Hải Băng profile icon
PlatinumPlatinum

Hải Băng, VietNam

Tác giả

About Hải Băng

Chéo ❤️ ảnh mới nhất nhé Mom.

My Orders
Posts(10)
Replies(652)
Articles(0)

ĂN THÔ VÀO THỜI ĐIỂM NÀO LÀ HỢP LÝ?

⁉️ ĂN THÔ VÀO THỜI ĐIỂM NÀO LÀ HỢP LÝ? Có không ít ba mẹ lo lắng khi con 2 tuổi mà vẫn chỉ ăn được đồ xay nhuyễn, ăn đồ thô hơn thì bé ọe; con lười nhai, chẳng chịu nhai gì cả chỉ thích nuốt đồ xay nhuyễn thôi; con dạo này biếng ăn, không hay ăn như trước… Có thể vì muốn con ăn được nhiều, mà ba mẹ quên mất việc tăng độ thô của thức ăn cho con theo độ tuổi thích hợp, vẫn xay nhuyễn thức ăn khi con đã 2 tuổi, thậm chí đến khi con 3 tuổi. 🌈 Thời điểm thích hợp cho bé ăn thô 🍀 Giai đoạn 6 – 8 tháng là lúc bé có phản xạ nhai một cách tự nhiên. Nếu lúc này bé không được ba mẹ cho thực hành việc nhai và nuốt thức ăn, thì lâu dần phản xạ đó sẽ mất đi. Khi bé đã bị bỏ lỡ giai đoạn học nhai và nuốt ba mẹ mới cho bé làm quen với thức ăn thô thì bé sẽ gặp khó khăn, nên việc bé hay ngậm đồ ăn trong miệng cũng là điều dễ hiểu. 🍀 Mặc khác, cha mẹ cũng không nên cho trẻ ăn thô quá sớm (trước 5 tháng). Lúc này, cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột. Do vậy, nếu cho bé ăn dặm trước 5 tháng dễ khiến bé dễ chán sữa mẹ nên bú ít đi, dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, quan trọng từ sữa mẹ, sữa mẹ giai đoạn này là thức ăn duy nhất của trẻ. Điều này làm bé giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển. Mặt khác, bé dễ bị dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là những bé có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, bé có nguy cơ cao bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa vì hệ tiêu hóa non nớt chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn phức tạp khác. 🌈 Cách thức ăn thô 🍀 Lưu ý: trong tháng thứ 6, ba mẹ nên cho bé tập ăn bốc với các loại rau củ chín, trái cây. Tháng thứ 7 bắt đầu cho bé nếm nhập tâm các món thịt, cá… Khóa học Cửa Sổ Vàng chuyên sâu cung cấp cho ba mẹ tri thức và giải pháp hiệu quả để hỗ trợ bé yêu ăn dặm đúng cách cũng như kích hoạt và tăng khả năng thông minh dinh dưỡng cho trẻ, ba mẹ có thể tham khảo nha! 🍀 Về hình dạng thức ăn: Ba mẹ cắt thức ăn có độ dài – độ rộng bằng 2 ngón tay của người lớn để giúp trẻ cầm nắm dễ dàng khi ăn. Đối với các thức ăn có dạng tròn nhỏ như nho, dâu… thì nên cắt làm đôi. 