DÙ KHÔNG PHẢI LÀ TỔN HẠI TỚI THỂ XÁC, NHƯNG LA MẮNG, CHÌ CHIẾT CŨNG LÀ MỘT DẠNG BẠO LỰC

Dạo gần đây, có chương trình "Cha mẹ thay đổi" trên VTV7, mình nhớ mãi câu nói của Giáo sư Pecki (Ủy ban cố vấn chính sách của Bộ Giáo dục Hàn Quốc): tổn thương tinh thần của một đứa trẻ tương đương với BỎNG CẤP ĐỘ 3, khiến các con rất đau đớn. Nuôi dạy con là một vai trò đầy thách thức của cuộc đời và hầu hết cha mẹ đều phải trải qua. Hầu hết cha mẹ nào cũng trải qua giai đoạn nóng giận vì con nghịch ngợm, làm hỏng đồ đạc, không chịu nghe thậm chí cảm thấy rất phiền khi con hỏi nhiều. Chúng ta sẽ làm gì trước những tình huống đó? Có những bố mẹ sẽ quát con để con nghe lời hơn. Và quả thực là điều đó có kết quả ngay tức thì. Thế nhưng đằng sau phương pháp đó là những tai hại vô cùng lớn .Trẻ bị la mắng lâu ngày sẽ trở nên chai lì, không thích hoặc không học được cách lắng nghe người khác thậm chí là tự vệ chống lại cuộc tấn công bằng lời nói ( làm ngược lại yêu cầu của người lớn dù biết điều mình làm là sai trái ). Aisha Al Midfa - giám đốc chương trình và nghiên cứu của DFWC, nói: "Chúng ta cần phải chú trọng đến những gì chúng ta nói với con trẻ. Có thể bạn nghĩ lời nói không gây tổn hại cho trẻ, vì chúng ta không vi phạm vào việc đánh trẻ. Thế nhưng lời nói lại gây thiệt hại vô cùng lớn tới tâm lí của trẻ” TẠI SAO CHÚNG TA CẦN DỪNG VIỆC QUÁT MẮNG TRẺ ? Hãy cùng Sách giáo khoa Cánh Diều tìm hiểu những thông tin sau nhé: 👉 TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁT MẮNG - QUÁT MẮNG KHÔNG TRUYỀN TẢI HẾT THÔNG ĐIỆP BẠN MUỐN NÓI Theo một nghiên cứu, việc quát mắng như một tiếng nói lớn, không làm cho thông điệp truyền tải rõ ràng hơn. Nó đúng đối với cả người trẻ, người già và trẻ con. Quát mắng thông điệp truyền tải chỉ bằng 10% so với khi bạn nói chuyện nhẹ nhàng. - QUÁT MẮNG KHIẾN TÌNH CẢM BỊ RẠN NỨT Việc quát mắng đi kèm các yếu tố: biểu hiện khuôn mặt, ngôn ngữ mang hàm ý lăng mạ đối phương. Điều đó sẽ khiến đối phương tổn thương lòng tự trọng và nghi ngờ về tình cảm. - TRẺ HỌC ĐƯỢC CÁCH QUÁT MẮNG ĐỂ TRUYỀN ĐẠT THÔNG TIN Bạn sẽ thấy nhiều đứa trẻ hay la hét với bạn bè hay người lớn vò không làm theo đúng ý chúng. Một phần là vì chúng chưa biết cách biểu lộ cảm xúc tích cực. Một phần lớn, đừng hỏi “con học cái thói quát nạt người khác từ ai ?” mà hãy để ý rằng người lớn có quát mắng trước mặt trẻ không nhé. 👉 NHỮNG TÁC HẠI CỦA VIỆC LA MẮNG TRẺ - GÂY TỔN THƯƠNG TÂM LÍ Mạng lưới Y tế Phụ nữ và Trẻ em cho biết ngay cả trẻ sơ sinh, thường sợ hãi những tiếng nói lớn. Chúng cảm nhận quát mắng như là một mối đe dọa tới sự an toàn và tự tin của chúng. Ở trẻ nhỏ (1-3 tuổi) chúng chưa thể hiểu được vì sao bố mẹ lại to tiếng. Một thời gian dài có thể gây sợ hãi, căng thẳng, lo lắng mất ngủ. Một số đứa trẻ trở nên nhút nhát, giảm khả năng giải quyết các vấn đề xung đột. Nếu hành động này xảy ra thường xuyên, chúng có thể trở nên im lặng và ngại tiếp xúc với thế giới xung quanh. - PHÁ VỠ LÒNG TIN Sự tự tin của trẻ được xây dựng chủ yếu từ cha mẹ. Thế nhưng khi bị la mắng, trẻ sẽ không muốn làm bất kỳ điều gì vì sợ cha mẹ không chấp thuận. - GIẢM KHẢ NĂNG TẬP TRUNG Khi bị sợ hãi, não sản sinh adrenalin có thể khiến năng lực tư duy hạn chế. Thậm chí còn có thể khiến trẻ chậm phát triển về học tập, giao tiếp. