Duong Dung profile icon
PlatinumPlatinum

Duong Dung, VietNam

About Duong Dung

Mommy of my son ❤

My Orders
Posts(55)
Replies(38392)
Articles(0)

DÙ KHÔNG PHẢI LÀ TỔN HẠI TỚI THỂ XÁC, NHƯNG LA MẮNG, CHÌ CHIẾT CŨNG LÀ MỘT DẠNG BẠO LỰC

Dạo gần đây, có chương trình "Cha mẹ thay đổi" trên VTV7, mình nhớ mãi câu nói của Giáo sư Pecki (Ủy ban cố vấn chính sách của Bộ Giáo dục Hàn Quốc): tổn thương tinh thần của một đứa trẻ tương đương với BỎNG CẤP ĐỘ 3, khiến các con rất đau đớn. Nuôi dạy con là một vai trò đầy thách thức của cuộc đời và hầu hết cha mẹ đều phải trải qua. Hầu hết cha mẹ nào cũng trải qua giai đoạn nóng giận vì con nghịch ngợm, làm hỏng đồ đạc, không chịu nghe thậm chí cảm thấy rất phiền khi con hỏi nhiều. Chúng ta sẽ làm gì trước những tình huống đó? Có những bố mẹ sẽ quát con để con nghe lời hơn. Và quả thực là điều đó có kết quả ngay tức thì. Thế nhưng đằng sau phương pháp đó là những tai hại vô cùng lớn .Trẻ bị la mắng lâu ngày sẽ trở nên chai lì, không thích hoặc không học được cách lắng nghe người khác thậm chí là tự vệ chống lại cuộc tấn công bằng lời nói ( làm ngược lại yêu cầu của người lớn dù biết điều mình làm là sai trái ). Aisha Al Midfa - giám đốc chương trình và nghiên cứu của DFWC, nói: "Chúng ta cần phải chú trọng đến những gì chúng ta nói với con trẻ. Có thể bạn nghĩ lời nói không gây tổn hại cho trẻ, vì chúng ta không vi phạm vào việc đánh trẻ. Thế nhưng lời nói lại gây thiệt hại vô cùng lớn tới tâm lí của trẻ” TẠI SAO CHÚNG TA CẦN DỪNG VIỆC QUÁT MẮNG TRẺ ? Hãy cùng Sách giáo khoa Cánh Diều tìm hiểu những thông tin sau nhé: 👉 TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁT MẮNG - QUÁT MẮNG KHÔNG TRUYỀN TẢI HẾT THÔNG ĐIỆP BẠN MUỐN NÓI Theo một nghiên cứu, việc quát mắng như một tiếng nói lớn, không làm cho thông điệp truyền tải rõ ràng hơn. Nó đúng đối với cả người trẻ, người già và trẻ con. Quát mắng thông điệp truyền tải chỉ bằng 10% so với khi bạn nói chuyện nhẹ nhàng. - QUÁT MẮNG KHIẾN TÌNH CẢM BỊ RẠN NỨT Việc quát mắng đi kèm các yếu tố: biểu hiện khuôn mặt, ngôn ngữ mang hàm ý lăng mạ đối phương. Điều đó sẽ khiến đối phương tổn thương lòng tự trọng và nghi ngờ về tình cảm. - TRẺ HỌC ĐƯỢC CÁCH QUÁT MẮNG ĐỂ TRUYỀN ĐẠT THÔNG TIN Bạn sẽ thấy nhiều đứa trẻ hay la hét với bạn bè hay người lớn vò không làm theo đúng ý chúng. Một phần là vì chúng chưa biết cách biểu lộ cảm xúc tích cực. Một phần lớn, đừng hỏi “con học cái thói quát nạt người khác từ ai ?” mà hãy để ý rằng người lớn có quát mắng trước mặt trẻ không nhé. 👉 NHỮNG TÁC HẠI CỦA VIỆC LA MẮNG TRẺ - GÂY TỔN THƯƠNG TÂM LÍ Mạng lưới Y tế Phụ nữ và Trẻ em cho biết ngay cả trẻ sơ sinh, thường sợ hãi những tiếng nói lớn. Chúng cảm nhận quát mắng như là một mối đe dọa tới sự an toàn và tự tin của chúng. Ở trẻ nhỏ (1-3 tuổi) chúng chưa thể hiểu được vì sao bố mẹ lại to tiếng. Một thời gian dài có thể gây sợ hãi, căng thẳng, lo lắng mất ngủ. Một số đứa trẻ trở nên nhút nhát, giảm khả năng giải quyết các vấn đề xung đột. Nếu hành động này xảy ra thường xuyên, chúng có thể trở nên im lặng và ngại tiếp xúc với thế giới xung quanh. - PHÁ VỠ LÒNG TIN Sự tự tin của trẻ được xây dựng chủ yếu từ cha mẹ. Thế nhưng khi bị la mắng, trẻ sẽ không muốn làm bất kỳ điều gì vì sợ cha mẹ không chấp thuận. - GIẢM KHẢ NĂNG TẬP TRUNG Khi bị sợ hãi, não sản sinh adrenalin có thể khiến năng lực tư duy hạn chế. Thậm chí còn có thể khiến trẻ chậm phát triển về học tập, giao tiếp. