Những nguyên nhân khiến trẻ bị lác mắt và cách để cải thiện

Khi gặp tình trạng trẻ bị lác mắt thì cha mẹ cũng sẽ lo lắng và không biết nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này và làm cách nào để cải thiện cho trẻ. Khi 2 mắt không nhìn thẳng được mà nhìn theo các hướng khác nhau, được gọi là bệnh lý lác mắt. Khi trẻ lác mắt, sẽ có hiện tượng một mắt có thể nhìn về phía trước, mắt còn lại nhìn vào trong, ra ngoài, lên trên hay xuống dưới. Mắt có thể chuyển hướng cố định hoặc tạm thời. Hai mắt có thể nhìn hoán đổi hoặc luân phiên. Lác có thể di truyền, nhưng cũng có trường hợp trẻ lác mắt khi gia đình không có người lác mắt. Ở trẻ sơ sinh, vào những tháng đầu đời, do việc phối hợp giữa 2 mắt còn kém, nên trông mắt bé như hơi bị lác, thường thì sau đó mắt bé sẽ trở lại bình thường. Nếu trẻ lác mắt kéo dài, cần đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Dưới đây là một số nguyên nhân trẻ bị lác mắt mà bố mẹ cần lưu ý để có thể đưa con đi điều trị kịp thời. Do hiện tượng mất cân bằng giữa 2 mắt Bé có thể bị lác một mắt từ lúc mới sinh hoặc trong giai đoạn 1-2 tuổi hoặc thậm chí trễ hơn do tình trạng mất cân bằng giữa 2 mắt, 2 mắt của bé hoạt động nhịp nhàng, thông qua sự chi phối của các dây thần kinh và các cơ chéo bám vào nhãn cầu. Khi sự phối hợp này bị trục trặc vì một nguyên nhân nào đó, mắt bé sẽ không cùng nhìn về một hướng nên xuất hiện tình trạng mắt bị lác. Do một số bất thường ở các cơ vùng nhãn cầu Trẻ lác mắt còn do nguyên nhân đến từ sự bất thường ở các cơ vùng nhãn cầu. Ngoài ra, khi bé bị tổn thương thần kinh hoặc não cũng dẫn đến tình trạng lác mắt. Trẻ lác mắt còn do mắc các tật về mắt như: cận thị, viễn thị, loạn thị. Khi bị cận thị, thường bị lác mắt ngoài, viện thị gân hiện tượng lác mắt trong. Khi trẻ bị lác trong, mắt nhìn lệch vào trong, bé không thể cùng lúc nhìn cả 2 mắt. Trẻ bị lác ngoài sẽ có hiện tượng mắt nhìn ra ngoài, thường xuất hiện khi trẻ tập trung nhìn các vật ở xa. Lác ngoài thường xảy ra khi trẻ mệt mỏi, mơ màng, con thường liếc một bên mắt khi nhìn thứ gì đó dưới ánh nắng mặt trời. Mắt bé bị nhiễm khuẩn Khi mắt bé bị nhiễm khuẩn, chấn thương, sụp mí hay đục thủy tinh thể, sẽ dẫn đến hiện tượng trẻ bị lác. Ngoài ra, lác còn có thể do yếu tố di truyền, trẻ sẽ bị lác khi bố hoặc mẹ bị lác. Một số trẻ mắc các bệnh ảnh hưởng đến não bộ như: bại não, hội chứng Down, u não, não úng thủy, sinh non… cũng sẽ bị lác mắt. Khi phát hiện trẻ bị lác mắt, bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tăng cơ hội điều trị khỏi. Trẻ lác mắt được điều trị trước 3 tuổi, tỷ lệ thành công sẽ lên tới 92%, tỷ lệ thành công khi trẻ điều trị trong khoảng 6-8 tuổi là 62%. Nếu để quá lâu, mắt bé sẽ thành tật và làm giảm khả năng phục hồi. Khi trẻ có các dấu hiệu dưới đây, bố mẹ cần đưa con đi khám sớm để tăng khả năng phục hồi cho bé. Khi bé thường nhìn lệch, nhìn nghiêng hoặc khi con phải quay đầu mới có thể nhìn thấy những đồ vật ở bên cạnh. Khi mắt trẻ không có phản ứng với ánh sáng hoặc không tập trung vào một món đồ. Trên đây là những lưu ý về nguyên nhân trẻ lác mắt và cách điều trị, hy vọng có thể giúp ích cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc bé nhé. Xem thêm: - Loại thức ăn không ngọt nhưng làm tăng đường huyết bà bầu: http://bitly.ws/CD7V - Những đồ ăn thức uống khiến mẹ bị mất sữa: http://bitly.ws/BSMT

Những nguyên nhân khiến trẻ bị lác mắt và cách để cải thiện
8 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

Cảm ơn mom chia sẻ

VIP Member

hữu ích quá

VIP Member

hữu ích quá

VIP Member

cảm ơn m nha

TapFluencer

Hữu ích ạ

VIP Member

tt hữu ích

VIP Member

Hữu ích

TapFluencer

Hay quá