Phan Kim Chi profile icon
PlatinumPlatinum

Phan Kim Chi, VietNam

Tác giả

About Phan Kim Chi

vui vẻ

My Orders
Posts(8)
Replies(2588)
Articles(0)

LỜI KHUYÊN TỪ BÀ MONTESSORI MỖI NĂM CHA MẸ NÊN ĐỌC 1️⃣ LẦN

Maria Montessori là một trong số ít các nhà sư phạm đã có công trong cuộc “cáсh mạng nuôi dạy trẻ” thế kỷ 20. Tất cả những qui tắc dạy con của Montessori đều đơn giản nhưng lại chứa đựng trong đó một sự tinh tế khổng lồ. Các chuyên gia khuyên cha mẹ mỗi năm ít nhất một lần nên đọc lại những lời khuyên giáo dục nàу từ bà Maria Montessori. 💝 1. Một đứa trẻ thường xuyên bị chỉ trích, con sẽ học được cáсh lên án người khác Chê bai người khác chưa bao giờ là cáсh giúp trẻ tiến bộ. 💝2. Nếu một đứa trẻ được khen ngợi không đúng cáсh, con sẽ cảm thấy ít phải cố gắng Hãy khen con, nhưng đừng khen chung chung. Hãy khen đúng, khen cả quá trình, sự nỗ lực và chỉ ra đúng là con đã làm tốt cụ thể điều gì. 💝3. Nếu bạn trung thực với một đứa trẻ, con sẽ học được ý nghĩa của sự công bằng Đừng bao giờ nói dối hay lấp liếm bất cứ điều gì trước mặt trẻ. 💝4. Nếu một đứa trẻ thường xuyên bị nhạo báng, con sẽ trở nên nhút nhát Một lần nữa, trêu chọc và so sánh không làm trẻ tự tin hơn. 💝5. Nếu một đứa trẻ luôn cảm thấy an toàn, con sẽ học được cáсh tin tưởng người khác Niềm tin là điều mẹ cần cố gắng giúp con đạt được trong cuộc sống, chỉ bằng cáсh cho con sự an toàn. 💝6. Nếu một đứa trẻ thường xuyên bị hạ nhục, con sẽ luôn cảm thấy có lỗi Thường xuyên phê phán trẻ sẽ không giúp trẻ tiến bộ mà chỉ khiến cho trẻ hình thành tâm lý mắc tội. 💝7. Nếu một đứa trẻ được khuyến khích thường xuyên, con sẽ có lòng tự trọng cao Lòng tự trọng là nền tảng cần thiết để đứa trẻ tiến từng bước tiến thành công trong cuộc sống. 💝8. Nếu một đứa trẻ được hỗ trợ, con sẽ tự tin Dù là những ý tưởng hoang đường hay một giấc mơ phi lý, sự ủng hộ của bố mẹ sẽ tiếp thêm sức mạnh cho trẻ. 💝9. Đừng bao giờ nói xấu về một đứa trẻ, dù là trước mặt hay sau lưng Nói xấu trẻ là bạn đang hủy hoại cố gắng và sự tự tin vươn tới con người hoàn thiện hơn ở trẻ. 💝 10. Tập trung nuôi dưỡng những điều thiện trong con. Bằng cách đó, sẽ không có chỗ cho sự xấu nảy mầm Việc đẩy lùi mọi thói xấu cho trẻ phụ thuộc vào chính bố mẹ. 💝 11. Luôn luôn lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ khi con cần Nhiều cha mẹ vì quá bận rộn mà thờ ơ bỏ qua những câu hỏi “ngô nghê”, những yêu cầu nhỏ nhặt của trẻ mà không ngờ sẽ vô tình đẩy con ra xa mình. 💝 12. Tôn trọng một đứa trẻ ngay cả khi con phạm sai lầm. Con sẽ có thể sửa sai đủ nhanh Hãy học cáсh tôn trọng con cả khi con làm điều gì đó sai trái. Điều nàу có thể giúp con nhận ra sai lầm và sửa lại cho đúng. St

Read more
LỜI KHUYÊN TỪ BÀ MONTESSORI MỖI NĂM CHA MẸ NÊN ĐỌC 1️⃣ LẦN
TapFluencer
 profile icon
Write a reply

Vitamin C có tăng đề kháng cho con?