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới tương lai của trẻ. Thậm chí khi đi học, thầy cô cũng khó khăn trong việc điều chỉnh và kiểm soát hành vi của trẻ. - HÌNH THÀNH TÍNH CÁCH NÓI DỐI Trẻ bị la mắng do nhiều nguyên nhân. Nhưng khi cha mẹ to tiếng, chúng sẽ cảm thấy không an toàn. Chính điều này khiến con có xu hướng nói dối nhiều hơn khi trưởng thành. Vì chúng sợ nếu nói ra sự thật chúng sẽ bị mắng nhiều hơn. Điều này chắc chúng ta cũng đã từng trải qua vì sợ bố mẹ không tin tưởng mình. - HIẾU CHIẾN Theo một báo cáo, khi trẻ chứng kiến cảnh la hét lên liên tục đến độ tuổi 4 - 5, chúng có thể có những hành vi hiếu chiến. Biểu hiện bắt đầu từ những mối quan hệ xung quanh. Chúng gây sự, xâm chiếm không gian cá nhân của người khác: đẩy, đánh và la mắng bạn bè. - CON KHÔNG BIẾT CÁCH LẮNG NGHE Một đứa trẻ chỉ biết lắng nghe khi cha mẹ biết lắng nghe chúng. Con trẻ học được cách quát mắng của người lớn để truyền đạt thông tin của mình. Bởi chúng sẽ hiểu lầm rằng, cách nói to tiếng là cách để mọi người nghe thấy lời nói của mình. 👉 CHA MẸ NÊN LÀM GÌ ? Nhiều bậc cha mẹ chưa nghĩ đến định hình phong cách cha mẹ, họ thường sử dụng những phương pháp trước đó của cha mẹ họ. La hét là một phương pháp lỗi thời mà họ biết. Hãy thử áp dụng một số quy tắc đơn giản sau, bạn có thể biểu lộ được cảm xúc của mình vừa có dạy con những bài học quý giá. 1. HÃY NÓI CHO TRẺ BIẾT ĐIỀU BẠN ĐANG MONG ĐỢI Ở TRẺ Không phải ai cũng hiểu được ý muốn của người khác, trẻ nhỏ cũng vậy. Con trẻ không hiểu được mẹ đang muốn gì, chi bằng hãy nói thẳng thắn với con. Ví dụ : "Hết giờ giải lao rồi, con nên bỏ đồ chơi vào thùng." 2. CHIA SẺ CẢM XÚC MỘT CÁCH TÍCH CỰC Tức giận là một cảm xúc bình thường của con người, tuy nhiên chúng ta có thể học cách quản lí chúng. Ví dụ: “Mẹ không hài lòng về cách cư xử của con. Nó làm mẹ rất bực. Mẹ nghĩ chúng ra nên dành thời gian để suy nghĩ lại hành động của mình" - đây cũng là cách bạn chiến thắng cơn giận dữ . Dạy con bạn biết cách chia sẻ cảm xúc với người xung quanh và phát triển một thái độ tôn trọng bản thân và người khác. 3. ĐƯA RA NHỮNG LỜI CẢNH BÁO/ NHẮC NHỞ KHÔNG CHỨA HÀM Ý ĐE DỌA Việc mang hàm ý đe dọa sẽ chạm tới khả năng tự vệ của trẻ. 4. KHEN NGỢI CON KHI CON LÀM TỐT NHIỆM VỤ CỦA MÌNH Tất nhiên rồi, việc khen ngợi con khi con làm việc tốt sẽ khuyến khích con thực hiện đúng nội quy. 5. CHO BẢN THÂN THỜI GIAN BÌNH TĨNH Khi bạn cảm thấy bực tức đến mức mất kiểm soát. Hãy rời khỏi vùng xung đột một vài phút, cho mình được bình tĩnh lại. Đó cũng là cách bạn dạy con bạn biết quản lí cảm xúc của mình . 6. GIẢI QUYẾT HÀNH VI XẤU CỦA TRẺ MỘT CÁCH BÌNH TĨNH Đôi khi trẻ em có những cư xử sai, tuy nhiên đó là một phần của sự trưởng thành. Hãy nói chuyện với con trẻ biết con nên/không nên làm gì mà không động đến phẩm giá của họ. Đôi khi trẻ học được cách la hét từ môi trường xung quanh, hãy đừng cố quát nạt lại con mà hãy thẳng thắn phân tích cho con, cách làm đó sẽ không giúp mọi người hiểu con đang muốn nói gì và thậm chí đó là cách không tôn trọng người khác. 7. XIN LỖI CON NẾU CHA MẸ CÓ QUÁT MẮNG CON Nếu chuyện quát mắng xảy ra, hãy xin lỗi con. Con bạn sẽ học được một bài học quan trọng: Chúng ta đều phạm sai lầm và chúng ta cần phải xin lỗi. 8. TIẾP NHẬN NHỮNG SUY NGHĨ VÀ MONG MUỐN CỦA CON Bạn biết không? Bởi thế giới của trẻ con cũng như người lớn vậy. Chúng có có suy nghĩ, tâm tư tình cảm riêng và có những công việc trẻ ưu tiên muốn làm.Hãy lắng nghe những tâm tư suy nghĩ của trẻ. ❤ Nhắn nhủ: Thật khó có thể tránh được những lúc nóng giận. Nhưng đừng bỏ cuộc. Đó là con đường giáo dục không mấy dễ dàng nhưng thực sự cho giá trị cho trẻ. Điều cần nhất đó chính là cái tâm Bình an. Bởi khi Bình an, ta mới có thể sáng suốt để chọn ra đâu là điều thực sự tốt cho con. Khi Bình an, ta mới có thể kiên quyết với những điều còn tiêu cực ở xã hội quanh ta, từ đó tạo dựng một môi trường lành mạnh - nơi mọi người giao tiếp với nhau bằng sự tôn trọng, lắng nghe và thẳng thắn cho trẻ, cha mẹ nhé. P:s: Bởi vậy nên E luôn chậm lại ít giây trước khi nói, để chắc chắn rằng câu nói của mình không gây tổn thương đến Con Nguồn: St