🍀 Về lượng thức ăn/bữa và số lần ăn/ngày: Ba mẹ dùng 1 chiếc đĩa (đường kính 8-12 cm, độ sâu tầm 2-3 cm, dùng cho bé từ 6-36 tháng tuổi) phân bố 3 nhóm chính vào đĩa, đừng quá chặt, để không gian cho trẻ bốc. Nhóm 1: cơm mềm, bún, nui, mì, bánh mì... (1/4 dĩa); nhóm 2: thịt, cá... (1/4 dĩa); nhóm 3: rau củ quả (1/2 dĩa) (ít nhất 2 loại rau, 1 củ/quả). Ba mẹ nên cho trẻ ăn 3 bữa 1 ngày. 🍀 Cách tương tác với bé khi ăn: Việc tương tác với con khi ăn rất quan trọng, điều này sẽ giúp trẻ hào hứng với việc ăn hơn. Để tăng chú ý với thức ăn, thay vì nói “Con ăn cà rốt đi, màu cam nè”; bạn thử bốc cà rốt lên, cắn 1 miếng và nói “Mẹ ăn cà rốt nhé, con muốn thử không”. Đây gọi là làm mẫu. Một cách khác là đặt cà rốt vào tay trẻ, nhờ trẻ cho bạn ăn và trẻ cũng ăn. Đây gọi là hỗ trợ. Hoặc cách khác nữa là bạn cầm cà rốt và 1 miếng bí đỏ, bạn hỏi trẻ ăn cái nào trước. Đây gọi là lựa chọn. 🌈 Cho trẻ ăn thô (từ tháng thứ 6) có gây hại dạ dày không? 🍀 Trên thực tế, ăn thô không gây hại cho dạ dày mà còn giúp cho dạ dày và ruột của bé khỏe hơn. 🍀 Dạ dày có nhiệm vụ co bóp và nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa, còn việc làm nhỏ thức ăn diễn ra ở miệng. Khi bé nhai, các tuyến nước bọt sẽ tiết ra dịch vị để trộn vào thức ăn. Khi thức ăn bé nuốt vào đến dạ dày sẽ được trộn thêm dịch tiêu hóa ở dạ dày và kích thích bài tiết các men tiêu hóa khác từ gan, mật, tụy. 🍀 Một số ba mẹ thường nghĩ rằng việc cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn sẽ giúp cho bé dễ tiêu hóa hơn, tránh gây đau dạ dày, tuy nhiên, khi ăn thức ăn xay nhuyễn bé chỉ cần nuốt mà không phải nhai, như thế thức ăn hoàn toàn không được trộn men tiêu hóa như cách thông thường (không được trộn dịch vị ở miệng, lượng dịch tiêu hóa từ gan, mật, tụy cũng giảm đi vì dạ dày không phải co bóp nhiều nữa). Việc này chỉ làm cho đường ruột của bé quá tải, nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng chán ăn và tiêu hóa kém hoặc ăn quá nhiều, gây nên béo phì. 🍀 Có một vấn đề nữa là nhiều ba mẹ lo lắng cho rằng bé không tiêu hóa được khi ăn thô vì chất thải ra lổn nhổn còn nguyên hình dạng ban đầu. Thực tế, đây là điều HOÀN TOÀN BÌNH THƯỜNG, dù ba mẹ có cho bé ăn đồ ăn xay nhuyễn thì chất thải ra cũng vẫn nguyên xi, chỉ là nó nhuyễn nên nhiều người lầm tưởng bé tiêu hóa tốt. 🌷 Như vậy, việc tập cho trẻ ăn thô góp phần giúp trẻ phát triển kỹ năng cầm nắm thực phẩm, kỹ năng nhai nuốt, đồng thời tập làm quen với mùi vị thực phẩm cũng như “rèn luyện” hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Do đó, ba mẹ cần tập cho con ăn thô đúng thời điểm, và nhớ không nên cho bé ăn quá nhiều trong cùng một bữa nhé. Nguồn: cửa sổ vàng

