Phụ nữ mang thai bị đau răng khôn thì mẹ phải xử lý thế nào?

Khi gặp tình trạng bà bầu bị đau răng khôn, các mẹ hẳn sẽ rất lo lắng. Lúc này mẹ có nên nhổ răng khôn hay không, nếu không thì có ảnh hưởng gì tới thai nhi? Sức khỏe răng miệng cũng ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Nên khi bà bầu bị đau răng khôn, mẹ rất lúng túng và chưa biết xử lý thế nào. Dưới đây là một số hướng dẫn của bác sĩ dành cho các mẹ nhé. 𝐀̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐢 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐛𝐢̣ đ𝐚𝐮 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧 Răng khôn là răng hàm cuối cùng của con người, thường mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25. Thông thường mỗi người có 4 chiếc răng khôn ở 4 phân hàm. Sở dĩ được gọi là răng khôn vì răng mọc trong độ tuổi trưởng thành, khi đó, xương hàm cũng ngừng tăng trưởng và xương trở nên cứng hơn. Răng khôn có thể mọc thẳng, lúc này chỉ hơi sưng đau và không ảnh hưởng tới răng bên cạnh. Răng khôn mọc thẳng cũng không ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu. Còn trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì sẽ gây ra sưng đau, khó chịu và kèm theo nhiều vấn đề khác. Ngoài ra thì mẹ bầu cũng chú ý là dù răng khôn mọc thẳng là lành, nhưng vị trí trong cùng của răng rất khó chăm sóc. Nếu mẹ bầu không để ý nhiều thì răng khôn có thể bị sâu răng, ảnh hưởng sức khỏe răng miệng. 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐡𝐨̛̣𝐩 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐛𝐢̣ đ𝐚𝐮 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧 𝐧𝐞̂́𝐮 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐜𝐨́ 𝐜𝐚́𝐜 𝐝𝐚̂́𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐝𝐮̛𝐨̛́𝐢 đ𝐚̂𝐲 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐧𝐞̂𝐧 đ𝐢 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐛𝐚́𝐜 𝐬𝐢̃ 𝐧𝐡𝐞́: 👉Sâu răng hoặc nhiễm trùng răng khôn 👉Khó nhai, khó ăn 👉Nướu bị sưng hoặc viêm 👉Đau dữ dội ở nướu và răng 👉Khó nói chuyện 👉Bị hành sốt, mệt mỏi 👉Chảy máu nướu răng… Nếu như răng khôn bị nhiễm trùng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và ảnh hưởng tới thai nhi. Mẹ có thể bị tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật. Còn răng khôn hành đau, việc ăn uống bị ảnh hưởng thì em bé có thể bị thiếu dinh dưỡng. 𝐁𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐜𝐨́ 𝐧𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐨̂̉ 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧 𝐡𝐚𝐲 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠? Khi bà bầu bị đau răng khôn, các mẹ sẽ băn khoăn không biết có nên nhổ hay không. Các mẹ nên biết, thông thường, các nha sỹ thường hạn chế nhổ răng cho phụ nữ đang mang thai. Đó là vì nó có thể dẫn đến việc thai phụ bị đau đớn, chảy máu và căng thẳng quá mức, gây ảnh hưởng trực tiếp cho thai nhi. Nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng huyết hay việc dùng thuốc kháng sinh sau khi nhổ răng khôn cũng khiến các bác sĩ không khuyến khích việc nhổ răng khôn khi mang thai. Tuy nhiên, trong trường hợp bị nhiễm trùng hoặc viêm nướu nặng, bác sỹ có thể sẽ cân nhắc nhổ răng khẩn cấp bất đắc dĩ cho mẹ. Đồng thời, họ cũng cân nhắc xem xét giai đoạn đang mang thai của mẹ bầu. Dĩ nhiên, trong 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm đặc biệt nhạy cảm và quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Do đó các bác sỹ sẽ thường không thực hiện bất kỳ thủ thuật nha khoa nào trong thời gian này. Trong trường hợp bà bầu gặp tình trạng về răng miệng nghiêm trọng, cách tốt nhất được khuyến nghị là thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà (như súc miệng nước muối, vệ sinh bàn chải mềm, giảm tiêu thụ đường,...) và tránh dùng thuốc tối đa. 