Read more
DÙ KHÔNG PHẢI LÀ TỔN HẠI TỚI THỂ XÁC, NHƯNG  LA MẮNG, CHÌ CHIẾT CŨNG LÀ MỘT DẠNG BẠO LỰC
VIP Member
 profile icon
Write a reply

⛔⛔XIN ĐỪNG NÓI ĐÙA VỚI CON TRẺ !!

🐤Tôi nhớ lúc tôi còn bé, tầm khoảng 2, 3 tuổi, bố mẹ luôn bận rộn với công việc và giao tôi cho ông bà chăm sóc. Lúc đó, mỗi khi tôi nghịch ngợm, ông bà đều nói một câu: "Cháu mà không nghe lời, thì bố mẹ sẽ bỏ rơi cháu đấy, không cần cháu nữa đâu". Chưa ngừng ở đó, khi tôi sang nhà hàng xóm chơi, họ cũng thường xuyên hỏi đùa với tôi: "Bố mẹ cháu đâu rồi, có phải đã bỏ rơi cháu rồi không?". 😫Chẳng biết người lớn cảm thấy như thế nào, nhưng tôi vẫn còn nhớ cảm giác khi nghe những lời ấy, rất chua xót và đau lòng. Trong phút chốc, tôi cũng tự hỏi CÓ PHẢI BỐ MẸ ĐÃ BỎ RƠI TÔI THẬT RỒI KHÔNG? 🧶Đến bây giờ tôi đã trưởng thành và đã có con. Có một lần tôi đến nhà bạn chơi, bạn hỏi tôi có định sinh thêm đứa thứ 2 không, tôi nói rằng cũng muốn nhưng nghĩ đến việc không có thời gian chăm sóc đứa lớn nên lại thôi. Bạn tôi cười bảo rằng, muốn sinh thì cứ sinh, lo lắng nhiều quá làm gì. ❓Sau đó tôi quay sang hỏi con của tôi: "Mẹ sinh thêm em cho con nhé, con có muốn không", bé con nhà tôi gật đầu. Bạn tôi lại quay sang nói: "Nhưng mẹ sinh em rồi không cần con nữa". Ngay sau câu nói này, tôi lập tức ngăn cậu ấy lại và an ủi bé con: "Không có đâu, mẹ luôn cần con, luôn yêu con, dì nói đùa đấy". 🤍Trong cuộc sống thường ngày, nhiều người mẹ vô ý thường đe dọa con mình bằng câu nói: "Con như thế mẹ sẽ không thương đâu", hay "Con như thế là mẹ bỏ luôn đấy", với mục đích khiến cho trẻ con sợ và nghe lời hơn, nhưng trên thực tế kết quả sau đó khiến không ít người bất ngờ. 🤍Tôi nhớ trước đây từng chứng kiến một câu chuyện, người mẹ này có 2 con, đứa lớn 4, 5 tuổi, đứa nhỏ khoảng vài tháng. Khi đứa lớn đến nhà hàng xóm chơi, những người này đã đùa với cậu bé rằng: "Sau khi mẹ cháu sinh thêm em sẽ không cần cháu nữa đâu". 🤍Tuy rằng đây chỉ là câu nói đùa nhưng cậu bé ấy lại cực kỳ để tâm. Bởi vì nghĩ rằng mẹ thật sự không cần mình, nên khi về đến nhà cậu bé đã bế em ra ngoài cửa sổ tính vứt đi, may mắn người mẹ phát hiện kịp, nếu không sẽ có một bi kịch gia đình xảy ra. ❌Các bậc phụ huynh nên nhớ rằng, trẻ con không có khả năng phán xét, người khác nói sao thì chúng nghe như vậy, chúng không nhận định được đâu là nói đùa, đâu là nói thật, vì vậy nếu không cẩn trọng sẽ khiến chúng mất đi cảm giác an toàn. ❌Tôi từng trải qua cảm giác đó ngày bé, nên tôi không muốn con mình phải chịu cảm giác này. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn nhắc nhở đến các bậc cha mẹ cần phải cẩn trọng với lời nói: "Bố mẹ không yêu con đâu". ❌Khi con trẻ sợ hãi, chúng ta chỉ cần nói rằng: "Bố mẹ luôn bên con" và đây là câu nói mà nhiều năm trước bố mẹ không bao giờ nói với tôi, xin đừng để con bạn phải đối mặt với những gì mà tôi từng trải qua. --st--

Read more
⛔⛔XIN ĐỪNG NÓI ĐÙA VỚI CON TRẺ !!
VIP Member
 profile icon
Write a reply

BỌ CHÉT, CON VOI VÀ NGƯỜI - BÀI HỌC SÂU SẮC TRONG DẠY CON!

➡ Câu chuyện thứ nhất: Bọ chét Bọ chét rất khoẻ, cơ thể nó chỉ bằng đầu tăm nhưng nó có thể nhảy cao đến 20cm (Gấp 200 lần chiều cao của nó) 1 ngày, người ta bắt Bọ chét và nhốt nó vào 1 cái lọ có nắp đậy. Nó ở trong lọ và nhảy rất mạnh để thoát ra nhưng lần nào cũng bị cái nắp lọ ngăn lại. Hết lần này đến lần khác, hết lần này đến lần khác… Rồi nó chùn bước, nó chỉ nhảy lưng lửng chứ không dùng hết sức nữa và cuối cùng nó quyết định bò loanh quanh trong cái lọ… Một ngày, người ta mở nắp lọ ra, thật ngạc nhiên, Bọ chét không nhảy ra, nó cứ bò quanh quẩn dưới đáy lọ và không bao giờ có ý định nhảy ra ngoài nữa. ➡ Câu chuyện thứ hai: Voi Sau khi thưởng thức tiết mục xiếc thú vô cùng đặc sắc, một thanh niên đi vòng ra sau rạp để ngắm tận mắt những con thú dễ thương. Bất ngờ, anh nhìn thấy con voi to khỏe bị buộc chặt vào một cọc gỗ nhỏ. Rõ ràng là con voi đủ khỏe để nhổ bật cái cọc và trốn thoát bất cứ lúc nào một cách dễ dàng. Anh bèn hỏi người dạy thú: “Sao ông buộc con voi to khỏe với một chiếc cọc nhỏ thế kia, không sợ nó lồng lên và chạy mất sao?” “Nó sẽ không chạy đâu”. Người dạy thú đáp. “Ông có chắc không, sao lại có thể như thế được”. Người thanh niên tiếp tục thắc mắc. Lúc này thì người dạy thú mới giải thích: “Cách đây nhiều năm, lúc mới vào rạp xiếc, nó chỉ là một chú voi con. Lúc ấy, nó bị buộc bằng một sợi xích lớn vào một cọc sắt để giữ cho nó không thể bật ra. Sau một thời gian cố gắng chạy thoát nhưng không được, nó bỏ cuộc. Dấu ấn lúc bé cùng tư tưởng “Mình không thể” đã làm yếu đi sức mạnh tinh thần và chính cái tư tưởng cố hữu mới là thứ xiềng xích nó chứ không phải cái cọc bé nhỏ kia”. ➡ Câu chuyện thứ ba: Người Con người, cũng có những rào cản như Bọ chét và Voi. Nếu ai đó quanh ta không làm được việc gì đó, họ sẽ nói với chúng ta là “KHÔNG LÀM ĐƯỢC ĐÂU” và mặc nhiên chúng ta nghĩ rằng “KHÔNG LÀM ĐƯỢC THẬT” và chúng ta không làm gì cả. Chúng ta cũng có cái cọc nhỏ, cũng có cái nắp lọ vô hình. Và với nhiều người, những thứ vớ vẩn đó đã nhốt họ được cả đời. Một điều tưởng như đơn giản chúng ta cần làm ngay lúc này, đó là nhận ra cái cọc, cái nắp lọ vô hình đang ngăn cản mình làm điều mình muốn và gạt bỏ những câu nói tiêu cực mà người khác nói với mình mỗi ngày. ==================================== Cha mẹ chúng ta, đã từng bao giờ tạo ra những "cái cọc, cái nắp lọ" như vậy cho con mình? Đã từng chê bai con, "không làm được đâu", ngăn cản con khám phá những điều mới lạ...? Nếu một đứa trẻ bị hạn chế trải nghiệm, chúng sẽ chẳng thể phát triển khả năng của mình, sẽ trở nên kém tự tin, không thấy bản thân mình có giá trị. Sự tự ti kéo dài nhiều ngày, nhiều năm, thậm chí cả đời khiến con sống mà chẳng có ý nghĩa... ❤️ Hãy cho con cơ hội trải nghiệm, chấp nhận nếu con sai. Mắc lỗi là điều không thể thiếu trong suốt quá trình học hỏi của bé. Nguồn: st