Vtm C có giúp con tăng đề khángg không? Việc tăng đề khángg là chuyện của rất nhiều các loại vtm và là cả một quá trình, chứ một mình vtm C k thể đảm nhiệm đc hết "trách nhiệm" tăng đề khánggg đâu nhé các mẹ. Vậy nên mỗi khi con ốm đừng chỉ bsung ngay vtm C. Mỗi ngày cơ thể chỉ có thể hấp thụ một lượng vtm C nhất định khoảng 50-100mg. Nếu quá hàm lượng này, vtm C sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quann cũng như các cơ chế vận hành của cơ thể: - Ảnh hưởng lên dạ dàyy gây looét dạa dàyy: Vtm C là một chất có tính aciid, mà vỗn dĩ môi trường dạ dàyy cũng là môi trường acidd. Vì vậy khi dùng vtm với liều cao và dài ngày sẽ khiến nồng độ aciid trong dạa dày tăng cao. Từ đó bào mòn dạa dày gây ra các ổ looét. Các ổ looét sẽ là một nơi thích hợp để viii khuẩn phát triển và gây viêmm. - Ảnh hưởng lên thậnn gây sỏi thậnn, suy thânn: Vtm C là chất tăng hấp thu canxii từ ruộtt. Nếu thừa vtm C lượng canxii được hấp thu cao, dẫn đến nồng độ canxii trong máuu cũng cao. Lượng canxii này đến thậnn và kết hợp với một chất có tên oxalatt tại thậnn. Hợp chất canxii-oxalatt sẽ lắng đọng tại thậnn lâu ngày tạo thành sỏi thậnn và suy thậnn. - Ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé : Vtm C có đặc tính kíchh thíchh (giống sự kíchh thíchh của cà phê). Vì vậy nếu thừa vtm C sẽ gây hưng phấnn kéo dài làm cơ thể khó đi vào giấc ngủ hơn, dẫn đến khó ngủ. - Cản trở quá trình hấp thu của các vii chất khác: Thừa vtm C có thể làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khác vào cơ thể. Ví dụ, vtm C có thể làm giảm hàm lượng vtm B12. Mà vtm B12 là một vi chất giúp duy trì sức khỏe timm mạch, giảm nguy cơ mắc bệnnh thoái hóa thần kiinh và ngăn ngừa mất trí nhớ, duy trì năng lượng, … Không chỉ vtm C, mà bất kỳ vii chất nào khi thừa đều khiến con bị biếgg ăn và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Vì vậy, bác Đạt luôn nói rằng trước khi bsung bất cứ loại vi chấttt nào cho con các bố mẹ cũng cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hoặc người có chuyên mônnn nhé!

Read more
VIP Member
 profile icon
Write a reply

VỢ CON LÀ NHẤT

HÃY NHỚ: VỢ CON LÀ TÀI SẢN QUÝ GIÁ NHẤT CỦA ĐÀN ÔNG! “Khi còn trẻ, chúng ta vùng vẫy giang hồ, cảm thấy vô cùng thỏa mãn, vui vẻ. Nhưng về sau này, chúng ta mới nhận ra rằng, có đi khắp muôn nơi cũng không bằng việc được nắm tay vợ đi dọc một triền đê”. Trong cuộc đời một người đàn ông, hạnh phúc gia đình là hạnh phúc lớn nhất. Sự thông cảm vợ chồng dành cho nhau là sự thông cảm quan trọng nhất. Thành công trong hôn nhân mới là thành công lớn nhất. Sự quan tâm giữa vợ và chồng là sự quan tâm không được phép xem nhẹ nhất. Sự khoan dung giữa vợ và chồng là sự khoan dung vĩ đại nhất. Trong cuộc đời người đàn ông, vợ mới là người đi bên cạnh như hình với bóng, bầu bạn sớm hôm tối ngày. Khi nghèo khổ, vợ sẽ không vì thế mà bỏ đi, ngược lại vẫn lặng lẽ ở bên, cổ vũ động viên, khuyến khích, giúp đỡ cho đến ngày công thành danh toại. Khi ốm đau, là vợ luôn túc trực bên cạnh cho đến khi khôi phục hoàn toàn. Là đàn ông, sinh ra có nghĩa vụ bảo vệ, yêu thương, quan tâm, chăm sóc, bao dung với người phụ nữ của đời mình. Cánh mày râu cũng cần phải là một bến đỗ an toàn để vợ neo đậu tránh phong ba bão táp, trở thành ánh mặt trời xua tan giá rét, trở thành điểm tựa tin cậy suốt đời cho người phụ nữ mình đã chọn. Để có thể thành vợ chồng trên đời này, đó đã là duyên phận. Muốn có một gia đình thực sự hạnh phúc, rất cần cả vợ và chồng cùng chung tay chèo lái, thiếu một, con thuyền ấy sẽ chòng chành, bị bão táp cuộc đời vùi dập lúc nào không hay. Đối xử tốt với vợ, cuộc sống tự khắc sẽ trở nên tươi đẹp, hài hòa và viên mãn; đối xử tử tế với vợ, đó cũng là cách các ông chồng đang đối xử tử tế với chính mình. Nguồn: Sưu tầm

