẠNH VÀO MỤC TIÊU MÀ CHÚNG TA MUỐN CON ĐẠT ĐƯỢC. 🌸Khen ngợi nỗ lực và và quá trình thực hiện mục tiêu của con: Thay vì chỉ tập trung vào việc con làm được 1 điều tốt, hãy khen ngợi và hướng con tới một đích đến xa hơn trong tương lai. Công thức: [Ghi nhận cố gắng của con] + [Cho con biết mục tiêu tiếp theo] + [Khẳng định niềm tin của ba mẹ ở con] Ví dụ: Khi bé cắt được một hình tròn, thay vì hò reo “Con siêu quá”, mẹ có thể nói Hôm nay con đã rất nỗ lực để cắt được hình tròn, mẹ tin là nếu tiếp tục tập luyện, con sẽ cắt được nhiều hình tròn rất đẹp đấy. 🌸Khen ngợi ngay khi con hợp tác, tập trung cụ thể vào hành động hợp tác của con Có đôi khi không cần con phải hoàn thành một điều gì to tát mới có thể khen. Bất cứ khi nào các con giúp đỡ, hợp tác hoặc có hành vi tốt, cha mẹ hãy đưa ra một thông điệp khích lệ cụ thể để con có động lực để tiếp tục hợp tác và cư xử đúng mực. Ví dụ: Ngay khi bé tự đứng dậy khi bị ngã Ngay khi bé giúp mẹ một tay làm việc nhà Ngay khi bé tự dọn dẹp dồ chơi… 🌸Sử dụng kỹ năng buôn chuyện của bạn*** Chức năng bà tám của bạn có thể phát huy tác dụng vào lúc này. Đơn giản là những lời rỉ tai với bố bé, hay với ông bà của bé khi gọi điện thoại và "vô tình" để bé nghe thấy sẽ khích lệ bé rất nhiều. Ví dụ: Bố ơi, bố có biết không, hôm nay con đã giúp mẹ lau nhà siêu sạch đấy. Các bước khen thưởng để khích lệ trẻ ☘️Bước 1: Nhận diện hành vi mà bạn mong muốn con tiếp tục thực hiện hoặc thay đổi ☘️Bước 2: Đặt ra giới hạn, hậu quả bất cứ khi nào con có hành vi không tốt ☘️Bước 3: Đưa ra quy định về hành vi bạn đang muốn khích lệ và thông báo cho con về hệ thống khen thưởng của bạn. ☘️Bước 4: Kiên trì và thực hành đều đặn, nhất quán việc áp dụng kỷ luật và khen thưởng phù hợp. Không xao động hay thay đổi quy định liên tục. Sự thiếu nhất quán của bạn chính là lý do đầu tiên và lớn nhất để con vượt giới hạn.
ĐIỀU KỲ DIỆU KHI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ trong những năm tháng đầu đời và việc nuôi con bằng sữa mẹ còn là sợi dây gắn kết tình mẫu tử. ☑ SỮA MẸ KHÔNG GIỐNG SỮA CÔNG THỨC - Trên thực tế, không có bất cứ loại sữa nào có thể tốt hơn nguồn sữa tự nhiên từ người mẹ. - Sữa mẹ được chia thành hai giai đoạn là sữa non và sữa thông thường. Trong 1 đến 3 ngày sau sinh, đây chính là giai đoạn mà sữa non từ người mẹ xuất hiện. Và sau giai đoạn này, nguồn sữa non sẽ chuyển hóa thành sữa thông thường. - Sữa non của mẹ thường chứa hàm lượng vitamin rất cao, có màu vàng nhạt giống váng sữa chất béo và màu trắng xanh là khoáng chất và các vitamin. ☑ MẸ KHÔNG CẦN PHẢI ĂN QUÁ NHIỀU ĐỂ CÓ SỮA - Trên thực tế, cơ thể của mẹ sau sinh luôn dự trữ một nguồn năng lượng cần