Read more
BỌ CHÉT, CON VOI VÀ NGƯỜI - BÀI HỌC SÂU SẮC TRONG DẠY CON!
TapFluencer
 profile icon
Write a reply

NẾU KHÔNG DÀNH ĐỦ THỜI GIAN VÀ SỰ KIÊN NHẪN CHO CON, THÌ SAU NÀY SẼ KHÓ CÓ THỂ BÙ ĐẮP VÀ CỨU VÃN SAI

Tôi đã giật mình khi lần đầu tiên đọc được rằng, đến 8 tuổi một đứa bé coi như đã hoàn thiện 80% tâm lý- nhân cách- quan điểm sống cơ bản. Nghĩa là, 8 năm đầu đời ấy sẽ gần như quyết định Con Chúng Ta Là Ai. Nếu bạn thiếu tiền bạn có thể kiếm sau, nếu bạn chưa mua đủ quần áo đẹp cho bé bạn có thể mua sau; Nhưng nếu bạn không dành đủ thời gian cho bé, không thể hiện tình yêu của mình đủ nhiều để bé cảm nhận được, bạn phó thác con cho ông bà hoặc người giúp việc chăm nuôi – thì bạn sẽ không có phép màu nào quay lại để bù đắp và cứu vãn sai lầm đã b.ỏ r.ơi con mình. Mình thích quan điểm này: Nếu bạn chưa thể xây được nhà thì hãy để sau, điều quan trọng hơn cả là XÂY NGƯỜI, nó tiết kiệm tiền cho bạn bằng mấy lần cái nhà mà chỉ có sau này bạn mới nhìn thấy được. Trẻ con thì rất phiền phức. Sự phiền phức đó lại không hẳn là do chúng. Ta chọn sinh ra chúng chứ chúng đâu chọn nhảy vào đời ta. Ta có thể cân đo đong đếm sắp xếp thứ tự ưu tiên và quyết định sẽ dành cho con bao nhiêu phần trăm thời gian, chứ con đâu biết mẹ ra khỏi cánh cửa kia rồi sẽ về, bố làm xong việc này sẽ chơi với con. Vì ta có thế giới với công việc, với shopping, với các mối quan hệ, với cái chân đi bất cứ đâu, chứ con nhỏ chỉ biết thế giới bầu trời là bố mẹ mà thôi. Nhưng bầu trời thỉnh thoảng giáng cho cái tét vào mông chỉ vì con muốn được ngắm bầu trời. Lý do ta đ.ánh con? - Vì đ.ánh đau nó mới nhớ. - Vì không kiềm chế được. Ấy vậy mà ta luôn kiềm chế được với người khác, trừ con mình. - Vì con còn bé phải đ.ánh mới nên người - phải sửa lại là bé nó không có miệng cãi lý, không có khả năng đ.ánh lại nên cha mẹ "tranh thủ" mà đ.ánh, không lớn mà làm thế thì nó phản ứng lại ngay. Con - yêu thương vô cùng nhưng cũng tội nghiệp vô cùng. Vì không tự bảo vệ được mình mà vẫn bị đ.ánh - dù người lớn có "h.ư" cũng ít khi bị đ.ánh, còn con thì khi cha mẹ đ.ánh lại là được xem là "yêu cho roi cho vọt", là chân lý, là đúng đắn. Dưới một tuổi con là thiên thần. Qua một tuổi con là kẻ phá đám trong nhà (suốt ngày lộn ngược, sểu nhãi, bốc mọi thứ không phải đồ ăn cho vào miệng và nhè mọi thứ là đồ ăn mẹ mời, lèo nhèo ngôn ngữ "sóng âm"....). Vì tuổi lên một con nhận thức được nhiều nhưng không đủ ngôn từ diễn đạt. Vì tuổi lên một con bị đẩy ra khỏi bố mẹ nhiều hơn nên con cứ thèm khát bám lấy bố mẹ cuối ngày. Ngày 24 tiếng, con chỉ có 2,5-3 tiếng bên bố mẹ, lại là giờ cơm nước, tắm giặt nên con cứ bị lờ đi, cố gây chú ý thì sẽ nhận lại là cáu gắt, đ.ánh m.ắng. ♥️ Lá vàng là bởi đất khô Nhìn cây sửa đất Nhìn con sửa mình ! ♥️ St