Read more
ĂN THÔ VÀO THỜI ĐIỂM NÀO LÀ HỢP LÝ?
undefined profile icon
Write a reply

GIẢI MÃ MÙA SINH CỦA BÉ

☀️🌤⛅️❄️ CHA MẸ ĐÃ BIẾT Ý NGHĨA MÙA SINH CỦA CON CHƯA🤔🤔 Dựa trên quan điểm “Môi trường tạo nên cá thể”, cách tạo hóa tạo ra con người khác nhau. Con người là một tiểu vũ trụ, vũ trụ có xuân hạ thu đông thì Đời người cũng có 4 mùa xuân hạ thu đông: Từ bé sinh ra đến năm 18 tuổi là mùa xuân Từ 23 trở đi là mùa hạ, mùa đi gieo, gieo đến năm 40 tuổi Từ 40 tuổi trở đi là mùa thu (thu của thu hoạch), chính vì thế mà có câu sau 40 tuổi không giàu thì không giàu được, nguồn cơn là đây! 60 tuổi đổ đi là mùa Đông 👉 Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu thu, Đông tàn 🔵 Sinh từ 15/2 đến hết tháng 4 dương lịch: Mùa xuân, thuộc hành kim ☑ Dễ cảm thông, bao dung, chăm chỉ, làm việc nhóm tốt ☑ Các mẹ thuộc nhóm dễ thương so cute đa số là sinh mùa Xuân ☑ Chăm chỉ nhưng lại hay né tránh, ngại va chạm, không hợp mô hình lãnh đạo, áp đặt độc tài, dễ bị tổn thương, thích xin lời khuyên, dễ bị nhẹ dạ cả tin, dễ bị lụy tình, yêu là yêu hết mình, nhưng làm việc cũng toàn tâm toàn ý với công việc. ☑ Nếu Con cái sinh mùa xuân thì hãy giữ giọng, nhóm sinh mùa xuân thích nói ☑ Hãy ích kỷ một chút, làm từ thiện không phải việc của bạn, vì bạn quá tốt quá nhẹ dạ cả tin. Nếu làm từ thiện hãy cân nhắc kẻo bị lợi dụng. ✳ Linh vật: KHỈ, CHIM, GÀ 🔵 Sinh vào Tháng 5-6-7 DL: mùa hạ, hành Thủy ☑ Nhóm trẻ chín chắn, trẻ sinh mùa này hay bị mắng là bướng lắm, láo lắm, đánh cho thè nọc ra cho chừa chứ lại… ☑ Tai rất thính, nghe gì cũng nghe 2 tai (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng), tinh tế, dung mạo đẹp, ham học hỏi, thích thay đổi. ☑ Trai hay gái đều thu hút khác giới, ham học thích thông tin, thích hóng hớt, khả năng thích nghi cực tốt, thích thay đổi. ☑ Những người con của gia đình, coi trọng gia đình, cần gia đình, có khả năng kiểm soát bản thân tốt, kiểm soát cảm xúc rất tốt, nhưng đôi khi lại dễ bị căng thẳng bởi chuyện rất nhỏ nhặt, linh tinh. ✳ Linh vật: Chuột, trâu, bò 🔵 Sinh vào tháng 8-9-10: mùa thu, thuộc hành Mộc ☑ Nhóm trẻ kỹ tính: trẻ sinh mùa này lại ngược lại với nhóm mùa xuân ☑ Nhóm quản trị, yêu bằng lý trí thiếu lòng nhân ái, dễ thành các công cụ đàn áp nếu nuôi dạy không đúng cách. ☑ Tính sở hữu cao, tính chiếm giữ cao, dễ ích kỷ, dễ bị chấp, cầu toàn, làm việc nhóm khó, dễ thành nhà độc tài, có tài phân tích, có chiến thuật. ☑ Hãy cho đi nhiều, hãy làm từ thiện nhiều hơn thêm lòng nhân ái, tăng cường làm từ thiện. ✳ Linh vật: Mèo, thỏ 🔵 Sinh tháng 11-12-1 và một nửa tháng 2 (thuộc hành Hỏa) ☑ Nhóm trẻ nhạy bén, lơ là, tai nghễnh ngãng ☑ Nhạy bén, thích cái mới ☑ Gần gũi nhiệt tình nhiệt huyết, dễ cám dỗ người khác, hoạt náo, dễ bị tự phụ, dạy ko tốt dễ thành tiểu nhân, dạy ko tốt dễ tầm thường ko biết nhìn xa trông rộng ☑ Khó tập trung ✳ Linh vật: Hổ, ngựa 👉Sinh mùa xuân hợp làm việc với mùa thu, Hạ hợp làm việc với mùa đông 👉Tổng kết: Cha mẹ lưu ý đây không phải bói toán, đây là dựa trên quan điểm môi trường tạo lên cá thể, mỗi con người là một tiểu vũ trụ. Con cái không có quyền chọn lựa cha mẹ, và con cái bạn sinh ra để làm sứ mệnh của con bạn chứ không phải sống theo cách của bạn. Rõ ràng mỗi cá thể là hoàn toàn khác nhau, nắm được đặc điểm để nuôi dạy cho tốt, đi đúng hướng, tạo ra thế hệ tương lai tốt đẹp hơn. Nếu dạy sai thì: Nhóm mùa xuân trở thành cả nể Nhóm mùa hạ trở thành ngang bướng Nhóm mùa thu trở thành nhút nhát Nhóm mùa đông trở thành tiểu nhân, không biết nhìn xa trông rộng. Tổng hợp livestream Mùa sinh 08/04/2020 dr Cương👉👉Video đây: https://youtu.be/qdo02xrYZgs CÁC BẠN NHÀ ANH CHỊ SINH VÀO MÙA NÀO Ạ?

