Privacy PolicyCommunity GuidelinesSitemap HTML
Download our free app
“ Nội TÂM_ TìNH CẢM” _SỐNG VÌ CON_
Quà tháng đầu năm
Món quà đầu năm của Thị Phanh ☺️ Từ ngày nghỉ tết, mải cơm nước cả ngày rồi bỏ quên app Bé Yêu. Từ giờ phải trở thành con ong chăm chỉ trong nhóm cho bớt cô đơn thui. xin chào các mom!
Giữ ấm mùa lạnh này
Lạnh thế này mà thò tay vào bụng Con thì thôi rồi.... Các Mom giữ ấm cho Bé và làm ấm tay trước khi động vào Con nhé 😜
"NƯỚC MUỐI SlNH LÝ" THẬT RA KHÔNG CHỈ CÓ 1 LOẠI?
"NƯỚC MUỐI SlNH LÝ" THẬT RA KHÔNG CHỈ CÓ 1 LOẠI? Cái mùa mũi trẻ ko thể nào khô này thì nước muối ytế chắc chắn là thứ ko thể nào thiếu phải ko các mẹ? Thế nhưng bác Đạt rất quan ngại mẹ nào mà đang dùng chung 1 chai nước muối sih Iý vừa nhỏ mắt, nhỏ mũi đấy nhé. Nếu ai đã tìm hiểu, thì sẽ biết cùng là nước muối dùng trong y tế nhưng có đến 3 loại, mỗi loại có những tác dụng khác nhau. Dùng sai thì lợi bất cập hại đấy nhé! 3 loại nước muối ytế: ưu trươg, đẳng trươg và nhược trươg ⬪ Nc muối đẳng trươg (còn gọi là nc muối sih Iý): Rất phổ biến, thường dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi, súc miệng, rửa vết thg ngoài da. Đồng thời hỗ trợ cải thiện các triiệu chứg: chảy mũi, nghẹt mũi,... trong cảm lạnh thông thường ở trẻ em - Được pha chế với tỷ lệ muối tinh khiết/nước cất là 0.9% (1l nước tinh khiết pha với 9g NaCI). Nồng độ của nc muối đẳng trươg ko có khả năng khág khuẩnn. - Lưu ý khi sử dụng cho trẻ: + Loại này phụ huynh có thể tự mu,a về cho trẻ dùng được. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách sẽ làm mất đi lớp nhầy bảo vệ khiến mũi dễ bị viiêm hơn. + Loại nước muối đóng chai 0,5l – 1l có thể dùng để súc miệng, làm sạch vết thg, không dùng cho mắt, mũi. Khi cần nhỏ mắt, nhỏ mũi phải dùng nước muối sih Iý nhỏ mắt riêng, được đóng chai nhỏ. Vì loại dùng cho mắt được bà0 chế trong điều kiện riêng, tuyệt đối vô trùg và đẳng trương như thuốcc tiiêm. + Không tự ý pha muối ăn với nước ở nhà để nhỏ mắt, nhỏ mũi. ⬪ Nước muối ưu trương: phổ biến với các gia đình trong việc vệ sih mũi, giúp giảm nghẹt mũi, sổ mũi,... - Được pha chế với tỷ lệ muối tinh khiết/nước cất >0.9%. Nồng độ muối cao sẽ "rút" nước từ tế bà0, khiến cho tế bà0 bị mất nước, biiến dạg, te0 nhỏ, làm ngưng hoạt động hoặc "chớtt khô” => giảm fù nề niiêm mạc mũi đồng thời có tác dụng kháng và diiệt khuẩnn (cả vk có hạii lẫn vk có lợi trong cơ thể). - Lưu ý: + Loại nước muối này chỉ được khuyên dùng trong trường hợp nghẹt mũi do phù nề cuốn mũi. Chỉ nên dùng tối đa trong 1 đợt cảm 5-7 ngày, không nên dùng quá 7 ngày liên tục vì có thể dẫn đến tổn thươg niiêm mạc mũi. + Có thể gây rátt, kíich ứg niiêm mạcc mũi, rất khó chịu. Nên tham khảo ý kiến của bsĩ hoặc DS trước khi sd để nâng cao hiệu quả và tính an toàn. + Hiệu quả hơn nc muối đẳng trương trong các bệnnh viiêm mũi xoag… ⬪ Nc muối nhược trương: Có tỷ lệ muối tinh khiết/nước cất
Cảm ơn món quà từ vị trí Bé Yêu
Quà siu iu, bé thích ra mặt
Giãn ruộtt sinh lý hay 🍎 bón?
