Siêu âm thai nhi giãn bể thận có nguy hiểm không, cần được theo dõi và điều trị như thế nào?

1. Giãn bể thận ở thai nhi không phải là tình trạng quá nguy hiểm. Đa số các trường hợp giãn thận nhẹ, siêu âm thai không có bất thường khác có thể giãn bể thận sinh lý và có thể theo dõi mỗi 2 – 4 tuần trong suốt thai kỳ để đánh giá thêm. Có khá nhiều trường hợp sau vài tuần trở lại bình thường. Tuy nhiên, một số ít trường hợp giãn đài bể thận thai nhi là một bất thường tiết niệu nằm trong bệnh cảnh chung của bất thường về gen và nhiễm sắc thể, trong đó có hội chứng Down. Để đánh giá nguy cơ cần thêm thông tin về tiền sử gia đình, tiền sử sản khoa, các lần xét nghiệm và siêu âm trước đó, kết quả siêu âm hiện tại...nếu ghi ngờ có thể làm các xét nghiệm xâm lấn như chọc ối để loại trừ bất thường nhiễm sắc thề kèm theo. 2. Có một số trường hợp vẫn giữ nguyên mức độ và ít trường hợp diễn tiến nặng dần. Khoảng 10-60 % giãn bể thận sẽ thoái lui trong tử cung, nghĩa là vẫn có tình huống thai nhi sẽ trở về bình thường sau sinh. Nếu giãn bể thận quá nặng nề (gây thận ứ nước độ 3) có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng thận bên giãn. Thận còn lại vẫn hoạt động bình thường thì không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe chung của bé. Trong trường hợp này sau sinh cần thông báo tình trạng giãn bể thận của bé với bác sĩ nhi nếu cần có thể làm thêm các xét nghiệm khác: hình ảnh học hệ tiết niệu, thử máu đánh giá chức năng thận sau sinh.... Và tốt nhất, nên sinh ở các cơ sở y tế lớn, có điều kiện chẩn đoán và hội chẩn với các bác sĩ ngoại nhi ngay từ khi bé mới sinh ra đời. Sau khi bé được sinh ra, tại các bệnh viện sản lớn, luôn luôn có các bác sĩ chuyên khoa sơ sinh sẽ thăm khám cho bé, mục đích là để phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh nếu có (ẩn tinh hoàn, lỗ đái thấp, thoát vị bẹn…). Theo BV Tu Du

5 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi

Cám ơn mom đã chia sẻ.

Hữu ích

Hữu ích

TapFluencer

Hữu ích

VIP Member

Hữu ích