Read more
undefined profile icon
Write a reply

HÃY NÓI VỚI CON MỖI NGÀY ĐIỀU KỲ DIỆU SẼ ĐẾN

☘️🍀HÃY NHẬP TÂM CHO CON MỖI NGÀY NHÉ : 1. Con là 1 người đặc biệt. Con rất tuyệt vời 👶 2. Con mạnh mẽ, tự tin, con thông minh👶 3. Con là đứa trẻ tốt bụng,hiểu chuyện, con luôn mang lại niềm vui cho mọi người 👶 4. Con có 1 trái tim yêu thương: con yêu thương ba mẹ, con yêu thương ông bà. Con yêu thương anh chị...👶 5. Con luôn biết giúp đỡ người khác.👶 6. Con rất năng động, nhiệt huyết và chân thành.👶 7. Con luôn biết ơn những gì con nhận được. Con biết cảm ơn mỗi khi nhận được quà từ ông bà, cha mẹ…👶 8. Con có nụ cười rất đẹp, con luôn mang nó tặng cho mọi người.👶 9. Con rất thích đi học đúng không nào? Con rất thích đọc sách, thích tìm tòi khám phá sự vật xung quanh mình đúng không nào?👶 10. Con rất ngoan ngoãn, lễ phép với người lớn👶 11. Cha mẹ luôn tự hào về con 👶 ........... Hãy dành 5 phút cho con trước giờ đi ngủ, cùng tổng kết lại xem hôm nay con đã làm được những gì và thủ thỉ cho con nghe những câu nói tuyệt vời . Thử trải nghiệm sau 10 ngày nhé,Kì tích sẽ xảy ra đấy . 💥5 PHÚT THỦ THỈ và CÁI ÔM 8 GIÂY. Hai phương pháp giáo dục của giáo sư nổi tiếng Nhật Bản Shichida 🎯Phương pháp “5 phút thủ thỉ” Buổi trưa/tối, trước khi con đi ngủ là một thời điểm tuyệt vời để các bà mẹ, các ông bố thể hiện tình cảm với con.Đặc biệt khi bạn đã xa con cả một ngày dài. Ở Nhật có nhiều ông bố bận rộn đi làm về muộn nhưng vẫn cố gắng dành thời gian buổi tối nằm ru con ngủ, đọc truyện cho con nghe, thì thầm với con những lời yêu thương hay kể chuyện, kể về ước mơ của mình cho con nghe. Theo nghiên cứu khoa học, lúc trẻ chập chờn vào giấc ngủ, mọi thông tin trẻ nghe sẽ được lưu giữ hoàn toàn vô thức vào não bộ. Vì vậy, khi một đúa trẻ tiếp nhận những lời thủ thỉ lúc chúng vừa ngủ, những lời thủ thỉ này có thể êm ái đi vào tiềm thức của con. Các nhà giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản như Shichida, Ibukai Masaru khuyên rằng cha mẹ hãy ru ngủ cho con bằng bài hát, đọc ehon, trò chuyện hay nói về những gì mình muốn khuyên con… sẽ có hiệu quả rất lớn. Mục đích của phương pháp này là dùng những lời lẽ yêu thương, những mong muốn tích cực bạn dành cho con, giúp điều chỉnh những nét tính cách không tốt ở con, đồng thời giúp cải thiện chức năng não bộ của con và cải thiện trí nhớ, thay đổi đứa trẻ nổi loạn thành đứa trẻ biết vâng lời, biến đứa trẻ thỉếu tự tin thành đứa trẻ tự tin đầy nhiệt huyết. Các bước mà bố mẹ cần thực hiện trong phương pháp này là : 1. Thủ thỉ chính [Tên của bé], bố/mẹ biết hiện giờ con đang ngủ rất ngon, nhưng một phần trong não con vẫn còn thức và lắng nghe những điều bố/mẹ đang nói với con. Và con sẽ nhớ tất cả mọi điều bố/mẹ nói. 2. Thủ thỉ về tình yêu thương [Tên của bé], bố/mẹ thương con nhiều lắm. Con là một đứa trẻ rất ngoan. Bởi vì con lúc nào cũng vui vẻ và lễ phép, bố/mẹ thương con rất nhiều. 3. Thủ thỉ về mối liên hệ giữa bố/mẹ và con Bố/mẹ lúc nào cũng ở bên con nên con sẽ không bao giờ phải cảm thấy cô đơn và lo lắng điều gì hết. 4. Thủ thỉ về sự thay đổi mà bạn mong muốn ở con: [Tên của bé] Nguồn sưu tầm