Read more
 profile icon
Write a reply

⭐MỘT SỐ SỰ THẬT VỀ EM BÉ SƠ SINH⭐

Dành cho những ai sắp sinh em bé nha 😂 - 👍Trẻ sơ sinh là 1 tờ giấy trắng , chỉ có nhu cầu ăn , mút mát , ngủ , đái , ị , không có nhu cầu rung lắc , hát ru à ơi hay bế rong . Tất cả đều do người lớn tự suy diễn và tập thành thói quen cho trẻ . - 👍Trẻ sơ sinh sinh ra sẽ có tuần trăng mật (2-4 tuần đầu) . Đúng như tên gọi trăng mật , trong thời gian này bé chỉ ăn và ngủ , hầu như k có thời gian thức , mẹ cứ nghĩ em ngoan lắm cho đến khi hết trăng mật . Nhiều bé sẽ hết trăng mật ở tuần thứ 3 hoặc thứ 4 , bị lẫn lộn ngày đêm (ngày ngủ li bì , đêm ngủ 15-20p dậy 1 lần) , sau đó sẽ gặp wonder week (tuần khủng hoảng , phát triển và hoàn thiện kĩ năng) ở tuần thứ 5 mà các bà hay bảo là ra tháng nó hư đấy :)) - 👍Trẻ sơ sinh hoàn toàn có khả năng tự ngủ mà k cần bế rong trên tay hằng tiếng đồng hồ . Chỉ cần mẹ biết cách chọn đúng phương pháp phù hợp với bé . - 👍Trẻ trên 6kg có thể tự tích luỹ năng lượng để ngủ xuyên đêm mà không cần ăn . Giấc ngủ đêm dài rất quan trọng với phát triển trí não và chiều cao của trẻ , chứ chỉ ăn thôi thì chưa đủ . Nhu cầu ngủ đêm của trẻ sơ sinh là 11-12 tiếng . - 👍Trẻ sơ sinh có rất nhiều tiếng khóc : khóc đói , khóc cần mẹ vỗ về , khóc nóng/lạnh , khóc buồn ngủ , khóc bỉm bẩn , ... mỗi tiếng khóc đều có tone và cường độ khác nhau nên không phải cứ khóc là auto bú auto đói như truyền thuyết các bà để lại , chỉ cần bình tĩnh hoặc cho con theo 1 lịch sinh hoạt cố định là phân biệt đc rất dễ dàng . - 👍Lúc trẻ cần vỗ về trấn an chỉ cần mút mát , k cần bú . Đó là lí do sinh ra cái ti giả . Có 1 cái ti giả luôn thường trực trên cơ thể bé , chính là ngón tay . Chính vì thế đừng bgio cản bé mút tay mà hãy vệ sinh sạch sẽ ngón tay của bé thường xuyên . - 👍Ông bà k cho bế đứng , sợ trụn lưng trẻ , nhưng lại luôn mặc định cho trẻ nằm võng - thứ gây ảnh hưởng rất lớn đến cột sống của bé sau này , kể cả có cái nôi tre hay lót khăn đều có hại 👉 Gù Lưng 👉Cổ Và Dáng Đi Không Thẳng Khi Lớn Lên. 👍Thứ trẻ cần là 1 chiếc giường k rung lắc và 1 tấm nệm ép vừa đủ cứng để nằm . - Trẻ dưới 4 tháng chỉ cần sữa mẹ/sữa công thức là đủ . 👍 Trẻ sinh ra sẽ có phản xạ moro và chưa tự làm chủ đc tay chân của mình nên thường bị giật mình và đập tay vào mặt , sau đó sẽ khóc . Gối chặn nhỏ trẻ có cảm giác đc ôm chặt và đang gần Mẹ bé sẽ hạn chế đc việc giật mình đập tay vào mặt lúc ngủ nên trẻ ngủ đc sâu và ngon giấc hơn.Phản xạ moro sẽ dần biến mất khi trẻ lớn , thường thì từ 3-4 tháng tuổi , nên 4 tháng là thời điểm thích hợp để cai các công cụ hỗ trợ như quấn , ti giả , white noise . Một số bé sẽ cai sớm hơn và 1 số bé sẽ có nhu cầu cai muộn hơn . - 👍Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn so với người lớn , trẻ sơ sinh ngủ nhiều ở tình trạng chuyển động mắt nhanh (REM) - điều cần thiết cho sự phát triển đặc biệt của bộ não bé . - 👍Một giấc ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài khoảng 50 phút . Một giấc ngủ dài bao gồm nhiều chu kì ngắn , mỗi chu kì được bắt đầu bằng giấc ngủ nông (ngủ và mơ cùng lúc) và tiếp tục đi vào giấc ngủ sâu . Vì thế trẻ thường thức dậy sau 45-50p đi ngủ , nếu k có sự can thiệp của ng lớn (bế ra khỏi môi trường ngủ vì tưởng trẻ đã thức) thì bé sẽ tự ngủ lại , một số bé phải khóc tự trấn an mới ngủ lại đc . Đây là lý do sinh ra nút chờ . - 👍Giấc ngủ nông thường trông giống như trẻ đang thức : trẻ có những cử động trên gương mặt , và cơ thể . Đó là dấu hiệu não của trẻ đang hoạt động, hệ thần kinh đang kết nối với nhau , trẻ đang học các biểu hiện và truyền đạt cảm xúc . Chúng ta có thể lầm tưởng rằng trẻ đang thức , nhưng hoàn toàn không phải , giấc ngủ này cần được tôn trọng tuyệt đối . - 👍Trẻ sẽ trải qua các thời kỳ khủng hoảng , phát triển và hoàn thiện kỹ năng , gọi là wonder weeks (ww) , mỗi mốc ww qua đi trẻ sẽ học đc nhiều cái mới mẻ hơn , nhưng trước đó là 1 khoảng thời gian biếng ăn sinh lý , cáu kỉnh , khó ngủ , đeo bám , mè nheo . Càng lớn bão ww sẽ càng mãnh liệt . Việc mẹ cần làm trong khoảng thời gian này là tôn trọng con , k ép con bú/ăn , và kiên nhẫn với con . - 👍Trẻ sinh ra đã có gen tóc mặc định , nên k phải cứ cắt tóc máu thì tóc sau sẽ tốt hơn . Cái tốt hơn mà ng lớn lầm tưởng ở đây chính là sự đồng đều khi mọc lại tóc nên ng lớn nghĩ sau khi cắt trông tóc có vẻ đen hơn và dày hơn . Sai lầm . 