Đi thăm khám nha khoa trong thai kỳ có an toàn hay không?

Câu hỏi: “Đi thăm khám nha khoa khi đang mang thai có an toàn hay không?” là một câu hỏi phổ biến ở các mẹ bầu. Việc làm sạch răng và khám răng định kỳ trong thời gian mang thai không chỉ an toàn mà còn được khuyến khích. Do sự thay đổi hormone khiến nướu sưng lên và các vấn đề về răng miệng khác mẹ bầu dễ gặp phải nên việc vệ sinh răng định kỳ và thăm khám nha khoa là điều cần thiết để tránh nhiễm trùng răng miệng. 𝐓𝐚̣𝐢 𝐬𝐚𝐨 𝐜𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠, 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐧𝐡𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐤𝐡𝐢 𝐦𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚𝐢 𝐥𝐚̣𝐢 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐫𝐨̣𝐧𝐠? Thay đổi nội tiết tố và một số loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu và khô miệng. Vì vậy, các mẹ bầu nên chải răng và sử dụng chỉ nha khoa ít nhất hai lần mỗi ngày trong thời kỳ mang thai để ngăn ngừa sâu răng và giảm nguy cơ gặp các vấn đề về nướu răng. Ngoài ra, tình trạng nôn mửa, ốm nghén nặng có thể gây ra axit ăn mòn răng. Một số trường hợp hiếm gặp, hormone thai kỳ có thể gây ra một vài vấn đề về răng miệng, tuy không gây nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu cho mẹ bầu. Cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe răng miệng là thăm 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐧𝐡𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 trước khi có thai để kiểm tra và vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, thai phụ cũng nên điều trị bệnh nha chu trước khi mang thai. Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐧𝐡𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐚𝐧 𝐭𝐨𝐚̀𝐧 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐨̛̉ 𝐭𝐚𝐦 𝐜𝐚́ 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐭 𝐭𝐡𝐮̛́ 𝐡𝐚𝐢 Đi 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐧𝐡𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 là việc làm cần thiết đối với mẹ bầu trong mỗi giai đoạn của thai kỳ. Trong đó, tam cá nguyệt thứ hai là khoảng thời gian lý tưởng nhất để thực hiện các công việc nha khoa chẳng hạn như trám răng sâu, bọc răng,... Nếu có thể, hãy hoãn lại các thủ thuật thẩm mỹ với liệu trình phức tạp như phục hình răng, phẫu thuật răng và tẩy trắng răng cho đến sau khi sinh bé để đảm bảo sự phát triển của thai nhi không gặp bất kỳ rủi ro nào, ngay cả khi rủi ro rất nhỏ. Đặc biệt, một lời khuyên dành cho các mẹ bầu đó là hãy lên lịch làm sạch răng trong tam cá nguyệt thứ hai. Vì hormone thai kỳ, tăng lưu lượng máu và kích ứng do ốm nghén là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nướu khi mang thai. Trong một số trường hợp, tình trạng viêm và nhiễm trùng có thể lan rộng và có nhiều rủi ro. Phần lớn các nha sĩ đều đồng ý rằng việc làm sạch răng trong thời kỳ mang thai là một biện pháp phòng ngừa tốt chống lại bệnh viêm nướu khi mang thai và các rủi ro liên quan. 𝐇𝐨𝐚̃𝐧 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐜𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐚𝐦 𝐜𝐚́ 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐭 đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐢𝐞̂𝐧 Trong tam cá nguyệt đầu tiên (ba tháng đầu của thai kỳ) là thời gian hầu hết hệ thống các cơ quan nội tạng của thai nhi đang phát triển và thai nhi rất nhạy cảm với những ảnh hưởng từ môi trường. Nếu đến gặp nha sĩ trong 13 tuần mang thai đầu tiên này, hãy nói với nha sĩ rằng bạn đang mang thai và chỉ khám tổng quát và làm sạch răng định kỳ. Nếu có thể, hãy hoãn bất kỳ công việc nha khoa lớn nào cho đến sau tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn gặp trường hợp khẩn cấp về nha khoa, đừng chờ đợi! Nhiễm trùng trong miệng có thể gây hại cho mẹ bầu và thai nhi. Hãy đến gặp nha sĩ của bạn ngay lập tức và đảm bảo rằng tất cả các chuyên gia nha khoa khám cho bạn đều biết bạn đang mang thai để có thể cung cấp một lộ trình tốt hơn và đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho việc chăm sóc răng miệng trong khoảng thời gian này. Trong nửa sau tam cá nguyệt thứ ba, thai phụ có thể phải đối mặt với nguy cơ sinh non vì tử cung rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài. Ngoài ra, khi gần cuối thai kỳ, thai phụ có thể cảm thấy không thoải mái khi phải ngồi trên ghế của nha sĩ. Ngoài ra, sau khoảng 20 tuần mang thai, các mẹ bầu không nên nằm ngửa trong một khoảng thời gian dài. Nằm ngửa có thể gây áp lực lên các mạch máu lớn và gây ra những thay đổi trong việc lưu thông máu như hạ huyết áp, giảm áp suất oxy động mạch,... Vị trí lý tưởng của bệnh nhân mang thai trên ghế nha khoa là tư thế nằm nghiêng bên trái với mông và hông phải nâng cao 15 độ. Bên cạnh đó, các mẹ bầu có thể duy trì sự lưu thông máu bằng cách không bắt chéo chân khi ngồi trên ghế nha sĩ. 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐞̂́𝐭 Mang thai là một giai đoạn đặc biệt với nhiều thay đổi về mặt sinh lý để tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của một mầm sống mới. Mọi thai phụ được khuyến khích đi 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐧𝐡𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 định kỳ 6 tháng/lần và tuân thủ theo các thói quen chăm sóc răng miệng trong thời gian này để đảm bảo cho sức khỏe răng miệng của cả mẹ và thai nhi. Bí quyết để có sức khỏe răng miệng tốt là đánh răng 2 lần/ngày bằng kem đánh răng có chất florua kết hợp sử dụng chỉ nha khoa. Các mẹ bầu cũng có thể sử dụng nước súc miệng có chất florua không chứa cồn. Một điều quan trọng không kém đó là chọn lựa nơi thăm khám uy tín cùng đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm các mẹ nhé! #drtranphamhongnhung #webtretho_beyeuambassador

1 Trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

cảm ơn bs