Giãn ruộtt sinh lý hay 🍎 bón? Ngày nào cũng mong ngóng con ẻ nhưng con thì 5-7 ngày, thậm chí cả 10 ngày mới ẻ, thế là mẹ xi-chét vì lo con bị tá0 bón rồi bắt đầu tìm đủ cách thụt đ*t cho con bằng cọng mồng tơi, mật ong hoặc thuốc thụt đ*t,..nhưng k thụt nữa là con cũng ko ẻ luôn… Có mẹ nào ở đây gặp tình trạng này không? Ôi các mẹ ơiiiii. các mẹ làm thế mẹ làm thế sẽ khiến con bị phụ thuộc vào thuố.c thụt và làm mất khả đi cầu tự nhiên của con đấy! Nếu con vẫn ăn ngon, ngủ kĩ, không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, phânn con không khô cứng thì đây là giai đoạn bé giãn ruộtt siinh lýy thôi chứ không phải là tá0 bón đâu! Theo cơ chế đào thảii của cơ thể, chỉ khi ruộtt đầy mới có thể đẩy phâ.n ra ngoài. Khi giãn ruộtt siinh lý xảy ra, thể tích ruộtt của bé tăng lên, ruộtt có khả năng chứa được lượng chất thảii cao hơn. Chính vì vậy, thời gian làm đầy ruộtt và đào thảii ra cũng lâu hơn. Điều này giải thích cho việc trẻ có thời gian không đi ngoài lâu hơn bình thường. Tình trạng này khá phổ biến khi bé khoảng 2-3 tháng tuổi, thời gian của giãn ruột sinh lí sẽ kéo dài tùy theo cơ địa của từng trẻ. Phần lớn bố mẹ thường dễ nhầm lẫn giãn ruộtt siinh lý với tình trạng tá0 bón ở trẻ. Để phân biệt được, bố mẹ cần dựa trên các dấu hiệu nhận biết giãn ruộtt siinh lý ở trẻ sơ sinh như sau: - Trẻ khi giãn ruộtt sinh lý sẽ có tình trạng không đi ngoài trong nhiều ngày + Trẻ bú sữa mẹ: 7 - 10 ngày. + Trẻ sử dụng các loại sữa công thức: 3 - 5 ngày. - Phâ.n của bé mềm Do quá trình tiiêu hóa và đào thảii của trẻ sơ sinh diễn ra là hoàn toàn bình thường nên phâ.n của trẻ là mềm và hơi sệt, không bị cứng. - Bé rặnn hoặc gồng mình nhẹ khi đi ngoài Đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường cho thấy bé đang học cách đẩy chất thảii ra ngoài cơ thể. Bé cũng có thể hơi đỏ mặt, xiì hơi nhiều hơn khi đi vệ sinh. - Bé ngủ ngon và bú nhiều hơn Giãn ruộtt sinh lý ở trẻ sơ sinh cùng với việc làm tăng thể tích ruộtt non sẽ khiến dạa dàyy nhanh rỗng hơn. Chính vì vậy bé có thể sẽ bú mẹ nhiều hơn. Khi quá trình tiiêu hóa vẫn được diễn ra bình thường, cơ thể được hấp thụ đầy đủ các chất diinh dưỡg khiến tăng quá trình lưu thông má.u về não bộ và các cơ quan khác. Điều này giúp trẻ ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn cũng như có điều kiện phát triển thể chất tốt hơn. - Bé vui chơi bình thường Khác với tá0 bón, giãn ruộtt sinh lý chỉ khiến bé không đi ngoài trong nhiều ngày. Do đó, bé vẫn có thể thực hiện các hoạt động vui chơi một cách bình thường. Bé cũng không bị đa.u bụg, khó chịu, mệt mỏi hay kén ăn như tình trạng tá0 gây ra. Cách chăm sóc trẻ khi giãn ruộtt sinh lý diễn ra Giãn ruộtt sinh lý ở trẻ sơ sinh là tình trạng hoàn toàn bình thường mà trẻ sẽ gặp phải. Do đó, bố mẹ không cần quá lo lắng, thay vào đó nên áp dụng các cách sau để cải thiện hệ tiiêu hóa để bé cảm thấy thoải mái và có sự hấp thụ tốt nhất về diinh dưỡg: - Bổ sung các lợi khuẩnn cho cơ thể của bé để hỗ trợ tiiêu hóa, tăng cường hấp thụ diinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon hơn. - Tăng tiết chất nhầyy siinh học giúp ngừa táo bón: Đối với trẻ dưới 6m các mẹ nên cho bé bú nhiều hơn trong ngày. Đối với trẻ trên 6m thì cần bsung đủ lượng nước trong ngày cho bé. - Massage vùng bụng cho bé giúp kích thích nhu động ruộtt tốt hơn, từ đó giúp bé dễ tiêu, giảm đầy hơi, tăng khả năng hoạt động của hệ tiiêu hóa. Lưu ý không nên tiến hành massage khi bé mới ăn no và chỉ nên thực hiện từ 1 - 2 lần/ngày. - Cho bé bú nhiều hơn Trong giai đoạn giãn ruộtt, bé cần được cho búuu nhiều hơn do dạa dày nhanh rỗng. Do đó, mẹ nên tăng số lần búuu trong ngày cho bé. Điều này cũng giúp rút ngắn thời gian đi ngoài của bé hơn. Trung bình, mẹ có thể cho bé búuu khoảng 15 lần/ngày và búuu cách nhau khoảng 90 phút. Nên ưu tiên cho bé búu sữa mẹ để bổ sung chất diinh dưỡg và tăng cường sức đề khág cho bé.
