Lụa profile icon
BronzeBronze

Lụa, VietNam

Tác giả
My Orders
Posts(6)
Replies(0)
Articles(0)

Chia sẻ kinh nghiệm rặn đẻ đúng cách cho các mẹ:

1. Rặn đẻ đúng cách cũng giống như rặn ị vậy. Cố gắng càng dứt khoát càng dễ. Khi nào bs bảo rặn là rặn luôn. 2 tay nắm 2 bên thành bàn đẻ, chân chống vào 2 bàn đạp, hít 1 hơi thật sâu và rặn hết sức. Mà nhớ phải rặn như kiểu bị táo bón ấy nên phải cố rặn 1 hơi thật sâu cho con dễ ra chứ không phải là rặn nhẹ nhàng như đi tè đâu nhé. Đừng sợ nếu lỡ có rặn ra phân thì cũng ko ai la đâu vì lúc đó chỉ cố rặn để con thò đầu ra là đc. Có thêm bs hỗ trợ rồi nên các mẹ cứ bình tâm nhé. Rặn khi nào bs bảo ngừng là ngừng luôn nha vì khi đó con thò đầu ra rồi, bs sẽ đỡ để kéo bé ra ngoài 1 cách nhanh nhất để bé ko bị ảnh hưởng đến xương cổ và vai nha. 2. Để có sức rặn, các mẹ cũng phải bồi bổ sức khỏe thật tốt. Thường thì lúc trở dạ vừa đau vừa mệt nên ko muốn ăn gì. Ai ăn đc cố ăn, ko ăn được thì uống sữa cũng tốt nha. Tránh để bị lả lúc rặn ko còn sức nữa là mệt lắm nhé. Nghĩ vẫn buồn cười, hôm mình đi đẻ có 1 chị đau cùng lúc, đói quá bảo ck đi mua gì về ăn uống tạm. Lúc sau a ck về cầm theo lon bò húc chắc nghĩ uống tăng lực cho khoẻ 😄😄😄. Mình vừa đau vừa buồn cười xong bảo ck mình đưa cho chị ấy hộp sữa. Uống sữa rất tốt nha các mẹ cho nên ko ăn đc cũng cố uống hộp sữa lấy sức rặn nha. 3. Cái này lưu ý nhỏ thôi. Rút kinh nghiệm từ mình ra, các mẹ nên tẩy bớt lông vùng kín (ko nên cạo vì cạo xong nó mọc lại vừa cứng vừa ngứa rất khó chịu nhé) cho sạch sẽ và gọn gàng chút nha để lỡ bác sĩ có rạch xong khâu đỡ bị vướng víu. Rồi sau sinh ra nhiều dịch cũng đỡ bị viêm nhiễm, nấm ngứa nữa. Chúc e sinh mẹ tròn con vuông nha.

Read more
Chia sẻ kinh nghiệm rặn đẻ đúng cách cho các mẹ:
 profile icon
Write a reply

Thai 37 tuần gò cứng bụng có phải dấu hiệu sinh non

Mẹ bầu sẽ cảm thấy gò cứng bụng khi mang thai tuần 37, đôi khi thậm chí có thể làm “méo” bụng. Khi nào xuất hiện cơn gò cứng bụng? Cơn gò cứng bụng thường bắt đầu xuất hiện từ cuối tam cá nguyệt thứ 2 tới tam cá nguyệt thứ 3. Nhưng có những trường hợp đặc biệt, mẹ có thể cảm nhận được những con gò từ tuần 12. Mẹ sẽ cảm thấy cơn gò lên 1 cục cứng, lõm bên này, lồi bên kia và có khi méo cả bụng bầu luôn. Theo bác sĩ, từ tuần thứ 22 trở đi mẹ thường gặp các cơn gò cứng bụng sinh lý Braxton Hicks. Thông thường, các cơn gò này gò cứng và cuộn lại từ 30 giây đến 60 giây. Với những cơn gò sinh lý thì mẹ chỉ cần uống nước để thai nhi có không gian rộng rãi hơn phát triển ngay bên trong bụng mẹ. Thai 37 tuần gò nhiều có phải dấu hiệu mẹ sắp chuyển dạ? Còn với những cơn gò cứng bụng thời gian kéo dài hơn kèm theo dấu hiệu chút máu hồng ở âm đạo. Lúc này, có thể báo hiệu mẹ sinh non hoặc là dấu hiệu chuyển dạ thật sự. Mẹ cần chú ý theo dõi thật kỹ các biểu hiện để có biện pháp xử lý kịp thời Mẹ có thể xác định là chuyển dạ hay không bằng cách quan sát sự hoạt động của cơn gò. Nếu mẹ cảm thấy bụng gò cứng lên liên tục với tuần suất 5 phút/ lần trong suốt 1 giờ thì được dự báo là cơn chuyển dạ. Nếu bụng cứ nhồi lên rồi xuống và cứng đau nhiều lần trong ngày. Những triệu chứng này hết sức nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Vì vậy, mẹ cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ siêu âm, chẩn đoán và có sự can thiệp kịp thời. Thai 37 tuần gò nhiều mẹ nên làm gì? Trái ngược với cảm giác khó chịu khi bụng mẹ gò cứng liên tục, các chuyên gia cho rằng người mẹ nhân cơ hội này nên tập hít thở để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp đến. Trong trường hợp nếu các cơn gò Braxton Hicks khiến mẹ mệt mỏi, mất sức thì mẹ nên nằm ngủ nghiêng sang trái để bụng mẹ dễ chịu hơn. Một cách khác khiến cảm giác khi thai 37 tuần gò nhiều dễ chịu hơn. Đó là tắm nước nóng hoặc massage cùng tinh dầu. Mẹ đừng quên uống thật nhiều nước trong thời gian này. Vì thiếu nước không chỉ khiến mẹ bị táo bón, phù chân, mà các cơn gò cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Mẹ bầu 37 tuần hãy để ý theo dõi các cơn gò cứng bụng và từng dấu hiệu chuyển động nhỏ của thai nhi để bạn cùng gia đình có thể xử lý kịp thời nhé.