👍 “ Trẻ Con Đứa Nào Không Ốm Bịnh Vài Lần “ Quan trọng là cách người lớn phòng bệnh và xử lý 🌿 💪 Thân nhiệt của trẻ sơ sinh luôn dao động 36-37 độ C. Các mẹ luôn chuẩn bị sẵn 2 nhiệt kế để đo độ cho bé . 👉37,5 độ C là sốt nhẹ. Nếu lên tới 38 độ C là phải can thiệp hạ sốt liền theo sự hướng dẫn trước đó của Bác Sĩ . 👍 Vì diễn biến bệnh của trẻ sơ sinh là rất nhanh ...ví dụ như sốt cao quá mà ba mẹ không để ý sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khác , thậm chí ảnh hưởng tới não bộ của bé. 👉 VÌ VẬY : Ngoài các kiến thức đã tìm hiểu trước đó . Các mom nên lưu sẵn 2 số dt của 2 Bác Sĩ nhi khoa để có những tình huống khẩn cấp sẽ có người hướng dẫn sơ cứu kịp thời. 👍 Về nhiệt độ phòng máy lạnh lý tưởng để trẻ ngủ ngon là 24 -25 độ . Lưu ý nhiệt độ phòng k phải là nhiệt độ hiển thị ở trên điều khiển điều hoà . - Trẻ ốm là do vi rút , vi khuẩn , cái điều hoà không có tội nên đừng đổ lỗi do điều hoà . Nếu có lỗi do điều hoà thì chính là người lớn k chịu vệ sinh điều hoà 😊 - 👍Em bé & thậm chí là ng lớn sẽ ngủ rất nhanh hoặc bình tĩnh hơn nếu có white noise (tiếng ồn trắng). Tuỳ vào sở thích của mỗi bé mà có bé thích tiếng mưa, có bé thích tiếng nhiễu tivi, có bé thích tiếng vỗ của biển hoặc tiếng nước chảy, tiếng máy sấy, tiếng tim đập. Nếu nằm phòng quạt thì phòng ngủ của bé cũng nên thông thoáng sạch sẽ yên tĩnh . - 👍Trẻ bú xong cần đc ợ hơi thật kỹ . Hơi chính là nguyên nhân làm trẻ quấy khóc khi bú . Một số bé cần đc ợ hơi cả giữa bữa chứ k chỉ sau khi kết thúc bữa . Đưa ti trẻ vẫn bú nhưng nút đc vài cái lại ưỡn ng co chân khóc . Việc mẹ cần làm là dừng bú và ợ hơi cho bé , sau đó tiếp tục bữa ăn (vì sữa là thức ăn của trẻ sơ sinh nên có thể gọi bú = ăn) - 👍Trẻ thức chơi đêm vì ngày ngủ quá nhiều , waketime chưa đủ . Điều này k có nghĩa là ngày bắt trẻ thức thật nhiều thì đêm trẻ sẽ ngủ xuyên đêm . Ở mỗi độ tuổi bé sẽ có khả năng thức khác nhau. Càng lớn khả năng thức càng dài. Nhưng k phải vì thế mà mẹ cho bé thức bnhieu cũng đc. Bé sơ sinh k thể theo lịch sinh hoạt của ng lớn. Nếu mẹ nghĩ ngày con thức càng dài để đêm con ngủ tốt hơn thì mẹ đã sai hoàn toàn và chỉ làm con bị overtired, càng khó ngủ & trằn trọc nhiều hơn thôi. Để con ngủ tốt ban đêm thì ban ngày con cần những giấc nghỉ ngơi ngắn k quá 2.5 tiếng/lần phân bố xem kẽ với khả năng thức của con. Để giúp con có lịch sinh hoạt phù hợp nhất mà k làm con quá sức thì mẹ nên tìm hiểu về EASY. - 👍K phải cứ cho trẻ đi ngủ càng muộn thì đêm trẻ sẽ k dậy . Nếu cho bé đi ngủ quá muộn so với nhu cầu của bé (vdu 7h tối con cần đi ngủ , nhưng ng lớn nghĩ ngủ giờ này thì đêm dậy quấy nên bắt con thức đến 9-10h đêm mới cho đi ngủ) sẽ làm con overtired , gắt ngủ và khó vào giấc hơn . - 👍Đầu là chỗ thoát nhiệt của con nên trẻ k cần đội mũ khi nhiệt độ >20*, cũng k cần ủ kín mít vì chỉ làm con đổ mồ hôi nhiều hơn, nhất là trong thời tiết nắng nóng ntn. - 👍Rụng tóc vành khăn, vặn mình, trớ,... đều là hiện tượng sinh lý của trẻ. Càng lớn hiện tượng vặn mình sẽ càng giảm. Còn rụng tóc vành khăn là do chỗ tiếp xúc với đầu lúc con nằm quá lâu trong 1 tư thế. Trẻ bú mẹ , hay nằm nghiêng quay sang bú mẹ thì các mẹ nên đổi bên hàng ngày ( ví dụ hôm nay nằm bên trái thì mai cho bé năm bên phải ). Tất cả hiện tượng này k liên quan gì đến thiếu hay thừa calcium. Mẹ chỉ đc bổ sung duy nhất vitamin D cho con. Tuyệt đối k tự ý bổ sung calcium nếu k có đơn thuốc của bác sĩ hay mẫu xét nghiệm. 👍Khi cho bé ti sữa mẹ thì ti đều hai bên để sữa về đều nhé các Mom 👍 Các mom muốn bé lớn lên có đôi chân thẳng và dáng đi đẹp thì không nên bế bé kiểu cắp nách bên hông sớm . 🤗🤰 Và Còn Điều Đặc Biệt nữa là những Mom may mắn sinh xong mà có sữa mẹ cho con bú. Thì các Mom nhớ vẫn duy trì ăn uống tốt và khoa học để sữa đầy đủ dinh dưỡng cho con bú nhé. Nguồn: st

Read more
Super Mum
 profile icon
Write a reply

TÂM SỰ HÀI HƯỚC CỦA BÉ GÁI 16 THÁNG TUỔI CÓ MẸ LƯỜI NHẤT QUẢ ĐẤT ...

