Bụng căng tức khi mang thai có nguy hiểm không?

Căng tức, khó chịu bụng dưới khi mang thai là tình trạng rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Đây là triệu chứng thai kì bình thường nhưng đôi khi cũng là cảnh báo tình trạng sức khỏe của mẹ và bé không tốt. Mẹ bầu bụng dưới căng tức và khó chịu có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào từng giai đoạn thai kì và dấu hiệu đi kèm. 1.Ở tam cá nguyệt thứ nhất Trong 3 tháng đầu thai kì nhất là tháng đầu tiên, tình trạng căng bụng dưới, khó chịu là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển vào làm tổ trong buồng tử cung gây nên những khó chịu ở bụng của mẹ. Tình trạng này kéo dài 2-3 ngày và không gây nguy hiểm gì cho thai kì nên mẹ hoàn toàn yên tâm nhé. 2.Tam cá nguyệt thứ 2 trở đi Từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, thai nhi phát triển rất nhanh, hệ xương đã được hình thành và hoàn thiện dần. Những chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ có thể khiến mẹ thấy căng bụng dưới và khó chịu hơn. Tình trạng này xảy ra ở một số thời điểm trong ngày hoặc khi thai nhi đươc kích thích. Ngoài ra tử cung to lên làm căng thành bụng để tạo không gian cho bé phát triển. Vào cuối tam cá nguyệt thứ hai, tử cung sẽ chạm đến điểm giữa rốn và xương chậu, đẩy các cơ bụng căng ra sẽ khiến mẹ cảm thấy căng tức và chướng bụng. 3.Những biện pháp cải thiện phù hợp để giúp mẹ dễ chịu hơn: Ăn uống đủ dinh dưỡng: Những cơn căng tức bụng sẽ xuất hiện nhiều hơn khi thai nhi lớn lên, khi đó mẹ cần có sức khỏe thật tốt để không bị quá mệt. Những bữa ăn hằng ngày cần được bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như: thịt bò, gà, tôm, các loại cá, rau xanh, trái cây…..Ăn uống cân đối và đủ các nhóm chất cần thiết trong bữa ăn hằng ngày. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên kết hợp việc bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kì: sắt bà bầu, canxi, DHA, axit folic… để phòng tránh thiếu máu, thiếu canxi khi mang thai. Nghỉ ngơi thư giãn: Khi cơ căng tức bụng xuất hiện khiến mẹ khó chịu thì hãy ngồi xuống và hít thật sâu hoặc có thể nằm xuống nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, mẹ không nên làm việc quá sức, không bê vác nặng, san sẻ công việc với chồng và người thân để được giúp đỡ. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày cũng giúp mẹ thư giãn và dễ chịu hơn. Luyện tập xen kẽ: Mẹ có thể tập luyện yoga, đi bộ nhẹ, ngồi thiền, massage….cũng giúp cơ thể được dẻo dai, linh hoạt và khỏe mạnh hơn. Mẹ bầu nằm quán nhiều cũng không tốt cho sức khỏe thai kì. Ngoài ra, nếu bầu thấy mình gặp phải bất cứ tình trạng nào như dưới đây thì cần phải đi bệnh viện ngay: Đau đột ngột hoặc đau, căng tức dai dẳng không giảm, không dứt, có thể kèm theo sốt hoặc cảm thấy ớn lạnh Đau dữ dội 1 bên bụng dưới khi đang ở trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Đau bụng dưới kèm chảy máu, đau cả vùng thắt lưng,… Đau bụng kèm theo mắt mờ hoặc chóng mặt, cảm giác không khỏe, đau đầu âm ỉ hoặc dữ dội Bụng dưới khó chịu, đi tiểu rắt, tiểu gắt, hoặc có máu, tiết dịch tiết âm đạo có mùi hôi, hoặc có lẫn máu,.. Bầu đang ở tuần thai dưới 37, cảm nhận sự căng tức khó chịu và những cơn đau co thắt, thì có thể là dấu hiệu sinh sớm.

Bụng căng tức khi mang thai có nguy hiểm không?
8 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
TapFluencer

cảm ơn m đã chia sẻ

TapFluencer

hữu ích

VIP Member

hữu ích

VIP Member

Hữu ích

TapFluencer

Hữu ích

VIP Member

hữu ích

TapFluencer

hữu ích

VIP Member

hay