Cách cải thiện khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi là điều rất hay gặp. Vì sức khỏe, sức đề kháng của bé lúc này khá yếu nên có thể dễ dàng gặp phải các cơn bệnh vặt. Sau đó trẻ sơ sinh bị sổ mũi là một trong những dấu hiệu bị bệnh. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này? Trẻ hay bị sổ mũi vì những nguyên nhân phổ biên sau: Thời tiết lạnh, khô hanh: Nhất là vào mùa đông, trẻ hay hít phải khí lạnh, khô làm niêm mạc mũi bị dị ứng. Mũi tiết nhiều chất nhầy làm trẻ bị sổ mũi. Sổ mũi do dị ứng: Hệ miễn dịch của trẻ quá nhạy cảm với khói thuốc lá, bụi bẩn trong nhà, phấn hoa, lông cho mèo…nên có thể gây viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, trẻ còn có các biểu hiện như hắt hơi, ngứa và đỏ mắt, nổi mẩn ngoài da… Mắc dị vật trong mũi: Khi trẻ sinh hoạt hay đùa nghịch khiến dị vật nào đó rơi sâu và mắc kẹt trong mũi. Trẻ sẽ không chỉ sổ mũi mà còn bị đau, chảy máu mũi. Viêm xoang: Trẻ hiếm khi mắc viêm xoang nhưng cũng không thể loại trừ nguyên nhân này. Trẻ sẽ bị chảy nhiều nước mũi màu vàng hoặc xanh kèm ngạt mũi, đau đầu, ho, sốt. Cảm lạnh: Trẻ sơ sinh có thể bị cảm lạnh nhiều khi mới sinh. Và sổ mũi là triệu chứng điển hình nhất. Trẻ cũng có thể bị sốt, ho, hắt hơi, mệt mỏi, quấy khóc và hay bị nôn trớ khi ăn. Cảm cúm: Các triệu chứng phổ biến lúc này là sốt cao, ớn lạnh, ho, đau cơ, đau đầu, sổ mũi đột ngột. Sổ mũi có thể kéo dài khoảng 1 tuần khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, nếu có biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong. Vệ sinh mũi không đúng cách: Dù trẻ không bị bệnh gì nhưng nhiều mẹ hay rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Hoặc mẹ hay lấy tăm bông ấn sâu bên trong lấy gỉ mũi khiến niêm mạc mũi trẻ bị khô, dễ viêm và tổn thương gây sổ mũi. Trị sổ mũi bằng các phương pháp tự nhiên: Cho trẻ uống nhiều nước: Uống nước ấm giúp trẻ bớt sổ mũi, cải thiện các triệu chứng của cảm lạnh, làm loãng dịch nhầy trong mũi để vệ sinh mũi dễ hơn. Mẹ nên tăng thêm cữ bú cho trẻ. Nếu trẻ hơn 6 tuổi thì cho uống thêm nước trái cây hoặc ăn thêm cháo lỏng. Xịt và hút mũi bằng nước muối sinh lý: Cách này giúp giảm bớt dịch nhầy, thông thoáng lỗ mũi khiến trẻ dễ thở hơn. Nhưng bố mẹ phải đảm bảo thực hiện đúng nếu không bệnh còn nặng hơn. Đặt bé lên giường, đầu hơi nghiêng 1 bên; nhỏ 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ để khoảng 10 giây; đặt đầu vòi lớn của dụng cụ hút vào cửa mũi trẻ rồi hút nhẹ để lấy hết dịch nhầy; thực hiện tương tự cho bên còn lại. Mỗi lần nên hút mũi cho trẻ khoảng 3 lần. Không nên dùng quá 4 ngày. Tắm cho trẻ bằng nước ấm: Cách này giúp kích thích lưu thông máu lên mũi để các tổn thương nhanh lành. Hơi nóng cũng làm loãng dịch mũi để lỗ mũi trẻ thông thoáng hơn. Nước tắm phải có độ ấm vừa phải, phù hợp thân nhiệt trẻ. Trẻ tắm trong phòng kín không gió lùa. Pha thêm tinh dầu tràm hoặc nước cốt gừng để tăng hiệu quả. Day ấn huyệt trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh: Mẹ bấm nhẹ huyệt ấn đường ở 2 bên đầu chân mày của trẻ bằng ngón trỏ và ngón giữa, rồi kéo tay vuốt lên chân tóc theo 2 đường song song. Làm liên tục như vậy trong 3 phút. Sau đó, bạn ấn mạnh 2 huyệt này và day thêm 2 phút. Kê cao gối lúc trẻ ngủ: Tránh chất nhầy và nước mũi chảy ngược vào họng trẻ gây ho, khó thở. Mẹ nên dùng gối kê vai và đầu trẻ để tránh tình trạng trên. Dùng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương: Những chiếc máy này sẽ làm ẩm không khí, tránh gây khô mũi khiến trẻ bị sổ mũi. Thoa dầu và massage lòng bàn chân trẻ: Phương pháp này rất phù hợp với trẻ sơ sinh. Mẹ nên dùng dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp. Trẻ sẽ được giữ ấm cơ thể, nhờ đó, cải thiện chứng sổ mũi. Nếu như tình trạng của bé không bớt thì mẹ có thể đưa bé đi bác sĩ để kiểm tra sức khỏe nhé.

Cách cải thiện khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi
9 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

Kiến thức hay quá. Cảm ơn mom đã chia sẻ

TapFluencer

thông tin hữu ích

VIP Member

hữu ích nè mom

TapFluencer

Hưu ích nè mom

VIP Member

Hữu ích

VIP Member

hữu ích

VIP Member

Hữu ích

VIP Member

hữu ích

qt