Read more
Thai 37 tuần gò cứng bụng có phải dấu hiệu sinh non
TapFluencer
 profile icon
Write a reply

Kiểm soát cân nặng khi mang thai với thực đơn lành mạnh

Thực đơn cho bà bầu muốn kiểm soát cân nặng Kiểm soát cân nặng khi mang thai với thực đơn lành mạnh Để có sức khỏe thai kỳ ổn định, em bé phát triển tốt và hạn chế các chứng bệnh sau khi sinh. Đồng thời người mẹ cũng nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh thì chế độ ăn uống trong thai kỳ đóng vai trò rất quan trọng. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học “vào con không vào mẹ” là điều mà bà bầu nào cũng muốn. Vậy tại sao bạn không thử xây dựng thực đơn ăn uống theo những nguyên tắc dưới đây? Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày Bà bầu có thể chia nhỏ 3 bữa chính của mình thành 5 – 7 bữa nhỏ trong ngày. Đây là cách giúp cơ thể bà bầu bổ sung lượng calo cần thiết để tạo ra năng lượng hoạt động cho một ngày dài. Đặc biệt là việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày còn giúp bà bầu ổn định đường huyết trong máu. Đồng thời giảm nguy cơ hình thành mỡ thừa trong cơ thể. Bổ sung đầy đủ các chất Bà bầu cần chú ý đến việc chọn lọc các loại thực phẩm có chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ và thai nhi. Khi ăn đúng và đủ các dưỡng chất thiết yếu sẽ giúp thai nhi phát triển toàn diện, khỏe mạnh. Đồng thời, mẹ bầu cũng không cần lo lắng vấn đề mình bị thừa cân quá nhiều. Tập thói quen ăn chậm nhai kỹ Bà bầu có hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, dễ bị ợ chua và khó tiêu. Vì vậy, việc ăn chậm nhai kỹ giúp thức ăn được nghiền nhuyễn, dễ tiêu hóa hơn. Đồng thời đây là cách để dạ dày có cảm giác nhanh no hơn, kiềm chế việc bà bầu nạp vào cơ thể một lượng thức ăn lớn. Chính vì không ăn quá nhiều trong các bữa nên bà bầu có thể kiểm soát cân nặng của mình. Ăn nhiều trái cây, rau củ Chất dinh dưỡng có trong rau củ, trái cây rất tốt đối với sự phát triển toàn diện của thai nhi. Bà bầu nên ưu ái chọn những loại rau có màu xanh sẫm như: Cải bó xôi, súp lơ xanh, cải xoăn. Những loại trái cây mà mẹ bầu nên bổ sung đó là: cam, chanh, bưởi, táo, dâu tây, việt quất, mâm xôi, chuối, hồng xiêm, măng cụt,… Uống nhiều nước Khi mang thai, chính thói quen uống nhiều nước giúp hệ tiêu hóa của bà bầu hoạt động có hiệu quả hơn. Đặc biệt là uống nhiều nước còn giúp bà bầu có cảm giác no, hạn chế ăn vặt. Trong thực đơn của bà bầu muốn kiểm soát tốt cân nặng không được có những món ăn quá nhiều đường, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas…Đặc biệt là thực đơn của bà bầu cần có đầy đủ các nhóm dưỡng chất trong 1 ngày. Bà bầu lưu ý không nên duy nhất 1 món trong quá nhiều ngày vì như vậy sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất. Đồng thời, bà bầu tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường sức khỏe, giải phóng năng lượng dư thừa và giảm thiểu mỡ tích tụ trong cơ thể. Đồng thời vận động, luyện tập nhẹ nhàng còn giúp cho việc sinh nở của bà bầu dễ dàng hơn. Bà bầu có thể luyện tập các hoạt động thể chất đơn giản như đi bộ, yoga, cơ giãn…Khi cảm thấy mệt thì có thể nghỉ ngơi, không cần gắng sức. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ biết cách xây dựng thực đơn cho bà bầu muốn kiểm soát tốt cân nặng của mình. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.

Read more
Kiểm soát cân nặng khi mang thai với thực đơn lành mạnh
VIP Member
 profile icon
Write a reply