𝐓𝐡𝐨̛̀𝐢 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐧𝐡𝐨̂̉ 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧 Theo đó, tam cá nguyệt thứ 2 được coi là thời điểm an toàn nhất để mẹ bầu lựa chọn nhổ răng khôn. Vì hầu hết các cơ quan của bé đã phát triển vào thời điểm này. Mẹ bầu cũng có thể gặp phải triệu chứng chóng mặt, hạ huyết áp khi bạn ngồi ở tư thế ngả lưng trên ghế nha khoa. Nếu mẹ bầu cần nhổ răng khôn vào tam cá nguyệt thứ 3, thì chỉ nên thực hiện vào tháng đầu tiên, vì sau đó bụng bầu đã to ra và nặng hơn, bạn có thể cảm thấy khó ngồi ở một vị trí cố định trong thời gian dài, nên các thủ thuật nha khoa không được khuyến khích. Căng thẳng do đau cũng có thể dẫn đến sinh non. Lúc đó, bác sỹ sẽ khuyên mẹ tốt hơn hết là đợi đến sau khi sinh. 𝐓𝐡𝐨̛̀𝐢 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐧𝐡𝐨̂̉ 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧 Để thực hiện nhổ răng mẹ mang thai cần được đã tiến hành chụp X-quang và gây tê; nên cần phải có những lưu ý nhất định để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Các chuyên gia đồng ý rằng lượng tia X khi chụp răng khôn không trực tiếp tiếp xúc với vùng bụng dưới. Vì vậy có rất ít khả năng gây hại cho thai nhi đang phát triển. Thêm vào đó, lượng bức xạ do chụp X-quang nha khoa cung cấp là cực kỳ thấp; không đủ để gây ra tác dụng phụ. Để giảm thiểu rủi ro hơn nữa, các bác sĩ phẫu thuật răng miệng sẽ sử dụng tạp dề và vòng cổ có pha chì để che chắn cho bà mẹ và thai nhi. Đối với hầu hết các thủ thuật nhổ răng khôn, bác sỹ phẫu thuật răng miệng cũng sẽ tiến hành gây tê để bệnh nhân được thoải mái, và phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ. 𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐠𝐢𝐮́𝐩 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐠𝐢𝐚̉𝐦 đ𝐚𝐮 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧 Nếu như bà bầu bị đau răng khôn thông thường, bác sĩ có thể cho phép chăm sóc tại nhà được thì mẹ có thể tham khảo một số cách giảm đau như sau: 👉Ngậm nước muối. 👉Chườm đá lạnh vào vị trí đau. 👉Súc miệng bằng nước muối ấm 2 – 3 lần mỗi ngày để khử khuẩn. 👉Súc miệng bằng nước đun với lá lốt nhiều lần trong ngày. Hoặc mẹ có thể giã rễ lá lốt với ít muối, sau đó vắt lấy nước, dùng tăm bông chấm dung dịch lên chỗ đau răng, chờ 2-3 phút rồi 👉Súc miệng lại bằng nước muối ấm. Ngày thực hiện 3-4 lần. 👉Nhai trực tiếp hoặc nghiền 1 tép tỏi, đắp vào chỗ răng đau sẽ thấy đỡ. 👉Nhai một ít rau chân vịt cũng giúp cải thiện tình hình. Sau cùng bà bầu bị đau răng khôn nên chú ý đó là không tùy tiện dùng các loại thuốc giảm đau hay thuốc bôi mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu thấy tình trạng không thuyên giảm thì mẹ nên đi khám nha khoa, các bác sĩ sẽ có hướng dẫn an toàn và cụ thể hơn cho các mẹ nhé. #drtranphamhongnhung #webtretho_beyeuambassador

Phụ nữ mang thai bị đau răng khôn thì mẹ phải xử lý thế nào?
2 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

May mk bầu hai đứa ko bị đau răng khôn

VIP Member

rất hay ạ