Read more
TapFluencer
undefined profile icon
Write a reply

NÊN HAY KHÔNG NÊN

✍✍✍CÓ NÊN DÙNG XE TRÒN TẬP ĐI CHO BÉ? Thời điểm trẻ 9-10 tháng tuổi, nhiều ba mẹ mua cho bé chiếc xe tập đi, với mong muốn sẽ giúp bé biết đi nhanh hơn. Liệu xe tập đi có giúp bé biết đi nhanh hơn như ba mẹ nghĩ, và có thật sự an toàn cho con? ⛔ Câu trả lời là KHÔNG ba mẹ nhé! 🌈 Xe tròn tập đi không những không làm trẻ biết đi nhanh hơn mà ngược lại, có thể khiến con chậm biết đi hơn Xe tròn tập đi chỉ là điểm tựa cho bé di chuyển. Nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy trẻ sử dụng xe tròn tập đi sẽ không đi nhanh hơn, thậm chí còn có thể đi chậm hơn so với những bé không dùng xe. Vì khi dùng xe tập đi, trẻ không học được cách giữ thăng bằng để không bị té ngã; trẻ không thể nhìn thấy được bàn chân của mình, điều này là một trở ngại vì trẻ học đi bằng cách quan sát và cảm nhận; trẻ không học được cách chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng, điều này làm cho trẻ không tập mạnh được cho các nhóm cơ cần thiết cho việc trẻ vịn đứng, đứng chựng một mình và tập đi; các cơ mà trẻ dùng để di chuyển xe đi thì khác nhiều so với những cơ cần thiết để trẻ tập đứng và đi;... 🌈 Xe tròn tập đi không an toàn cho con Phần lớn các loại xe tập đi đều có thiết kế bánh tròn nhỏ, tự lăn khi có lực đẩy. Khi dựa vào xe tập đi, bé lao nhanh hơn mức bình thường và dễ mất thăng bằng. Bé cũng có thể mở rộng phạm vi “khám phá” và lao vào những nơi không an toàn, con dễ té ngã, bỏng, bị thương... 🌈 Xe tròn tập đi có thể làm giảm khả năng vận động và trí thông minh ở trẻ Vận động rất quan trọng đối với con trẻ. Vận động không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh, gia tăng sức đề kháng mà còn tạo ra kết nối não, tăng chỉ số vượt khó AQ cũng như hàng loạt lợi ích khác. Nếu ba mẹ cứ để trẻ dựa vào xe tập đi mà không để con tự tập đi sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng vận động và trí thông minh của con. 🌈 Xe tròn tập đi có thể dẫn đến nguy cơ gù lưng và cong chân ở trẻ Một số ba mẹ chưa có tri thức đúng đắn, muốn con biết đi sớm nên cho con sử dụng xe tập đi rất sớm. Tuy nhiên, việc này có thể dẫn đến nguy cơ gù lưng và cong chân ở trẻ. Vì hệ xương của bé còn yếu và chưa sẵn sàng để nâng đỡ được phần trên của cơ thể, lâu dần sẽ gây biến dạng xương, dẫn đến gù lưng và chân vòng kiềng. 🌷 Dạy con tập đi như thế nào? 🍀 Khi con đến tuổi tập đứng, ba mẹ cần giúp con tập đứng, có thể dạy con bằng cách cho con bám vào chân ba mẹ và cổ vũ con đứng dậy từ từ. Hành động này sẽ giúp bé chủ động điều khiển cơ thể mình, giúp phát triển cơ, xương của trẻ, để con vững vàng hơn, nhanh chuyển sang giai đoạn đi. 🍀 Khi con đã bắt đầu có dấu hiệu muốn đi, ba mẹ cần tập đi cho con. Ba mẹ cổ vũ con đứng lên, có thể nâng đỡ từ khuỷu tay hay vai bé, hoặc quỳ gối trước mặt con và đỡ con bằng hai tay giúp bé di chuyển; tránh thúc đẩy hay kéo bé đi, vì xương bé còn yếu, rất dễ gây trật cổ tay hay xương vai. Khi bé đã đi thành thạo, ba mẹ có thể dùng tay dắt con đi từng bước nhé! 🍀 Việc sử dụng xe tập đi cho bé là không nên vì nó không những không giúp bé biết đi nhanh hơn mà còn thiếu an toàn cho con cũng như không tốt cho sự phát triển cơ, xương của bé. Ba mẹ nên để bé tự phát triển theo đúng khả năng của mình. Khi trẻ tập đi, điều quan trọng là ba mẹ cần cung cấp cho con môi trường, cơ hội để thực hành việc tập đi mà thôi. Các em bé Cửa Sổ Vàng rất cứng cáp, khỏe mạnh, thông minh, yêu vận động và biết đi từ sớm. Mời ba mẹ tham khảo phương pháp và bí quyết từ khóa Cửa Sổ Vàng chuyên sâu nhé!