thiết cho việc sản sinh ra sữa. - Các mẹ cùng không cần quá lo lắng về vấn đề ăn uống, chỉ cần mẹ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và chế độ ăn uống khoa học là được và không cần phải ép bản thân mình ăn quá nhiều. - Thay vào đó, mẹ có thể ăn nhiều rau xanh để bổ sung thêm nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. ☑ ĐAU NGỰC - Đặc biệt đối với những người phụ nữ được trải nghiệm cảm giác làm mẹ, việc cho con bú nhiều khiến mẹ lo lắng rằng sẽ bị đau hay tức ngực. Tuy nhiên, đây chỉ là một điều hoàn toàn bình thường và tự nhiên mà thôi. - Hoạt động ngậm mút của con có thể khiến mẹ bị đau ngực và khiến mẹ cảm thấy không quen. Tình hình này có thể trở nặng hơn nếu như khô đầu núm vú hay núm vú bị nứt hoặc chảy máu… -Nếu gặp phải những tình trạng trên thì hãy lập tức đi khám để được điều trị sớm. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên mát xa bầu ngực thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng tắc tia sữa và làm giảm đau tức ngực. ☑ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ GIÚP PHỤC HỒI CỔ TỬ CUNG - Việc nuôi con bằng sữa mẹ được đánh giá là một trong những liệu pháp giúp mẹ phục hồi sau sinh một cách an toàn và tự nhiên. - Khi bé bú sữa mẹ, cơ thể của mẹ sẽ tiết ra hormone oxytocin để kích thích sữa mẹ chảy về hai bên đầu vú. Đồng thời loại hormone này cũng kích thích sự co bóp của tử cung. Do đó, đấy là một hoạt động rất có ích cho việc phục hồi tử cung sau sinh của người mẹ
MẸO DÂN GIAN GIÚP TRẺ HẾT QUẤY KHÓC BAN ĐÊM
Khóc đêm hiện tượng khá phổ biến ở trẻ. Trẻ trằn trọc, quấy khóc về đêm không chỉ khiến ba mẹ cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, lo lắng mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của cả nhà. Đôi khi, khóc dạ đề cũng là nguyên nhân dẫn đến sự cáu gắt, cãi vã trong cách chăm sóc trẻ trong gia đình. 👉 Để khóc đêm không còn là nỗi “ám ảnh” với mẹ, mẹ lưu lại 6 mẹo chữa khóc đêm ở trẻ đơn giản mà hiệu quả dưới đây nhé! 🔔 Mẹ lưu ý, đây chỉ là mẹo dân gian có thể hiệu quả với bé này nhưng lại không có tác dụng với bé khác. Tuy nhiên, chúng đều rất tự nhiên và an toàn, mẹ vẫn nên áp dụng thử xem nhé! ⭐ Ngoài ra, mẹ thực hiện những lời khuyên sau để giúp bé ngủ ngon giấc hơn: 🔹Để nhiệt độ phòng và ánh sáng hợp lý. 🔹Ủ ấm cho con để giúp bé cảm thấy an toàn hơn. 🔹Đảm bảo phòng không bị gió lùa, chú ý không gây tiếng ồn. 🔹Bổ sung dinh dưỡng hợp lý để cho con bú, đặc biệt là những thực phẩm hỗ trợ ngủ ngon. Tránh xa các đồ ăn có mùi nặng ảnh hưởng đến hương vị sữa mẹ. 🔹Hát ru và massage cho bé: Xoa lưng, xoa bụng để con dễ ngủ hơn. 🔹Không để bé hít phải khói thuốc, bé sẽ khóc dai dẳng hơn.
NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT VỀ BỆNH LOẠN KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ NHỎ
1. Loạn khuẩn đường ruột là gì? Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh do hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ chưa hoàn thiện như người lớn và khi đã mắc bệnh sẽ rất nguy hiểm. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần có 85% vi khuẩn có lợi và 15% vi khuẩn có hại. Hai dạng vi khuẩn tác động qua lại tạo nên sự cân bằng giúp cơ thể không bị nhiễm khuẩn, quá trình tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng tốt, làm mất tác dụng của vi khuẩn có hại, gây bệnh ở ruột. Nếu vì một nguyên nhân nào đó, hệ cân bằng này bị phá vỡ sẽ dẫn tới loạn khuẩn đường ruột. 2. Nguyên nhân Trẻ nhỏ khi mới sinh ra dạ dày và đường ruột của bé hầu như không có vi khuẩn, khi tiếp xúc với môi trường, kết hợp với ăn uống nên các vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Những trẻ bị suy dinh dưỡng dễ bị loạn khuẩn đường ruột. Đặc biệt, khi trẻ dùng kháng sinh kéo dài với liều lượng cao sẽ dễ mắc bệnh loạn khuẩn đường ruột. Nguyên nhân khi uống kháng sinh, bên cạnh việc diệt vi khuẩn gây bệnh đồng thời cũng tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Lợi dụng thời điểm đó vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập và phát triển mạnh hơn, gây mất cân bằng đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa. 3. Biểu hiện khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột Khi gặp trường hợp loạn khuẩn đường ruột, trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi ngoài phân lỏng, có bọt, phân sống, có lẫn thức ăn không tiêu hóa được, xuất hiện hội chứng lỵ do tụ cầu khuẩn. Trẻ chán ăn, đau bụng, nôn ói, khả năng miễn dịch giảm. Nếu để tình trạng kéo dài, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, càng dễ bị loạn khuẩn đường ruột hơn, cứ như vậy tạo ra một vòng lẩn quẩn, không thoát ra được. Nhiều bậc cha mẹ khi con bị rối loạn tiêu hóa, lại kiêng ăn quá mức dẫn tới suy dinh dưỡng trầm trọng. 4. Dinh dưỡng cho trẻ bị loạn khuẩn đường ruột Các bác sỹ khuyên rằng: khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, ngoài uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ, các mẹ phải chú ý đến chế độ ăn uống. - Nếu bé còn bú mẹ thì phải tiếp tục cho bú bình thường, đồng thời các mẹ chú ý đến chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo chất lẫn lượng của sữa. - Trẻ đã uống sữa ngoài, ăn dặm nên giữ chế độ uống sữa, ăn bình thường. Thực đơn của trẻ phải đa dạng, phong phú, nên chọn thực phẩm dễ tiêu để chế biến món ăn. Cho trẻ ăn loãng hơn bình thường, chia nhỏ bữa ăn, hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt làm tình trạng nhiễm khuẩn nặng thêm. Lưu ý: Nếu Trường hợp trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, các mẹ nên chọn loại sữa không đường theo hướng dẫn bác sỹ. Phải bù nước cho trẻ khi bị tiêu chảy cũng như cho trẻ bú nhiều hơn (đối với trẻ đang bú mẹ). Trẻ đã ăn dặm thì cho trẻ uống nhiều nước (tốt nhất là oresol). Ngoài ra sử dụng các chế phẩm vi sinh để hỗ trợ ổn định vi khuẩn đường ruột theo chỉ định của bác sỹ. 5. Phòng bệnh Phòng bệnh cho trẻ vô cùng quan trọng: - Các mẹ lưu ý cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu. - Cho trẻ ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm. - Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày cho trẻ. - Sử dụng thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn. - Giữ vệ sinh cá nhân cho bé, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn. - Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh liều cao, kéo dài mà phải tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ khi bắt buộc phải sử dụng đến những loại kháng sinh.