**13 CÁCH GIÚP BÉ NGỦ NGON GIẤC VÀO BAN ĐÊM **🤱
**13 CÁCH GIÚP BÉ NGỦ NGON GIẤC VÀO BAN ĐÊM **🤱 1. Không đùa với bé trước khi đi ngủ Việc cha mẹ nô đùa với bé trước khi đi ngủ sẽ khiến bé tỉnh táo, không muốn ngủ, thậm chí nhiều trẻ trước khi ngủ nô đùa nhiều quá đến khi ngủ đêm hay giật mình, thức giấc và quấy khóc. Vì vậy nếu như muốn bé có một giấc ngủ ngon, sâu hơn thì trước khi bé ngủ cha mẹ hãy tránh nô đùa. 2. Đừng dỗ nếu bé khóc giữa đêm Thông thường đêm trẻ hay bị giật mình, la hét và khóc to, theo thói quen cha mẹ sẽ thức dậy và dỗ trẻ. Tuy nhiên cha mẹ nên thay đổi thói quen này, hãy đợi khoảng 1-2 phút để trẻ tự ru mình ngủ chỉ sau vài lần trẻ sẽ quen dần và ngủ ngon giấc hơn. Còn nếu như trẻ khóc to và khóc lâu hơn 2 phút thì cha mẹ mới nên thức dậy và dỗ cho trẻ ngủ tiếp. 3. Không nên cho bé ăn no trước khi ngủ Để bé ngủ ngon không giật mình, ngủ sâu giấc thì mẹ nhất định phải nhớ đó là không cho trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ, đặc biệt là nên tránh các thực phẩm như: trứng, phô mai, thực phẩm giàu protein… vì những thực phẩm này sẽ khiến bụng của bé bị đầy, khó chịu và bé không ngủ ngon giấc được. 4. Tuân theo đúng giờ sinh học của giấc ngủ Để bé có giấc ngủ ngon thì mẹ nên tuân theo nhịp ngủ của bé, đừng đánh thức giấc bé khi bé đang ngủ ngon. Ở những độ tuổi khác nhau thì có thời gian ngủ khác nhau ví dụ như: Trẻ sơ sinh khoảng 3 tháng tuổi thường ngủ 20 giờ/ngày, mỗi lần ngủ khoảng 2 - 3 tiếng một lần, không tính ngày hay đêm, còn với trẻ lớn hơn thì thời gian ngủ sẽ ít đi và ngủ đêm nhiều hơn ngày. 5. Nên tắt đèn trước khi ngủ Ánh sáng sẽ khiến ức chế sự sản sinh hormone melatonin (một loại hormone giúp con người ngủ sâu hơn) khiến bé khó ngủ, ngủ hay giật mình. Vì vậy nếu như mẹ muốn bé ngủ ngon và sâu giấc hơn thì mẹ hãy tắt đèn trước khi bé ngủ, chỉ để ánh sáng mờ 6. Cho trẻ ngậm vú giả Ngậm vú giả cũng là mẹo hay giúp trẻ ngủ ngon không bị giật mình. Khi thấy bé đã ngủ say thì mẹ có thể bỏ núm vú giả ra là được. Nếu như chọn cách này thấy phù hợp thì mẹ nên chọn cho bé loại núm vú mềm, chất lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe của trẻ. 7. Quấn tã Quấn tã khi ngủ sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và có cảm giác đang trong một môi trường an toàn, trẻ khi ngủ sẽ không bị giật mình tỉnh giấc, ngủ ngon và lâu hơn. 8. Ngủ ít vào ban ngày Ban ngày nếu trẻ ngủ quá từ 2 - 2,5 giờ, hãy đánh thức bé dậy cho trẻ ăn và chơi, rồi sau đó ngủ lại tiếp. Trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày là lý do khiến trẻ thức vào ban đêm. 9. Bật nhạc nhẹ nhàng Không nên để không gian quá tĩnh lặng trong khi bé ngủ thay vào đó có thể sử dụng các loại nhạc nhẹ nhàng, tiếng ồn trắng để hỗ trợ cho quá trình ngủ của trẻ. 10. Ăn sau khi thức dậy Nên cho trẻ ăn sau khi ngủ dậy và không nên cho trẻ ăn trước khi ngủ, gây tình trạng đầy bụng khiến trẻ khó ngủ. 11. Duy trì thói quen ngủ trưa Cho trẻ ngủ trưa là một trong những cách giúp trẻ sơ sinh ổn định trước khi ngủ vào ban đêm. 12. Cho trẻ ngủ riêng Ba mẹ nên tập cho trẻ ngủ một cách độc lập để trẻ sơ sinh có thể ngủ được một giấc dài. 13. Ăn nhiều hơn vào ban ngày Tương tự việc không nên để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày. Bạn nên cho trẻ ăn nhiều hơn vào ban ngày hạn chế ăn nhiều vào ban đêm để hỗ trợ giấc ngủ. -----
NGUYÊN TẮC 4 ẤM 1 LẠNH CHO CON VÀO MÙA ĐÔNG