Read more
VỢ CON LÀ NHẤT
TapFluencer
 profile icon
Write a reply

Hướng dẫn cho ăn khi trẻ bị bệnh

Thời tiết giao mùa là lúc trẻ nhỏ rất dễ bị ốm do sức đề kháng chưa hoàn thiện. Vậy cần làm gì trong những trường hợp này? Bố mẹ có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây nhé. Khi con bị sốt Nếu nhiệt độ cơ thể của bé trên 37.5 độ C, nghĩa là bé đã bị sốt. Sốt không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh và nhiều hiện tượng, do cơ thể phản ứng với các bệnh nhiễm khuẩn như viêm mũi họng, viêm amydal, nhiễm virus, viêm phổi... do cơ thể bị nóng lạnh đột ngột hoặc có những có những biến đổi về chuyển hoá. Nếu bé sốt 3-4 ngày, có bị sổ mũi, hắt hơi hay phát ban nhưng vẫn tỉnh táo và ăn uống được thì đó thường là sốt lành tính. Nếu bé sốt kèm các dấu hiệu như li bì, khó thở, vật vã... thì hãy đưa bé đi khám ngay. Thường khi sốt bé sẽ chán ăn, vì thế đồ ăn nên chế biến loãng, dễ nuốt, ưu tiên những món hợp khẩu vị và cho bé ăn nhiều bữa. Thịt gà, bò, rau xanh là các món lành đối với bé lúc này. Các món ăn mát như cháo đậu xanh hạt sen, các món canh rau xanh... Khi bé sốt cũng bị mất nước, rối loạn điện giải nên mẹ cho bé uống nhiều nước, nhất là nước quả tươi như nước cam, nước dừa, nước dưa hấu, sinh tố xoài, sữa chua cũng rất tốt. Mẹ có thể làm mát một chút các thức uống này để bé dễ uống bằng cách bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, nhưng nhớ không nên bỏ đá trực tiếp vào để tránh nhiễm khuẩn. Nếu trẻ bị nôn trớ Nôn trớ là hiện tượng các chất chứa trong dạ dày (thức ăn, dịch dạ dày...) bị tống ra ngoài theo đường miệng. Có khoảng 20-50% bé sơ sinh thường bị nôn trớ sau khi ăn do dạ dày của bé chưa phát triển hoàn thiện, nhưng ngoài 12 tháng tuổi sẽ giảm dần và khỏi hẳn. Nôn trớ cũng là một triệu chứng thường gặp khi trẻ bị 1 số bệnh, mẹ nên đưa bé đi khám để có phương pháp điều trị thích hợp và chuẩn bị cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dù sao mẹ cũng nên xác định tinh thần là bé sẽ nôn trớ ít nhiều trong giai đoạn đầu đời. - Ngộ độc/dị ứng thức ăn -> Ngừng cho bé ăn thức ăn gây ngộ độc/dị ứng, để bé nôn hết phần thức ăn đã ăn, không dùng thuốc chống nôn. Chuyển sang cho bé ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và ăn làm nhiều bữa để bù lại. - Ép ăn khiến bé sợ và có phản xạ nôn trớ. –> Không ép bé ăn Mùi vị/loại thức ăn không hợp với bé -> Chọn thức ăn hợp khẩu vị với bé - Bé ăn quá no -> Tránh cho bé ăn quá no. Khi ăn xong ôm bé hoặc đặt bé ở tư thế đầu cao hơn thân khoảng 10-15 phút - Kỹ thuật đưa thức ăn vào miệng bé không đúng -> Không cho bé ăn miếng quá lớn. Không để thìa trong miệng trẻ quá lâu khiến thìa chạm vào răng, họng gây phản xạ nôn. - Các bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, hẹp môn vị, viêm ruột, tiêu chảy cấp, viêm tai mũi họng, viêm phổi và nhiều bệnh khác đều có thể khiến bé bị nôn trớ. Khi bị bệnh, ngoài việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ cần cho bé một chế độ ăn hợp lý. Với đa số các bệnh gây nôn trớ, mẹ nên cho bé ăn thức ăn dễ tiêu, ít xơ (thịt lợn, thịt gà, cà rốt, đu đủ, chuối, sữa chua) chế biến lỏng, tránh các thức ăn gây đầy hơi, chướng bụng (bắp cải, súp lơ, táo, đậu, đồ chiên, xào nhiều chất béo), ăn làm nhiều bữa nhỏ. Riêng đối với bệnh trào ngược thực quản, mẹ cũng cho bé ăn làm nhiều bữa, các thức ăn dễ tiêu, nhưng nên chế biến đặc hơn. Ăn gì khi con bị ho Ho là một phản ứng của cơ thể nhằm tống các chất bài tiết hoặc dị vật ra ngoài, giống như một cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp. Ho không phải là một bệnh, mà là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Bé có thể bị ho do cảm lạnh, thường kèm chảy nước mũi và sốt. Bệnh do vi rút gây ra nên dùng kháng sinh không có tác dụng, chỉ điều trị triệu chứng và chăm sóc tại nhà là bé có thể khỏi trong vòng 2 tuần. Nhưng ho cũng có thể do bé bị viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm VA, amydal) hoặc viêm đường hô hấp dưới (viêm thanh quản, khí quản, phế quản, phổi). Bé bị ho thường đau rát họng nên mẹ hãy nấu các món dễ nuốt, dễ tiêu, các món loãng cũng làm loãng đờm nhớt giúp bé đỡ ho và ăn bớt nôn trớ. Vẫn nên cho dầu mỡ vào bát bột/cháo của bé. Cho bé ăn các thực phẩm giàu kẽm, sắt, vitamin A, C để tăng cường sức đề kháng như thịt bò, thịt gà, trứng, rau quả có màu xanh đậm và đỏ như rau dền, bí đỏ, táo, lê... Mẹ tránh cho bé ăn thực phẩm lạnh, các thực phẩm béo, ngọt (lạc, socola...), đồ chiên rán vì sẽ khiến đờm sinh ra nhiều hơn. Theo dân gian khi bị ho thì kiêng ăn thịt gà, tôm cua, cá nhưng điều này không có cơ sở khoa học, nên mẹ hãy yên tâm làm đa dạng bữa ăn cho bé. Tất nhiên không loại trừ khả năng 1 số bé nhạy cảm với mùi vị nên khi ho không hứng thú với các món có vị tanh. Cho bé ăn làm nhiều bữa nhỏ để tránh bé bị no dễ nôn trớ. Sưu tầm