BỆNH TAY – CHÂN VÀ MIỆNG Ở TRẺ NHỎ
Trước sự gia tăng của bệnh tay – chân và miệng (TCM), Bộ y tế đã có khuyến cáo với người dân nhằm chủ động phòng tránh bệnh. 1. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh TCM là 1 hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột họ picornaviridae gây ra. Virus gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus EnTerovirus 71 (EV 71). Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. 2. Triệu chứng Đầu tiên là sốt nhẹ, đau họng, mệt mỏi, biếng ăn. Một đến hai ngày sau khi sốt trẻ bắt đầu đau miệng, trong họng xuất hiện các chấm đỏ, sau đó biến thành các bọng nước và loét,…Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Trên da xuất hiện các ban da, thường có màu đỏ, một số hình thành bọng nước, ban này không ngứa, thường khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân. 3. Thời kỳ ủ bệnh Thời gian từ khi nhiễm bệnh và bắt đầu có triệu chứng là 3 – 7 ngày. 4. Các biến chứng Các biến chứng do nhiễm virus TCM thường hiếm gặp, nhưng nếu xảy ra phải đến ngay cơ sở y tế để can thiệp. 5. Điều trị Không có thuốc điều trị đặc biệt cho bệnh TCM. Các bác sỹ thường không cho sử dụng thuốc, trừ khi bị nhiễm trùng nặng. Chỉ có một số ít người bệnh được yêu cầu phải nhập viện, chủ yếu là do kết quả của biến chứng thần kinh (viêm não, viêm màng não,…). 6. Phòng bệnh Hiện chưa có phương pháp phòng bệnh TCM đặc hiệu, tuy nhiên biện pháp vệ sinh chặt chẽ có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh. Biện pháp có tác dụng là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là sau mỗi lần thay tã. Những nơi bị nhiễm bệnh phải làm sạch bằng nước xà phòng, sau đó khử trùng bằng dung dịch chứa chlor. Tránh vuốt ve, hôn,… với người bệnh và không dùng chung dụng cụ,… 7. Bệnh TCM trong nhà trẻ Các vụ dịch TCM thường bùng phát trong nhà trẻ vào mùa hè, mùa thu và đồng thời với hiện tượng tăng các trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng. • Một số khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh TCM - Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc dọn dẹp các vật dụng có phân trẻ. - Che miệng khi ho, hắt hơi. - Vệ sinh đồ chơi, sân chơi của trẻ,.. - Cho trẻ có biểu hiện sốt, loét miệng,… nghỉ học.
VẬN ĐỘNG CỰC KỲ QUAN TRỌNG VỚI NÃO BỘ CỦA TRẺ
🏃♂️Không chỉ tập trung phát triển về trí tuệ, vận động cũng rất quan trọng vì liên quan đến phát triển chỉ số IQ, bồi dưỡng trí não, nâng cao năng lực sáng tạo và phát triển trí nhớ của con nữa mọi người ah😎 ✅ Một nghiên cứu năm 2010 trên tạp chí Brain Research phát hiện rằng, trẻ vận động nhiều hơn sẽ có vùng đồi thị (hippocampi) lớn hơn. Đây là vùng não bộ đảm nhiệm trí nhớ dài hạn và trí nhớ liên hệ (khả năng học và nhớ mối liên hệ giữa những sự vật không liên quan với nhau). Những trẻ này đạt kết quả cao hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ. Dĩ nhiên là trẻ bắt đầu vận động càng sớm càng tốt, ngay từ lúc sơ sinh là con nên được vận động tùy theo tháng tuổi rồi ạ. ✅ Một nghiên cứu khác trên tạp chí Developmental Review năm 2009 kết luận rằng, những trẻ có thể chất tốt sẽ thực hiện các hoạt động trí tuệ tốt hơn => vận động giúp con thông minh hơn nè các mom ah! ✅ Vận động không chỉ giúp thúc đẩy các tế bào cơ bắp phát triển mà còn kích thích sản sinh, liên kết các tế bào thần kinh; nâng cao năng lực trí não, từ đó tăng chỉ số IQ, phát triển khả năng tập trung, xử lý thông tin và sáng tạo. ✅ Vận động điều độ sẽ góp phần làm tăng lượng chất dẫn truyền thần kinh, kích thích kết nối giữa các neuron (thành phần cơ bản, quan trọng nhất của não bộ). Trong quá trình vận động, tim cũng hoạt động tích cực hơn; máu mang nhiều oxy và dưỡng chất cần thiết được bơm đều đặn đến nuôi dưỡng mọi bộ phận trong cơ thể, trong đó có não bộ, giúp não hoạt động hiệu quả hơn. 👉 Một em bé hạnh phúc được ba mẹ giúp con phát triển toàn diện cả về TÂM-TRÍ-LỰC sẽ luôn có sức khỏe dẻo dai, tràn đầy năng lượng tích cực, đầy sáng tạo và luôn biết yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh, mình tin là vậy.
