HƯỚNG NỘI = GIAO TIẾP KHÓ KHĂN HƯỚNG NGOẠI = MAU MỒM MAU MIỆNG? Liệu có chính xác?

Trong cuốn Tính khí của trẻ, hướng nội – hướng ngoại được dùng để miêu tả xu hướng chúng ta tiêu hao/nạp năng lượng tinh thần như thế nào khi tiếp xúc với xã hội. Hình dung dễ hiểu thế này: - Người hướng ngoại, càng tiếp xúc với nhiều người, càng “hăng”, càng nhiều năng lượng, vui vẻ, hoạt ngôn. - Người hướng nội: tiếp xúc với càng nhiều người, càng tiêu hao năng lượng và kiệt sức. Người hướng nội nạp năng lượng bằng cách dành thời gian cho các hoạt động tĩnh hoặc một mình. Theo cách hiểu này, chúng ta hoàn toàn lý giải được sự khác biệt khi có những đứa trẻ có xu hướng “bám người”, luôn tìm mọi cách thu hút sự chú ý của ba mẹ; còn có những trẻ lại tỉ mỉ tự chơi trong góc riêng một cách bình yên thoải mái – đơn giản đây là cách con làm đầy bình năng lượng của chính mình. Như vậy chúng ta có thể tự tin rằng khi con có xu hướng hướng nội, con vẫn có thể có thể trau dồi được các kĩ năng giao tiếp xã hội cực tốt, hoặc những trẻ hướng ngoại có thể có sức tập trung tốt và quan sát tỉ mỉ tinh tế, với điều kiện được hướng dẫn cách thể hiện phù hợp. Trong ngày, trẻ hướng nội và hướng ngoại nạp năng lượng theo những cách khác nhau và vào những thời điểm khác nhau. Khi hiểu được về đặc điểm năng lượng và cách nạp năng lượng của trẻ, bạn sẽ lựa chọn, mã hoá và truyền đạt thông điệp của mình đúng đắn và phù hợp hơn. Nếu bạn cẩn thận quan sát và chăm chú lắng nghe, bạn sẽ biết con mình là em bé hướng nội hay hướng ngoại. Hãy đọc hết danh sách dưới đây, đánh dấu vào những mệnh đề bạn đồng ý trong mỗi nhóm. Con có thể biểu hiện như 1 em bé có khuynh hướng vừa hướng nội vừa hướng ngoại, nhưng bạn sẽ muốn biết bé thiên về đặc điểm nào hơn (hay nói cách khác, hãy chọn những đặc điểm mà bạn nhận thấy thường xuyên và rõ ràng hơn). Số dấu tick ở bên nào nhiều hơn, thì có thể coi là em bé của bạn nghiêng về xu hướng nạp năng lượng đó hơn. Hãy thử xem bé thuộc xu hướng nào để có cách giao tiếp phù hợp với con nhé!

HƯỚNG NỘI = GIAO TIẾP KHÓ KHĂN
HƯỚNG NGOẠI = MAU MỒM MAU MIỆNG?
Liệu có chính xác?
2 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
TapFluencer

hữu ích

TapFluencer

Hữu ích