Bị nứt cổ gà khi cho con bú và những lưu ý chăm sóc cho mẹ

Bị nứt cổ gà khi cho con bú (hay còn gọi là nứt chân núm/đầu ti) là tình trạng chân núm ti bị nứt, sưng tấy (thậm chí chảy máu) gây nhiều khó chịu, đau rát khi mẹ cho con bú. Chưa kể, nếu chân núm ti bị nứt chảy máu, trẻ ngậm bú có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc máu có thể khiến mùi sữa khó chịu, trẻ bú ít dẫn đến “sản xuất sữa” ít đi. Nguyên nhân mẹ bị nứt cổ gà khi cho con bú Các chuyên gia sức khỏe cho biết, tình trạng nứt cổ gà ở mẹ cho con bú chủ yếu do trong quá trình bú mẹ trẻ không ngậm hết quầng vú mà chỉ ngậm “hời hợt”. Thêm đó, mỗi lần bú, để “kích thích” sữa ra trẻ thường có xu hướng giật/kéo mạnh đầu ti mẹ. Tình trạng này nếu xảy ra thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng nứt cổ gà. Cụ thể, thời gian đầu đầu ti mẹ chỉ là một vết nứt nhỏ, tuy nhiên nếu mẹ chủ quan không tìm cách chữa trị, trẻ bú lâu ngày vết nứt sẽ lan quanh chân núm và gây đau đớn. Nghiêm trọng hơn, vết nứt cổ gà có thể gây nhiễm trùng, mưng mủ. Cách xử trí tình trạng bị nứt cổ gà khi cho con bú Để tránh đau đớn, khó chịu hoặc thậm chí nhiễm trùng, ngay khi nứt cổ gà xảy ra mẹ nên tìm cách chữa trị càng sớm càng tốt. Các chuyên gia cho biết nứt cổ gà không khó để chữa lành, theo đó, mẹ có thể áp dụng một số mẹo đơn giản sau: Dùng chính sữa mẹ để thoa lên chân núm ti. Phân tích thành phần, trong sữa mẹ có nhiều kháng thể và vitamin E có tác dụng làm lành nhanh vết thương. Tuy nhiên cần lưu ý, mẹ không nên dùng các sản phẩm có chứa vitamin E để bôi lên vết nứt cổ gà nhé, điều này có thể khiến trẻ bị ngộ độc khi bú. Dùng mỡ lông cừu (hay các loại dược phẩm chiết xuất từ mỡ lông cừu) hoặc có thể thoa lanolin vào chân núm vú sau khi cho con bú cũng có hiệu quả chữa bị nứt cổ gà khi cho con bú. Phương pháp này vừa an toàn khi bé bú vừa giúp làm lành nhanh các vết nứt cổ gà. Lưu ý, mẹ có thể cho trẻ bú trực tiếp, không cần phải rửa/làm sạch đầu ti trước khi cho trẻ bú. Cho trẻ bú đúng tư thế, nâng đầu trẻ cao hơn người để trẻ bú sữa dễ dàng, giúp sữa tiết ra nhiều tránh hiện tượng trẻ kéo/giật đầu ti gây nứt cổ gà. Có thể nhờ sự “hỗ trợ” của thuốc giảm đau nếu cơn đau không giảm, nhưng tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào khi cho con bú. Ngoài các mẹo chữa nứt cổ gà trên, mẹ cần lưu ý tuyệt đối không dùng bất cứ vật/ hay loại lá gì đắp lên đầu ti vì có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng. Chẳng hạn, nhiều mẹ truyền tai nhau dùng trà túi lọc đắp lên vết nứt cổ gà, chuyên gia cho biết, điều này có thể khiến vết nứt thêm khó chịu và nghiêm trọng. Nếu muốn sử dụng túi trà, mẹ chỉ nên dùng túi trà ấm để chườm. Đồng thời mẹ cũng nên nhớ, cần hạn chế mặc áo lót, nhất là những chiếc áo lót quá chật. Tốt nhất nên để bộ ngực… thả rông, điều này giúp hạn chế sự sản sinh phát triển của vi khuẩn (vi khuẩn thường xuất hiện ở những nơi yếm khí, ẩm ướt). Cuối cùng cần biết nứt cổ gà không phải là tình trạng sức khỏe nguy hiểm, dù vậy, nếu đã áp dụng mọi cách nhưng bị nứt cổ gà khi cho con bú vẫn không thuyên giảm mẹ cần đi khám bác sĩ. Bởi nếu càng để nứt cổ gà lâu quá trình điều trị sẽ kéo dài và gây ảnh hưởng đến việc cho trẻ bú sữa mẹ không tốt cho sự phát triển của trẻ. Xem thêm: - Có nên cho con bú ngay sau khi sinh mổ: http://bitly.ws/C3jn - Phải làm sao khi trẻ bị hôi miệng: http://bitly.ws/C6BW

Bị nứt cổ gà khi cho con bú và những lưu ý chăm sóc cho mẹ
8 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

Mk ko bị nứt cổ gà do mk cũng đọc thông tin cách cho bé bú đúng tư thế, vệ sinh ti

giống mình quá

VIP Member

Hay quá mom ơi

VIP Member

tt hữu ích

VIP Member

hay quá mom

VIP Member

cảm ơn m

TapFluencer

Quan tâm

TapFluencer

Hay ạ