Có nhà nào theo chủ nghĩa Tự lập, Tự do, Tự lo như nhà mình không ạ? "Quả thật sống trên đời 16 tháng có lẻ, mình chưa gặp ai lười như mẹ mình. Trước tiên là các vấn đề thiết yếu ở lứa tuổi bọn mình: ăn-ngủ-ị cho đến tỉ vấn đề khác. 1. Ăn Từ khi mình sinh ra đến giờ, Mẹ chưa bao giờ quấy cho mình một bát bột đúng chuẩn ăn dặm truyền thống luôn. Vì Mẹ quá lười nên từ khi vẫn đương chức "chủ tịch", mình đã phải ăn cháo nguyên hạt và rau củ quả thôi. Mới 2 cái răng đã phải gặm ngô, nhá thịt. Ở nhà với bà thì mình được ăn suốt ngày bao nhiêu là món ngon, không bỏ bữa nào. Còn ở nhà với Mẹ, toàn là nhà có gì chén đấy, có khi phát cho vài cục cơm, xíu thịt và vài miếng đồ hấp là xong bữa tối. Ngay cả hoa quả Mẹ cũng chẳng cắt nhỏ cho mình, muốn không nghẹn phải tự cắn nhỏ mà ăn. Rồi Mẹ còn bảo ăn lỡ có trúng hạt thì phải nhè ra, nuốt hạt là bị mọc cây trong bụng đấy. Mình sợ lắm, nhưng mà hạt nào lớn thì dễ chứ như thanh long mình chịu. Chắc trong bụng mình đã có cả một vườn thanh long! À quên, còn vụ này chứ. Có giai đoạn mấy lần mình làm mình làm mẩy không ăn, bà lo lắm, sợ mình đói. Thế là cứ đến bữa, Mẹ mang cháo lên phòng khoá cửa lại hai đứa ngồi ăn với nhau. Mình mà giở quẻ á, Mẹ cho nhịn rã họng luôn, khỏi dỗ. Mình nói cái này bí mật đừng mách bà mình nhé. Có mấy lần mình không ăn, Mẹ còn chén thức ăn của mình. Xong xuống bà hỏi thì Mẹ bảo mình ăn hết rồi. Mà á, ngồi ăn với Mẹ thì "quên mùa xuân" được đi rong đi. Lằng nhằng là "giải tán quốc hội" cho nhịn luôn chứ chẳng chơi đâu ý nhá. 2. Ngủ Mình nhớ hồi còn bé xíu, có lần ông bà nội phải đập cửa phòng vào cứu mình vì Mẹ để mình khóc ứ thèm dỗ. Bây giờ lớn rồi, đến giờ ngủ Mẹ tắt đèn, bảo mình nằm xuống, thơm chúc ngủ ngon xong là Mẹ ngáy o o luôn. Thế là mình đành ôm bạn gối lăn lộn chán rồi khò. Lười đến thế là cùng! Mình chỉ nhớ hồi bé được ba hát “Ầu ơ, ví dầu" ru ngủ. Mà nói thật nghe ba mình hát thì nhắm mắt ngủ luôn đi cho đỡ phải nghe còn hơn! Ấy vậy, Mẹ còn đổ lỗi, bảo ba nhất định không được ru mình ngủ nữa chứ. Mẹ đã lười rồi còn chèo kéo cho ba lười theo nữa thấy có ngán không. 3. Ị Nói ra thiệt xấu hổ, 16 tháng rồi mình vẫn đái dầm. "Giải toả nỗi buồn" xong mình cũng biết đợi Mẹ ra dọn dẹp. Nhưng từ hồi mình lớn hơn một chút, tè xong Mẹ bắt mình phải cầm cái quần mang đi mà vứt vào thau. Ôi mình đoán chỉ một thời gian ngắn nữa thôi chắc Mẹ sẽ bắt mình giặt quần của mình mất. Huhu. 4. Ăn vạ Mình nghe các bạn mách cho độc chiêu này. Mình đã thử với ông bà nội ngoại. Kì diệu thật!!! Mình lăn ra một cái là muốn gì được nấy luôn. Thử với ông bà xong rồi, mình quyết định thử với Mẹ. Ai ngờ, mình vừa lăn ra, Mẹ bế mình lên giường rùi bảo: "Nằm đấy mà khóc, khóc to vào! Khóc chán thì nói chuyện nhé". Nhiều khi Mẹ còn vừa làm việc của Mẹ vừa hát “Khóc đi con, khóc đi con, khóc to lên cho vui cửa vui nhà con ơi”. Dần dần mình phát hiện ra khóc với Mẹ chỉ nhọc cái thân. Mình thì nằm khóc mệt mỏi còn Mẹ lười chẳng thèm dỗ, ngồi thảnh thơi làm việc. 5. Đi chơi Mẹ lười nên đi chơi với Mẹ mình toàn phải đi bộ. Xa lắm các bạn ạ! Nhớ lại mỗi khi đi chơi với ba toàn được ba bế. Lúc chập chững đi chưa vững, đi không đã mệt rồi, Mẹ còn bắt đẩy cái xe mà đi. Đã thế còn không được làm nũng, hễ nũng một cái là được đi thẳng về nhà luôn. Được cái mình mà làm đúng cái gì thì Mẹ cũng khen cho mấy câu rồi xoa xoa cái đầu thấy cũng mát lòng mát dạ. Ôi, nói chung có một người mẹ lười mệt thật đấy! Đi tắm phải tự cầm quần áo, cầm khăn lên giường. Chơi đồ chơi xong phải dọn vào đuối đơ, lâu lâu Mẹ phụ giúp cho vài cái. Sữa thì tự ôm bình mà uống, mà hút... Ngủ dậy phải lê lếch đi tắt quạt rồi mới được ra khỏi giường. Đến nóng cũng phải tự ra mà bật lại... ti tỉ thứ việc đến tay mình. Tự dưng mình lại thành gái đảm. Sau này, anh nào lấy được mình chắc sướng phải biết, nhỉ? Nhưng có một bà mẹ vợ lười thì cũng phiền đây. Không khéo lại ế vì mẹ mất! Haizzzz...16 tháng đã đau đầu vì tiền, điên đầu vì tình, khổ thật!" St