NGUYÊN TẮC 4 ẤM 1 LẠNH CHO CON VÀO MÙA ĐÔNG Mùa đông năm nay đã tới rồi các mẹ nhỉ, có phải điều các mẹ lo lắng nhất là làm thế nào để giữ ấm được cho con một cách tốt nhất, đúng cách nhất. Bình thường khi giữ ấm cho con các mẹ mặc nhiều áo thì sợ con nóng mà mặc ít áo thì sợ con lạnh. Chính vì thế hôm nay mình sẽ bày cho mẹ một nguyên tắc rất hay để giúp các mẹ giữ ấm đúng cách cho con trong mùa đông này đó chính là nguyên tắc “ 4 ẤM 1 LẠNH”. Trong nguyên tắc này thì mẹ cần nhớ, trên cơ thể con có 4 điểm cần được giữ ấm nhiều nhất và luôn phải được giữ ấm đó là : bàn tay, bàn chân, ngực và lưng. Còn phần đầu của con hãy để cho con được thoàn mát nhất có thể mẹ nhé. Cụ thể nguyên tắc bác sĩ Vinh sẽ nêu chi tiết dưới đây. 1. Giữ ấm bàn tay: Bàn tay của con cần được giữ ấm, không được để lạnh và tránh để mồ hôi tay con tiết ra các mẹ nhé 2. Giữ lưng ấm: Lưng con cần được giữ ấm nhưng không được đổ mồ hôi các mẹ nhé, vì lưng con nếu đổ mồ hôi khi các mẹ chưa kịp lau mồ hôi sẽ thấm ngược vào cơ thể con sẽ làm con nhiễm lạnh đó các mẹ ạ. Vì thế mặc áo cho con vừa đủ, cũng đừng mặc mỏng quá. Nếu thấy cổ và lưng con lạnh thì nên mặc thêm áo cho con. 3. Giữ bụng ấm: Bụng con được giữ ấm thì sẽ đảm bảo rằng dạ dày của con được bảo vệ, nếu bụng con lạnh thì dạ dày sẽ ảnh hưởng, việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của con cũng bị ảnh hưởng đó mẹ ạ. 4. Giữ ấm bàn chân: Bàn chân con là một trong những bộ phận cực kỳ nhạy cảm, vì dưới bàn chân con có rất nhiều huyệt và mạch. Nếu bố mẹ không giữ ấm chân cho con thì con sẽ có nguy cơ rất cao mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp. Lưu ý đi tất cho con ngay cả ở trong nhà lẫn ra ngoài đường trong những ngày rét đậm các mẹ nhé. 5. Giữ cho đầu con thoáng mát: Đầu của con cần được giữ thoáng mát thay vì bố mẹ cứ trùm kín đầu suốt cả ngày. Các chuyên gia khuyên rằng khi ở trong nhà bố mẹ nên tháo mũ để cho đầu con thoáng mát nhất có thể. Chỉ cần đội mũ khi ra ngoài. Những NGUYÊN TẮC khi mặc quần áo cho con - Mặc quần áo từ từ: Khi thời tiết chuyển lạnh thì bố mẹ không nên lập tức mặc quần áo ngay cho con, hãy mặc từ từ, từ áo mỏng đến áo dày và việc tăng quần áo cho con cần phải để thời gian cho con thích nghi với việc mặc nhiều đồ và tăng nhiệt độ. Việc này giúp con tăng khả năng chịu lạnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh. - Không ủ hay quấn trẻ quá mức: Việc quấn cho bé quá nhiều thì có thể cản trở quá trình hô hấp của bé, bố mẹ hãy cố gắng tránh sử dụng những chiếc khăn quá dài quanh mặt của con. Thay vào đó bố mẹ hãy che chắn trẻ khỏi những cơn gió, nhờ sự trợ giúp của xe đẩy có tấm chắn hoặc đưa con vào phòng. - Những thứ bố mẹ cần tránh: Chăn dày, quá nặng, nệm mềm và nhẹ, chăn điện hay đệm điện, máy sưởi... Những đồ vật trên có thể khiến con bị nghẹt thở hoặc bị bỏng.
