Các vấn đề mẹ bầu hay thắc mắc về thai nhi tuần 30

Tuần thai thứ 30, lúc này thai nhi dài khoảng 40,6cm, nặng khoảng 1,5kg, kích thước cỡ bằng trái bí lớn, tay chân hay thân mình đều đầy đặ hơn. Đây cũng là giai đoạn thai nhi đang trong đà tăng tốc để phát triển, và có những bé đã có thể quay đầu để chuẩn bị cho giai đoạn lọt lòng. Tuần 30 thai nhi đã bắt đầu ngọ nguậy nhiều, lộn nhào, đạp khiến mẹ bầu có thể đau hoặc mất ngủ. Nhưng các mẹ hãy yên tâm khi tín hiệu này báo hiệu trẻ đang phát triển khỏe mạnh. Tuần 30 thai nhi, mẹ bầu có thể cảm thấy thỉnh thoảng sự co bóp của tử cung, còn gọi là cơn co thắt Braxton Hicks, thường chúng kéo dài khoảng 30 giây, không gây đâu và không đều đặn. Dấu hiệu này chỉ là do bé đang cố gắng xoay trở mình, quay đầu hay vận động mà thôi, lúc này mẹ bầu nên thư giãn, nghỉ ngơi và bổ sung năng lượng cho lần vượt cạn tới. Nhưng nếu cơn co thắt thường xuyên và gây đau thì các mẹ nên cẩn thận bởi đây có thể là dấu hiệu sinh non. 3.2. Thai nhi 30 tuần vẫn chưa quay đầu có sao không? Như đã trình bày ở trên, mỗi thai nhi có thời gian quay đầu khác nhau, có thai nhi quay đầu từ tuần 28, có thai nhi đến tận tuần 36, 37 mới quay đầu. Do đó, nếu tuần 30 thai nhi vẫn chưa quay đầu thì các mẹ cũng không cần quá lo lắng nhé, hãy cố nghỉ ngơi, ăn uống, nếu đến 3 – 4 tuần nữa mà thai nhi vẫn chưa quay đầu thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn. 3.3 Thai nhi chưa quay đầu mẹ bầu nên làm gì? Tư thế quay đầu giúp mẹ bầu sinh thường dễ nhất, do đó nếu thai nhi chưa quay đầu, mẹ bầu có thể tập một số động tác đơn giản sau để hỗ trợ cho bé: Hạn chế ngồi quá nhiều Không nên ngồi lì quá nhiều mà thường xuyên đi lại, giải lao, vận động để cơ thể thoải mái và trẻ dễ quay đầu hơn. Đặt đầu gối thấp hơn mông Tư thế ngồi kê mông cao bằng đệm hay gối nhỏ, hoặc chọn ghế đổ người phía trước, đầu gối thấp hơn hông sẽ giúp thai nhi quay đầu dễ dàng hơn. Nằm nghiêng Nằm nghiêng không chỉ giúp các mẹ giảm áp lực, giúp lưu thông máu và oxy dễ dàng hơn mà giúp bé cũng dễ dàng xoay chuyển hơn. Thai nhi quay đầu rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến cuộc sinh. Trong trường hợp thai nhi không quay đầu, sinh khó, thai phụ sẽ phải đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Vì vậy, trong những tháng cuối, bạn nên khám thai định thường xuyên để theo dõi ngôi thai và có những biện pháp can thiệp sớm giúp thai nhi quay đầu, cuộc sinh diễn ra tốt đẹp.

Câu hỏi phổ biến