Read more
TÂM SỰ HÀI HƯỚC CỦA BÉ GÁI 16 THÁNG TUỔI CÓ MẸ LƯỜI NHẤT QUẢ ĐẤT ...
 profile icon
Write a reply

TÔI LÀ 1 BÀ MẸ LƯỜI

Con tôi giờ 22 tháng vẫn đóng bỉm. Vì tôi sợ việc xi bô làm con tôi yếu thận, hệ luỵ gần hơn là... tè dầm. Tôi sợ việc tè- ị ra quần ra nhà làm vi khuẩn khắp nơi dễ làm con nhiễm khuẩn. Hơn hết con có thể vui chơi ăn ngủ thoải mái mà không cần lo... đi xử lý, cuộc vui của con không bị gián đoạn. Vì tôi tìm hiểu ng Mỹ họ cho trẻ đóng bỉm tới lúc con... biết nói :" Mẹ ơi con ị, con tè" và chả ai vô sinh hay chậm phát triển vì đóng bỉm. Tôi là 1 bà mẹ Lười Tôi để con ngã, thậm chí ngã xước cả chân mà chả bao giờ đỡ, nếu con không quá đau và khóc thì tôi kệ, đau quá tôi cho con 2 phút để tự đứng dậy và chạy tới bên mẹ. Lúc đó tôi ôm con. Thế thôi! Tôi muốn con mạnh mẽ, ngã đâu tự đứng dậy ở đó... từ khi mới biết đi. Vì chả bao giờ con sẽ biết đứng dậy nếu mẹ chỉ trực thấy con ngã là ra đỡ cả. Tôi là 1 bà mẹ Lười Con ăn vạ chả ra dỗ dành, chẳng ôm ấp hay tìm khắp nơi thứ gì đó hay làm trò để con đỡ khóc. Cũng chả cầm roi đánh để con ngừng khóc. Mệt quá hay stress quá thì tôi quát con vài câu, không thì im lặng và kệ. Có vài lần tôi còn để con nằm ra siêu thị, công viên , phòng tiêm, quằn quại 1 mình còn tôi đi chỗ khác làm việc của mình. Đỡ khóc thì tôi mới quay lại bế lên rồi đi về, có khi thì con tự đứng dậy chạy ra mẹ hay đứng dậy tự chơi mà k cần dỗ nữa. Chắc phiền mọi người xung quanh lắm nhưng chẳng biết làm gì khá hơn. Tôi là 1 bà mẹ Lười Ăn chả bế con đi chỗ nào vui vui hay bật điện thoại Tivi cho con xem. Hôm nào chăm thì đút cho con, không thì toàn vất đồ ăn cho con tự ăn rồi ngồi cạnh ăn phần của mình. Xong thì dọn chả dỗ con ăn cho nhiều cho béo. Chắc trong mắt nhiều người, tôi lười lắm. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn vui và tự tin với cái “sự lười” của mình. Chắc 1 phần do con tôi vẫn trộm vía phát triển tốt, ít ốm đau, luôn vui vẻ , đáng yêu lắm trò, là niềm tự hào của ông bà bố mẹ khi được hưởng sự giáo dục, chăm sóc “Lười” của mẹ. Tôi là 1 người rất thích American life style, nói theo cách của các bà xóm tôi thì là “sính ngoại”, tôi xem phim rồi tìm hiểu và thấy các mẹ Việt mình thật “Khổ”. Nuôi con nhưng lúc nào cũng phải tìm đủ cách để được sự đồng ý của “Ông bà, chồng” dù chồng hay ông bà chả bao giờ tắm cho con hay bế con cho ngủ 1 chút. Hàng ngày tôi phải nghe hàng chục câu kiểu :” Chị không biết phải thuyết phục ông bà thế nào để cho con ăn Blw”, “ Chồng em không cho.... bla bla”,...... Vì sao vậy nhỉ? Vì sao thay vì đi học các lớp tiền sản, các lớp học chăm sóc con, mà họ lại phải ngồi cách đối phó với muôn vàn “lệnh cấm” vậy nhỉ? Có lần tôi đã tự hỏi rằng, vì sao khi thị trường ra 1 chiếc xe máy hay ô tô mới, mọi người đổ xô đi mua, nhưng khi có 1 cách giáo dục con mới, họ lại luôn e ngại, không tìm hiểu và gạt ngay nó đi. Và rồi tôi đã tìm ra câu trả lời cho riêng mình. Giáo dục ở Việt Nam vẫn chưa hề được coi trọng. Các mẹ ở Việt Nam vẫn còn phải chịu quá nhiều áp lực từ Ông bà, chồng hay thậm chí là Bà Hàng Xóm. Nhưng hơn hết, áp lực đó xuất phát từ cả bản thân người mẹ nữa. Chúng ta vẫn chưa đủ dũng cảm và kiến thức để có thể tự tin hoàn toàn nuôi con theo ý muốn, chúng ta vẫn còn mơ hồ về những phương pháp mới, chúng ta còn chần chừ, còn e ngại. Và không thể có giải pháp nào hay hơn đó là : ”Chúng ta phải học - HỌC LÀM MẸ” Nguồn: st

Read more
TapFluencer
 profile icon
Write a reply