SỞ THÍCH ĂN UỐNG CỦA TRẺ CÓ THỂ BỊ ẢNH HƯỞNG TỪ CHẾ ĐỘ ĂN CỦA MẸ TỪ KHI MANG BẦU
SỞ THÍCH ĂN UỐNG CỦA TRẺ CÓ THỂ BỊ ẢNH HƯỞNG TỪ CHẾ ĐỘ ĂN CỦA MẸ TỪ KHI MANG BẦU Theo báo cáo mới nhất của các nhà nghiên cứu tại Đại học Durham Anh cho biết: khi tiến hành một nghiên cứu trên 99 phụ nữ mang thai ở tuần thứ 32 - 36 về phản ứng của thai nhi với thức ăn bà mẹ ăn vào trong quá trình mang thai, họ chia những bà mẹ này vào 3 nhóm: một nhóm được uống viên nang cà rốt (tương đương 100g thực phẩm tươi), một nhóm khác uống viên nang cải xoăn và nhóm chứng (không uống gì). Sau 20 phút các bà mẹ này được siêu âm 4D để kiểm tra. Và kết quả thật ngạc nhiên: hầu hết các thai nhi của bà mẹ ăn cải xoăn có vẻ nhăn nhó, trong khi phần lớn các thai nhi có mẹ ăn cà rốt có vẻ cười. Và nhóm đối chứng thì không có những phản ứng tương tự. Các nhà khoa học cho biết nghiên cứu có thể giúp chúng ta hiểu thêm về sự phát triển của quá trình nhận thức hóa học qua đường miệng và mũi của con người, bao gồm bản chất và thời gian của các phản ứng hành vi đối với việc tiếp xúc với hương vị ngay cả khi trước khi trẻ được sinh ra và có thể đưa ra giả thuyết rằng việc tiếp xúc nhiều lần với hương vị trước khi sinh có thể dẫn đến sở thích đối với những hương vị đó sau khi sinh. Ngoài ra, nghiên cứu cũng kết luận rằng, chế độ ăn uống khi mang thai thực sự rất quan trọng. Chúng không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé, sức khỏe của mẹ mà hơn cả ở những bà mẹ ăn uống đa dạng, sử dụng những loại thực phẩm healthy thì xu hướng sau này trẻ cũng thích hoặc dễ dàng chấp nhận vị của những loại thực phẩm đó hơn. Thế nếu muốn sau này con chịu ăn rau, có thể cảm nhận đa dạng mùi vị thì từ khi mang bầu mẹ cũng ăn uống đa dạng vào nha.
Tác dụng của trái ổi
Ổi chứa hàm lượng vitamin C gấp 6 lần cam. Vậy nên, bố mẹ có thể mua ổi cho bé ăn để bổ sung vitamin C. Bên cạnh đó, nước ép ổi là món trị táo bón dân gian từ xưa nay. Chia sẻ chút điều thú vị đến bố mẹ để hành trình nuôi con đỡ cực hơn, tiết kiệm chi phí hơn và con vẫn khỏe mạnh phát triển bình thường St
Tác dụng của mật ong
Một muỗng cà phê mật ong nguyên chất là “kháng sinh tự nhiên” rất tốt trị ho cho trẻ từ 12th. Bé nếu ho về đêm, sau điều trị viêm phổi…không khó thở, đã khám bác sĩ nói không sao thì có thể dùng mật ong. Rất hiệu quả nhé. Trẻ dưới 12th không dùng_________