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới tương lai của trẻ. Thậm chí khi đi học, thầy cô cũng khó khăn trong việc điều chỉnh và kiểm soát hành vi của trẻ. - HÌNH THÀNH TÍNH CÁCH NÓI DỐI Trẻ bị la mắng do nhiều nguyên nhân. Nhưng khi cha mẹ to tiếng, chúng sẽ cảm thấy không an toàn. Chính điều này khiến con có xu hướng nói dối nhiều hơn khi trưởng thành. Vì chúng sợ nếu nói ra sự thật chúng sẽ bị mắng nhiều hơn. Điều này chắc chúng ta cũng đã từng trải qua vì sợ bố mẹ không tin tưởng mình. - HIẾU CHIẾN Theo một báo cáo, khi trẻ chứng kiến cảnh la hét lên liên tục đến độ tuổi 4 - 5, chúng có thể có những hành vi hiếu chiến. Biểu hiện bắt đầu từ những mối quan hệ xung quanh. Chúng gây sự, xâm chiếm không gian cá nhân của người khác: đẩy, đánh và la mắng bạn bè. - CON KHÔNG BIẾT CÁCH LẮNG NGHE Một đứa trẻ chỉ biết lắng nghe khi cha mẹ biết lắng nghe chúng. Con trẻ học được cách quát mắng của người lớn để truyền đạt thông tin của mình. Bởi chúng sẽ hiểu lầm rằng, cách nói to tiếng là cách để mọi người nghe thấy lời nói của mình. 👉 CHA MẸ NÊN LÀM GÌ ? Nhiều bậc cha mẹ chưa nghĩ đến định hình phong cách cha mẹ, họ thường sử dụng những phương pháp trước đó của cha mẹ họ. La hét là một phương pháp lỗi thời mà họ biết. Hãy thử áp dụng một số quy tắc đơn giản sau, bạn có thể biểu lộ được cảm xúc của mình vừa có dạy con những bài học quý giá. 1. HÃY NÓI CHO TRẺ BIẾT ĐIỀU BẠN ĐANG MONG ĐỢI Ở TRẺ Không phải ai cũng hiểu được ý muốn của người khác, trẻ nhỏ cũng vậy. Con trẻ không hiểu được mẹ đang muốn gì, chi bằng hãy nói thẳng thắn với con. Ví dụ : "Hết giờ giải lao rồi, con nên bỏ đồ chơi vào thùng." 2. CHIA SẺ CẢM XÚC MỘT CÁCH TÍCH CỰC Tức giận là một cảm xúc bình thường của con người, tuy nhiên chúng ta có thể học cách quản lí chúng. Ví dụ: “Mẹ không hài lòng về cách cư xử của con. Nó làm mẹ rất bực. Mẹ nghĩ chúng ra nên dành thời gian để suy nghĩ lại hành động của mình" - đây cũng là cách bạn chiến thắng cơn giận dữ . Dạy con bạn biết cách chia sẻ cảm xúc với người xung quanh và phát triển một thái độ tôn trọng bản thân và người khác. 3. ĐƯA RA NHỮNG LỜI CẢNH BÁO/ NHẮC NHỞ KHÔNG CHỨA HÀM Ý ĐE DỌA Việc mang hàm ý đe dọa sẽ chạm tới khả năng tự vệ của trẻ. 4. KHEN NGỢI CON KHI CON LÀM TỐT NHIỆM VỤ CỦA MÌNH Tất nhiên rồi, việc khen ngợi con khi con làm việc tốt sẽ khuyến khích con thực hiện đúng nội quy. 5. CHO BẢN THÂN THỜI GIAN BÌNH TĨNH Khi bạn cảm thấy bực tức đến mức mất kiểm soát. Hãy rời khỏi vùng xung đột một vài phút, cho mình được bình tĩnh lại. Đó cũng là cách bạn dạy con bạn biết quản lí cảm xúc của mình . 6. GIẢI QUYẾT HÀNH VI XẤU CỦA TRẺ MỘT CÁCH BÌNH TĨNH Đôi khi trẻ em có những cư xử sai, tuy nhiên đó là một phần của sự trưởng thành. Hãy nói chuyện với con trẻ biết con nên/không nên làm gì mà không động đến phẩm giá của họ. Đôi khi trẻ học được cách la hét từ môi trường xung quanh, hãy đừng cố quát nạt lại con mà hãy thẳng thắn phân tích cho con, cách làm đó sẽ không giúp mọi người hiểu con đang muốn nói gì và thậm chí đó là cách không tôn trọng người khác. 7. XIN LỖI CON NẾU CHA MẸ CÓ QUÁT MẮNG CON Nếu chuyện quát mắng xảy ra, hãy xin lỗi con. Con bạn sẽ học được một bài học quan trọng: Chúng ta đều phạm sai lầm và chúng ta cần phải xin lỗi. 8. TIẾP NHẬN NHỮNG SUY NGHĨ VÀ MONG MUỐN CỦA CON Bạn biết không? Bởi thế giới của trẻ con cũng như người lớn vậy. Chúng có có suy nghĩ, tâm tư tình cảm riêng và có những công việc trẻ ưu tiên muốn làm.Hãy lắng nghe những tâm tư suy nghĩ của trẻ. ❤ Nhắn nhủ: Thật khó có thể tránh được những lúc nóng giận. Nhưng đừng bỏ cuộc. Đó là con đường giáo dục không mấy dễ dàng nhưng thực sự cho giá trị cho trẻ. Điều cần nhất đó chính là cái tâm Bình an. Bởi khi Bình an, ta mới có thể sáng suốt để chọn ra đâu là điều thực sự tốt cho con. Khi Bình an, ta mới có thể kiên quyết với những điều còn tiêu cực ở xã hội quanh ta, từ đó tạo dựng một môi trường lành mạnh - nơi mọi người giao tiếp với nhau bằng sự tôn trọng, lắng nghe và thẳng thắn cho trẻ, cha mẹ nhé. P:s: Bởi vậy nên E luôn chậm lại ít giây trước khi nói, để chắc chắn rằng câu nói của mình không gây tổn thương đến Con Nguồn: St

DÙ KHÔNG PHẢI LÀ TỔN HẠI TỚI THỂ XÁC, NHƯNG  LA MẮNG, CHÌ CHIẾT CŨNG LÀ MỘT DẠNG BẠO LỰC
2 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

hữu ích nè