Read more
Hướng dẫn cho ăn khi trẻ bị bệnh
 profile icon
Write a reply

7 kiểu bố ảnh hưởng xấu đến con

Hình ảnh và sự đồng hành của bố thực sự quan trọng với sự trưởng thành của con. Tuy nhiên, có 7 kiểu người bố dưới đây có thể gây hại cho con. 1. Những ông bố tay không rời điện thoại Có rất nhiều ông bố mải mê với điện thoại mà bỏ quên con cái. Nếu người cha luôn chú ý đến điện thoại, dần dần trẻ bắt đầu nghi ngờ và phủ nhận giá trị tồn tại của bản thân. Một khi ý thức thấp về giá trị, trẻ sẽ trở nên tự ti và mặc cảm. Hơn nữa, bố mải mê sử dụng điện thoại di động cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến con cái. Những đứa trẻ cũng bắt đầu quan tâm đến điện thoại di động và phát triển thói quen xấu là nghịch điện thoại giống như cha của chúng. Một người cha có trách nhiệm với con cái nên biết cách nhìn nhận lại hành vi và không ngừng hoàn thiện bản thân. Chơi với điện thoại di động không phải xấu, nhưng cần có chừng mực và không nên nghịch điện thoại trước mặt trẻ. Nên dành nhiều thời gian hơn cho con như tham gia các hoạt động ngoài trời, đọc sách, chơi Lego, các trò chơi cha mẹ - con cái, chạy và leo núi... 2. Những ông bố hút thuốc Tác hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe người xung quanh, đặc biệt trẻ nhỏ là không cần phải bàn cãi. Người bố thường xuyên hút thuốc, con dễ bị viêm phế quản và viêm phổi. Ngoài ra, nó còn gây hại đến khả năng học tập của trẻ, khả năng đọc, suy luận và toán học. Các ông bố hút thuốc nên tìm cách giảm dần hoặc hút ở nơi không ảnh hưởng đến người xung quanh. 3. Những ông bố thường xuyên la mắng con cái Khí chất và tính cách của một người đàn ông không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến vận khí của cả gia đình. Người bố nào biết kiềm chế cảm xúc, chịu nhường nhịn gia đình thì thường sẽ gặt hái được hạnh phúc viên mãn, con cái sống lạc quan, vui vẻ. Nhưng những ông bố cục cằn, luôn mất bình tĩnh, thậm chí có xu hướng bạo lực, mặc dù họ có thể bảo vệ gia đình một phần nào đó nhưng sẽ khiến cho con cảm thấy sợ hãi và lo lắng. Trẻ sẽ ngại giao tiếp với bố vì sợ bố nổi giận bất cứ lúc nào, lại càng sợ bị bố đánh, mắng vì những lỗi nhỏ nhặt. Ngoài ra, sự nóng nảy của người bố cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ, đồng thời sẽ lây nhiễm tính khí xấu cho trẻ. 4. Những ông bố "vắng mặt" trong tuổi thơ của con Họ là những ông bố vẫn ở cùng nhà, thậm chí cùng ăn tối hàng ngày với con cái nhưng hoàn toàn "vắng mặt" trong việc lớn lên cùng con. Ở Trung Quốc gần đây ra đời khái niệm "giáo dục góa" nhằm chỉ sự thờ ơ của người cha trong việc nuôi dạy con. Trong quá trình trưởng thành của nhiều đứa trẻ, bố luôn là "người vô hình", ít tương tác, giao tiếp. Những người đàn ông này nghĩ rằng việc nuôi dạy con là trách nhiệm của người mẹ, những gì họ cần làm là kiếm tiền để tạo điều kiện kinh tế tốt nhất cho trẻ. 5. Những ông bố gia trưởng Không ít ông bố muốn kiểm soát mọi thứ, tự quyết định và áp đặt lên con. Nếu sự kiểm soát của người cha quá mạnh mẽ, vô tình dẫn đến tính cách nhút nhát, tự ti, không dám quyết định của con sau này. Đối với con trai, sự độc tài của cha sẽ trở thành dấu ấn trong tâm trí. Đứa trẻ có khả năng thành bản sao của bố. Các ông bố nên học cách cho con thể hiện bản thân, chấp nhận con, cho phép con làm những gì mình thích theo tốc độ riêng của chúng. Người cha có lợi thế trong việc trau dồi nhận thức về quy tắc, giới tính, tinh thần trách nhiệm, lòng dũng cảm, sự kiên trì cũng như những phẩm chất tốt đẹp khác. Sự vắng mặt của người cha có thể khiến trẻ lạc lối trong quá trình tăng trưởng như: con trai thiếu nam tính và con gái không biết cách hòa hợp với người khác giới. Những đứa trẻ luôn có bố đồng hành cũng sẽ có trí tuệ cảm xúc và óc sáng tạo cao hơn những đứa trẻ nhận sự thờ ơ của bố. 6. Những ông bố "hèn nhát", không có tính quyết đoán Thành quả, khả năng và lòng dũng cảm của một người quyết định thành công của chính họ. Sẽ có nhiều chông gai và nghịch cảnh trong cuộc sống, chỉ khi đàn ông can đảm tiến lên, họ mới có thể mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình mình. Và những người bố như vậy cũng chính là hình mẫu tốt nhất cho con cái, dạy chúng trở nên năng động và chăm chỉ. Nhưng một số ông bố lúc bình thường rất dễ bị thuyết phục, không chỉ bằng lòng với hiện trạng mà còn sống buông thả, vô kỷ luật, thiếu tinh thần chiến đấu. Những ông bố này thậm chí sẽ chọn cách trốn thoát khi gặp biến cố hoặc đứng trước những quyết định lớn. Cách làm và tính cách này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến đứa trẻ và khiến đứa trẻ trở nên yếu đuối. 7. Những ông bố thất hứa Trước 10 tuổi, cha là bầu trời trong mắt con. Tuy nhiên, nhiều ông bố luôn lấy lý do thời gian và công việc bận rộn để bào chữa cho sự thất hứa với con. Dùng lời lẽ ngụy biện vì nghĩ con còn nhỏ nên bịa ra lý do chiếu lệ. Người cha không trung thực sẽ đánh mất lòng tin trong đứa trẻ, tâm lý bất an. Hơn bất cứ mối quan hệ nào, bạn cũng cần giữ lời với con, đừng nên hứa tùy ý. Sưu tầm

Read more
VIP Member
 profile icon
Write a reply