Read more
NÊN HAY KHÔNG NÊN
undefined profile icon
Write a reply

NGUYÊN TẮC DẠY BẢO VỆ CƠ THỂ MÀ BỐ MẸ CÓ CON GÁI CẦN ĐỌC NGAY.

Nguyên tắc dạy bảo vệ cơ thể mà bố mẹ có con gái cần phải đọc ngay ❗❗❗ 1. Từ 2,5 - 3 tuổi trở lên khi con tự đi vệ sinh được, đưa ra nguyên tắc “KHÔNG NHÌN, NGÓ” con trong lúc đang đi vệ sinh để bé biết rằng đó cũng là một việc riêng tư cần được tôn trọng. 2. Nếu bố mẹ đi công tác phải để con ở nhà ông bà thì dặn CON SẼ CHỈ ĐƯỢC NGỦ CÙNG BÀ, không ngủ cùng ông hoặc thành viên nam khác (như chú, cậu...), dù là người thân thuộc. Và hôm sau đón con, bố mẹ nên hỏi “Tối qua con ngủ như thế nào?” 3. Tầm 3 tuổi trở đi, VIỆC TẮM RỬA CON CÓ THỂ TỰ LÀM ĐƯỢC. Con thường không tự kì được phần lưng phía sau thì bố mẹ có thể mua loại bông kỳ lưng dạng dài rất mềm có bán ở các siêu thị để con tự làm dần. 4. Khi tắm xong, bố mẹ dạy con về “CHỖ KÍN ĐÁO” để thay quần áo, không thay quần áo ở chỗ đông người, lộ thiên (như phòng khách, dù là người nhà đi chăng nữa). 5. KHÔNG AI ĐƯỢC PHÉP CHỤP ẢNH CÁC BỘ PHẬN KÍN của con. 6. Nhắc nhở con gái KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC NGỒI TRONG LÒNG ai đó, kể cả chú/bác của mình, trong bất kỳ tình huống nào, đặc biệt khi con 3-4 tuổi trở lên. 7. Cần có GIỚI HẠN VÀ KIỂM SOÁT CON XEM TIVI, hoặc tốt nhất nên hạn chế. Bởi con có thể xem được những cảnh nhạy cảm trên tivi khi cùng xem với người lớn. 8. KHÔNG ĐI VỆ SINH Ở NƠI CÓ THỂ DỄ DÀNG NHÌN THẤY CÁC BỘ PHẬN KÍN của con. Nhiều bố mẹ thường có thói quen con buồn tè là cho giải quyết ngay vỉa hè... Cách đó khiến con không ý thức được rằng việc đi tiểu tiện đúng nơi cũng là trân quý và giúp bảo vệ bản thân. 9. Mua nhiều sách truyện cổ tích cho con thì cũng nên MUA NHIỀU SÁCH, TRUYỆN, TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ CƠ THỂ NGƯỜI, GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ CÁCH BẢO VỆ BẢN THÂN. Không chỉ bố mẹ đọc mà còn định hướng, hướng dẫn cho con. 10. KHÔNG ĐỂ BẤT KỲ NGƯỜI LỚN NÀO GỌI CON LÀ VỢ HOẶC CHỒNG. Trẻ con thường thích chơi trò giả đóng vai, nhưng với cách gọi như này giữa người lớn - trẻ con thì không được và đôi khi lại tiềm ẩn những rủi ro. 11. Khi con tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, hoặc tập thể thao, dạy con tránh

Read more
NGUYÊN TẮC DẠY BẢO VỆ CƠ THỂ MÀ BỐ MẸ CÓ CON GÁI CẦN ĐỌC NGAY.
Super Mum
undefined profile icon
Write a reply