CÁCH CHĂM SÓC TRẺ NHỎ VÀO MÙA LẠNH
1. Mặc ấm Cơ thể trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, nóng quá bé cũng bị ốm, lạnh quá cũng mắc bệnh do chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt. Trong những ngày rét đậm (rét tăng cường) các mẹ lưu ý mặc quần áo ấm cho bé, lớp áo trong mặc những chất cotton, lớp áo ngoài là len, nỉ, cần đội mũ, đi tất cho trẻ nhất là ban đêm khi nhiệt độ xuống. Với bé sơ sinh, không nên dùng đồ cứng như quần áo bò, kaki, áo phao. Vào những ngày rét đậm, bé cần được giữ ấm cả ban ngày lẫn đêm (đội mũ, đi tất, quàng khăn, quần áo đủ ấm). Trong điều kiện dùng điều hòa ấm, không cần mặc quá nhiều quần áo, để tránh bé bị nóng và ra mồ hôi. Nhiệt độ điều hòa phù hợp nhất cho bé từ 28 – 30 độ C. Việc sử dụng điều hòa liên tiếp trong thời kỳ ngắn không gây ảnh hưởng đến da của bé. Ngoài ra, cần nhỏ nước muối sinh lý 0,05% cho trẻ hàng ngày giúp trẻ vệ sinh mũi và chống khô mũi. 2. Tắm cho trẻ Trẻ mới sinh (trong 1 tuần tuổi) việc tắm rửa rất cần thiết vì cơ thể trẻ còn nhiều chất gây bám nếu không tắm sạch trẻ bị bít lỗ chân lông gây ngứa ngáy, viêm nhiễm. Tuy vậy, phải tắm đúng cách, nhanh mà sạch để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Các bà mẹ nên tham khảo và học cách tắm của các cán bộ y tế chuyên khoa để thực hiện cho đúng và tốt. Trẻ cần được tắm trong phòng kín, có đèn sưởi hoặc điều hòa giữ nhiệt độ phòng tắm 28 – 30 độ C. Chuẩn bị sẵn khăn để lau người, quần áo, tất, mũ,… để mặc cho bé ngay sau khi tắm. Nhiệt độ nước để tắm cho bé bằng nhiệt đô cơ thể (36 – 37 độ C). Đối với trẻ trên 10 ngày tuổi có khả năng 3 – 4 ngày tắm một lần. 3. Cách giữ ấm Phòng trẻ nằm nên quang đãng, đủ ánh sáng và ấm áp, tránh để gió lùa vào phòng. Đo nhiệt độ hay sờ đầu, tay trẻ nếu thấy lạnh thì mặc thêm quần áo, ủ chăn ấm, ôm trẻ vào lòng, cho bú mẹ. 4. Cách vệ sinh - Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé - Chọn xà phòng có độ kiềm thấp dùng cho trẻ nhỏ - Rốn là vị trí rất dễ gây nhiễm trùng sơ sinh, phải rửa, chăm sóc hàng ngày với nước muối sinh lý hoặc cồn 70 độ. Sau đó nên để hở rốn sẽ làm rốn mau khô, quấn tã dưới rốn. - Lau mắt bằng khăn mềm thấm nước ấm. Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý. 5. Chăm sóc, bảo vệ da của bé • Lưu ý: lò sưởi, quạt, điều hòa, … làm không khí trong phòng bị khô và làm khô da của bé. • Không tắm cho bé nhiều quá 2 lần/ngày và giảm thời kỳ tắm xuống. • Không ủ ấm bé quá nhiều. • Lưu ý tới sự chênh lệch nhiệt độ ngoài trời và trong phòng để điều chỉnh quần áo mặc ấm cho bé. 6. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ vào mùa đông - Trẻ sơ sinh: cho bú mẹ là chính. - Đảm bảo cung cấp đầy đủ thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ. Nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sỹ dinh dưỡng để có thực đơn cho trẻ phù hợp trong mùa đông.