Cách trị Chàm sữa (lác sữa) ở trẻ

Chàm sữa trẻ em là bệnh rất dễ tái phát do dị ứng khi ăn uống hoặc thời tiết thay đổi. Mục đích của việc điều trị là bình thường hóa làn da và kéo dài thời gian lành bệnh để hạn chế bệnh tái phát, bởi bệnh rất khó điều trị khỏi hẳn. Do đó, trẻ đang bị chàm sữa cấp tính cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn gây bệnh. Bên cạnh đó, cần chăm sóc da trẻ với các sản phẩm đặc biệt giúp cải thiện da bé. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng sản phẩm chăm sóc da hoặc thuốc bôi với liều lượng phù hợp và an toàn. Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, hoặc làm theo các bài thuốc dân gian vì có thể khiến bệnh chàm sữa trẻ em nặng thêm. Một số kem chăm sóc da có thể dùng cho bé gồm Ceradan hay Dexeryl... *Phòng ngừa chàm sữa trẻ em Phòng ngừa chàm sữa trẻ em dựa trên các yếu tố: chế độ dinh dưỡng, vệ sinh làn da của trẻ và môi trường sống xung quanh. Cụ thể: Chế độ dinh dưỡng: Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần duy trì sữa mẹ lâu nhất có thể, chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ từ 6 tháng trở đi. Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, lạc, thực phẩm lên men... Vệ sinh thân thể trẻ: Không cho trẻ tắm quá lâu với xà phòng hoặc sữa tắm, nên tắm bằng nước ấm để giảm bớt tình trạng ngứa cho chàm sữa trẻ em gây ra, khiến trẻ phải gãi sẽ rất dễ làm nhiễm khuẩn da. Nên dùng các loại sữa tắm dành cho trẻ nhỏ. Tránh cho trẻ mặc các loại quần áo làm bằng chất liệu len hoặc sợi tổng hợp, không thấm hút mồ hôi và gây bít tắc da. Nên cho trẻ mặc quần áo mềm. Giữ da trẻ luôn khô, thoáng. Môi trường xung quanh: Không thay đổi nhiệt độ phòng quá nhanh. Thường xuyên chú ý vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là nơi ngủ của trẻ. Nơi ở của bé cần thông thoáng với độ ẩm cần thiết. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng như chó, mèo. Chàm sữa - chăm sóc bé Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng sản phẩm chăm sóc da hoặc thuốc bôi với liều lượng phù hợp và an toàn *Trẻ bị chàm sữa kiêng ăn gì? Đối với trẻ vẫn còn đang bú mẹ, nếu trẻ bị lác sữa thì mẹ cần hạn chế một số thực phẩm sau để không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ dành cho bé: Các thức ăn giàu chất tanh: Tôm, cua, cá, thậm chí cả tảo cũng không nên ăn. Đây là các thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch cao, hay còn gọi là dị ứng. Nếu mẹ ăn các thực phẩm trên, chúng sẽ đi vào sữa mẹ, trẻ bú và có thể gây kích hoạt chuỗi dị ứng; Các thức ăn giàu chất béo: Như thịt mỡ, các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ... Khi ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo sẽ dễ làm khởi phát cơ địa dị ứng, chàm sữa trẻ em dễ sinh thêm nốt; Các thức ăn giàu chất cay và tê: Như ớt, chanh, tiêu. Về cơ bản, đây là những gia vị giúp kích thích tiêu hóa mạnh, tuy nhiên, chúng dễ gây ngứa và kích thích tiết mồ hôi, khiến trẻ đang bị lác sữa sẽ càng nặng hơn. Chỉ cần mẹ ăn một lượng thức ăn nhiều gia vị mạnh nhất định, sữa mẹ sẽ trở nên nóng hơn bình thường và ảnh hưởng đến trẻ.

4 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
TapFluencer

hay